Vì sao nói bộ luật hồng đức có những điểm tiến bộ?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Bộ luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về bộ luật Hồng Đức do Top lời giảibiên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo

Bộ luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?

- Điểmtiến bộtrongluật Hồng Đứclà nócómộtbước tiếnkhá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. ...

- Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam.

- Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê.

Kiến thức tham khảo về bộ luật Hồng Đức

1. Bộ luật Hồng Đức là gì?

- Luật Hồng Đứclà tên gọi thông dụng của bộQuốc triều hình luậthayLê triều hình luật, là bộ luật chính thức của nhà nướcĐại ViệtthờiLê sơhiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.

- Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiềuquy phạm pháp luậtthuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,…

2. Bố cục và nội dung của Bộ luật Hồng Đức

a. Bố cục

- Bố cục của Bộ luật Hồng Đức gồm hai phần: Phần đầu là bản Phụ lục về biểu đồ tang chế và quy định về kích thước đồ hình Cụ (roi, trượng, gông, dây xích,...). Các quy định này không cơ cấu bằng điều luật mà tách ra thành từng biểu đổ khác nhau. Phần hai là phần nội dung chính được chia thành 6 quyển với 16 chương, 722 điều luật, trong mỗi quyển phân ra thành nhiều chương.

b. Nội dung

- Bộ luật Hồng Đức là một bộ luật tổng hợp, bao gồm nhiều loại hành vi vi phạm pháp luật khác nhau như hình luật, dân luật, hành chính, hôn nhân - gia đình và kể cả luật tố tụng... Bên cạnh các quy định trong hầu hết các điều luật, các nhà làm luật phong kiến Việt Nam đều gắn hành vi vi phạm điều luật đó với một hay nhiều hình phạt. Chính vì vậy, pháp luật phong kiến nói chung mang nặng tính hình sự, mặc dù ít nhiều có sự phân biệt giữa dân luật và hình luật.

- Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay gồm những nội dung cơ bản của bộ luật như sau:

– Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài;

– Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;

– Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;

– Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh;

–Bảo vệ quyền sở hữutài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt;

– Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;

– Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ;

– Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng.

3. Nội dung cụ thể các chương của Bộ luật Hồng Đức:

* Bộ luật Hồng Đức được chia thành 06 quyển, gồm 13 chương và 722 điều luật. Được phân chia như sau:

– Chương Danh lệ: Quy định những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung khác, chương có 49 điều.

– Chương cấm vệ: có 47 điều, quy định về bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ.

– Chương vi chế: có 144 điều, quy định các hình phạt khi quan lại có hành vi sai trái, các tội về chức vụ.

– Chương quân chính: 43 điều, quy định về sự trừng phạt dành cho các tướng, sĩ khi có hành vi sai trái, các tội quân sự.

– Chương Hộ hôn: 58 điều, quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân gia đình và các tội phạm các lĩnh vực này.

– Chương Điền sản: 59 điều, quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hoả và các tội phạm liên quan.

– Chương Thông gian: có 10 điều, quy định về tội phạm tình dục.

– Chương đạo tặc: 54 điều, quy định về tội trộm cướp, giết người và một số tội chính trị.

– Chương đấu tụng: 50 điều, quy định gồm các tội đánh nhau, tội vu cáo, lăng mạ,…

– Chương trá nguỵ: 38 điều, quy định tội giả mạo, lừa dối.

– Chương tạp luật: 92 điều, quy định các tội không thuộc những chương trên.

– Chương Bộ vong: 13 điều, quy định về bắt tội phạm chạy trốn và các tội liên quan.

– Chương Đoán ngục: 65 điều, quy định về xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này.

4. Những quy định của Bộ Luật Hồng Đức còn được duy trì tới nay

- Bộ luật Hồng Đức (hay còn gọi là bộ Quốc triều hình luật) được coi là bộ luật nổi bật nhất, có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử lập pháp của nền phong kiến Việt Nam. Cho đến nay mặc dù đã trải qua hơn 500 năm lịch sử. Tuy nhiên, các quy định pháp luật của Bộ luật Hồng Đức vẫn còn nguyên giá trị thời sự cho nền lập pháp của nước ta hiện nay. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn và có những điểm tiếp cận gần với kĩ thuật lập pháp hiện đại. Đặc biệt là những quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ. Cái mà các bộ luật khác thời phong kiến thường không chú trọng đến với thân phận của người phụ nữ.

- Đối với phụ nữ quyền lợi của người phụ nữ được đề cập chủ yếu trong hai chương là “Hộ hôn” và “Điền sản”.

- Cụ thể, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp thời phong kiến nhà nước quy định con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai trong trường hợp người con trai trưởng mất hoặc chết. Bên cạnh đó, bộ luật cũng phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho Bên còn sống nếu một trong hai vợ chồng chết trước. Có thể nói đây là một điểm mới tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức mà đến ngày hôm nay tại Điều 28, 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã kế thừa về việc phân chia tài sản chung và tài sản riêng của vợ và chồng.

- Bên cạnh vấn đề về tài sản, thừa kế thì sự tiến bộ, nhân văn trong Bộ luật Hồng Đức còn thể hiện qua địa vị ngang hàng của người vợ trong hôn nhân.

- Cụ thể như người vợ có quyền xin ly hôn trong một số trường hợp, ví dụ như: “chồng xa cách vợ không lui tới trong suốt 5 thắng thì vợ được phép trình quan sở tại, quan xã làm chứng thì chồng đó mất vợ. Hay nếu đã có con thì gia hạn 1 năm. Những người công sai đi xa không áp dụng luật này. Nếu đã thôi vợ mà trở lại cản trở người khác cưới vợ cũ thì xử biếm” theo quy định tại điều 308 Bộ luật Hồng Đức. Điểm này đã cho thấy sự tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức trong việc đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội hiện tại.

- Ngoài ra ở Điều 167 – Hồng Đức thiện chính thư đã có giấy từ xác thực một điểm tiến bộ minh bạch của Bộ luật Hồng Đức. Bên cạnh việc ưng thuận của cha mẹ hoặc các trưởng bối thì sự ưng thuận của hai bên trai giá cũng được pháp luật chú trọng và hiện nay điều này cũng được ghi nhận tại Luật hôn nhân gia đình 2014.

Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.[7]

Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam. Ví dụ: Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: "Từ 60 cho đến 100 trượng, chia làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà thêm bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải chịu." Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100 ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt"..

Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các tội như phá hoạiđê điều(điều 596), chặt phácây cốivàlúa mácủa người khác (điều 601), tự tiện giếttrâungựa(điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).

Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật.Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì xử tội theo luật lúc còn nhỏ". Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết người). Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thú với người mất của thì cũng coi như là thú ở cửa quan". Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc Triều Hình Luật quy định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc).

Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: Điều 40: "Những người miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội.". Có thể nói đây là một trong những điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật. Điểm thú vị của quy định này ở chỗ luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại lâu dài trước cả khi có luật.