Vì sao nhảy từ trên cao xuống chân ta gập lại

Khi ta nhảy từ trên cao xuống thì bàn chân đặt xuống trước.bàn chân chịu sức nặng của toàn cơ thể.khi nhảy từ trên cao xuống mức bàn chân xuống trước nhưng cơ thể vẫn chuyển động theo quán tính..nên khi chịu lực quán tính chân sẽ gập lại.

Vì sao nhảy từ trên cao xuống chân ta gập lại

Giả sử mình nhảy theo chiều thẳng đứng. Khi nhảy xuống thì toàn bộ cơ thể mình đang di chuyển theo chiều từ trên xuống. Chân đụng đất dừng lại nhưng phần cơ thể trên chân vẫn di chuyển theo chiều từ trên xuống. Chân chịu phản lực của mặt đất, phần trên cơ thể di chuyển suy ra có vận tốc mà đã có vận tốc thì phải đi kèm với 1 lực. Hai lực này cùng phương ngược chiều, gặp nhau ở đầu gối và 1 số chỗ khác như eo và cổ chân. Kết quả là đầu gối, eo và cổ chân bị gập lại.

Quán tính là gì ?

Quán tính là tính chất đặc trưng cho sự cản trở của các đối tượng có khối lượng đối với bất kỳ sự thay đổi nào về vận tốc của nó. Điều này bao gồm những thay đổi đối với tốc độ hoặc hướng chuyển động của đối tượng. Một khía cạnh của tính chất này là xu hướng của các vật thể tiếp tục chuyển động trên một đường thẳng với tốc độ không đổi, khi không có lực nào tác động lên chúng.

Quán tính là một trong những biểu hiện cơ bản của khối lượng, là một tính chất định lượng của các hệ vật chất. Isaac Newton đã định nghĩa quán tính là định luật đầu tiên của ông trong cuốn Philosophiæ Naturalis Principia Mathematica, trong đó tuyên bố:

Sức mạnh của vật chất, hay lực bẩm sinh của vật chất, là một sức mạnh kháng cự mà mọi cơ thể, kể cả khi nằm trong nó, đều cố gắng duy trì trạng thái hiện tại của nó, cho dù nó ở trạng thái nghỉ ngơi hay chuyển động đồng đều về phía trước theo một đường thẳng.

Chuyển động theo quán tính là gì ?

Chuyển động theo quán tính là dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều, khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Dưới tác dụng của lực cân bằng:

+ Vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

+ Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

Chú ý:

– Hệ lực cân bằng khi tác dụng vào một vật thì không làm thay đổi vận tốc của vật.

– Ở lớp 6 đã đề cập đến trường hợp vật đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

– Đối với lớp 8, yêu cầu xét tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động.

Như vậy, tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật được phát biểu khái quát hơn :”Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi không có lực tác dụng lên vật và ngay cả khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau”.

– Việc dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng lên vật chuyển động thực hiện trên cơ sở suy luận lôgic.

Vì lực gây ra sự thay đổi vận tốc chuyển động, còn hai lực cân bằng khi đặt lên vật đang đứng yên thì sẽ đứng yên mãi, như vậy nó không làm thay đổi vận tốc.

Do đó lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động cũng không làm thay đổi vận tốc nên vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Kết luận này được kiểm nghiệm bằng thí nghiệm trên máy A – tút.

– Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.

Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.

– Lực tác dụng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng nhanh.

Ví dụ: Người ngồi trên xe ô tô có xu hướng chúi về phía trước khi ô tô phanh đột ngột do có quán tính.

– Vật có khối lượng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng chậm.

Chủ Đề