Vì sao ở đới nóng tài nguyên và môi trường bị suy thoái

- Biện pháp: để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải

+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

+ Nâng cao đời sống của người dân.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 10 trang 34 

- Phân tích hình 10.1 để thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh với tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi.

+ Gia tăng dân số tự nhiên tăng từ 100 % lên gần 160 %.

+ Sản lượng lương thực tăng từ 100 % lên 110 %.

- Cả hai đều tăng, nhưng lương thực tăng chậm hơn gia tăng tự nhiên dân số nên bình quân lương thực theo đầu người giảm nhanh, từ 100 % năm 1975 xuống 80 % năm 1990.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 10 trang 34

- Đọc bảng số liệu dưới đây, nhận xét về tương quan giữa số dân và diện tích rừng ở Đông Nam Á.

- Số dân châu Á từ năm 1980 đến 1990 tăng từ 360 triệu dân lên 442 triệu dân.

- Diện tich rừng của châu Á giảm từ 240,2 triệu ha xuống 208,6 triệu ha.

⇒ Nhưng vậy số dân châu Á càng tăng thì diện tích rừng càng giảm.

Câu hỏi Địa Lí 7 Bài 10 trang 34

Nêu một vài dẫn chứng để thấy rõ sự khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường.

Khai thác rừng quá mức sẽ có tác động xấu tới môi trường, gia tăng các thiên tai: sạt lở lũ quét ở miền núi, hạn hán ngập lụt ở đồng bằng, tăng hiệu ứng nhà kính, mất đi nguồn gen động thực vật quý hiếm, suy giảm đa dạng sinh vật,…

Soạn Bài 1 trang 35 Địa Lí 7

Phân tích sơ đồ dưới đây để thấy hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng.

+ Kìm hãm sự phát triển của kinh tế

+ Tăng tỉ lệ phụ thuộc hoàng toàn lớn

+ Gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm

+ Gia tăng các tai tệ nạn xã hội

+ Đời sống thấp, gia tăng tình trạng đối nghèo, bệnh tật, tuổi thọ trung bình thấp,…

+ Tăng sức ép lên môi trường tài nguyên

+ Cạn kiệt, thoái hóa tài nguyên: khoáng sản, rừng, nước, đất…

+ Gây ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí,…

Soạn Bài 2 trang 35 Địa Lí 7

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường.

Câu 1: Tại sao sự gia tăng dân số quá nhanh lại là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia ở đới nóng?

Trả lời:

Từ những năm 60 của thế kỉ XX, nhiều nước ở đới nóng đã lần lượt giành được độc lập, dân số ở đới nóng phát triển rất nhanh dẫn đến bùng nổ dân số. Sự gia tăng dân số vượt ngoài tầm kiểm soát đã trở thành vấn đề lớn của nhiều nước, đưa đến những hậu quả nghiêm trọng đối với việc phát triển kinh tế, đời sống con người và tài nguyên, môi trường.

Câu 2: Tại sao nói dân số tăng nhanh dẫn đến tài nguyên cạn kiệt nhanh?

Trả lời:

Để đáp ứng nhu cầu của số dân số ngày càng đông, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh.
– Lương thực thiếu hụt nên phải mở rộng diện tích đất canh tác, đồng thời nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
– Đất trồng được tận dụng để sản xuất nông phẩm nhưng lại không được chăm bón đầy đủ nên ngày càng bạc màu.
– Việc tăng cường khai thác và xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng đã làm cho nhiều loại khoáng sản nhanh chóng cạn kiệt.
– Việc mở rộng các khu công nghiệp, các đô thị mới,…đang làm thu hẹp diện tích đất trồng.

Trắc nghiệm Địa 7 Bài 10 tuyển chọn

Câu 1: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do

A. công nghệ khai thác lạc hậu.

B. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong nước.

C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.

Tài nguyên và khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt, nguyên nhân chủ yếu do người tăng cường khai thác và xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô để đổi lấy lương thực và hàng tiêu dùng đã làm nhiều loại khoáng sản nhanh chóng bị cạn kiệt.

Đáp án: D.

Câu 2: Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là

A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

B. đời sống người dân chậm cải thiện.

C. ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

D. nền kinh tế chậm phát triển.

Bùng nổ dân số ở đới nóng đã làm cho đời sống nhân dân chậm cải thiện. Đây là hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội.

Câu 3: Về tài nguyên nước, vấn đề cần quan tâm hàng đầu ở các nước đới nóng hiện nay là

A. xâm nhập mặn.

B. sự cố tràn dầu trên biển.

C. khô hạn, thiếu nước sản xuất.

D. thiếu nước sạch.

Ở đới nóng, vấn đề cần quan tâm hiện nay về tài nguyên nước là thiếu nước sạch cho đời sống. Hơn 700 triệu người dân đới nóng không được dùng nước sạch, khoảng 80% số người mắc bệnh do thiếu nước sạch.

Đáp án: D.

Câu 4: Châu lục nghèo đói nhất thế giới là

A. châu Á. 

B. châu Phi. 

C. châu Mĩ. 

D. châu đại dương.

Châu Phi là châu lục nghèo đói nhất thế giới là châu Phi.

Đáp án: B.

Câu 5: Phần lớn nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển, nguyên nhân sâu xa là do:

A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

B. trình độ lao động thấp.

C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.

D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở.

Phần lớn các nước thuộc đới nóng bị thực dân xâm chiếm và đô hộ hàng trăm năm, điều này là nguyên nhân chính khiến nền kinh tế các nước này chậm phát triển.

Đáp án: C.

Câu 6: Ở nước ta, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng [bốc mùi hôi thối, màu đen đục], nguyên nhân chủ yếu do

A. chất thải sinh hoạt của dân cư đô thị.

B. hoạt động sản xuất nông nghiệp.

C. hoạt động dịch vụ du lịch.

D. hoạt động sản xuất công nghiệp.

Sông Tô Lịch nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội, khu vực tập trung dân cư đông đúc dân cư cao nhất nước ta nên phần lớn hệ thống thoát nước, nước thải sinh hoạt của thành phố đều dẫn vào sông Tô Lịch trước khi đổ ra biển. Dân số đông khiến lượng chất thải đổ vào sông vượt quá chỉ tiêu, gây ô nhiễm nặng nề, sông bốc mùi hôi thối, nước đục.

Đáp án: A.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là

A. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.

B. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.

C. dân số đông và tăng nhanh.

D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.

Châu Phi có dân số đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao trong khi sản lượng lương thực tăng chậm khiến bình quân lương thực theo đầu người rất thấp và giảm nhanh.

Đáp án: C.

Câu 8: Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng?

A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

C. Nâng cao đời sống người dân.

D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị.

Để giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng, các biện pháp hiệu quả là: giảm tỉ lệ gia tăng dân số, đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân.

Đáp án: D.

Câu 9: Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do

A. mở rộng diện tích đất canh tác.

B. nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên.

C. chiến tranh tàn phá.

D. con người khai thác quá mức.

Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm do dân số đông nên con người phá rừng để mở rộng diện tích đất canh tác cây lương thực, đồng thời nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp.

Đáp án: C.

Câu 10: Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng chủ yếu liên quan đến

A. sản xuất công nghiệp.

B. sản xuất nông nghiệp.

C. gia tăng dân số.

D. hoạt động du lịch.

Vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới nóng chủ yếu liên quan đến sự gia tăng dân số. Dân số đông làm tăng thêm nhu cầu sử dụng tài nguyên, con người tăng cường khai thác quá mức, công nghệ khai thác lạc hậu làm cạn kiệt tài nguyên, kết hợp với khối lượng lớn chất thải sinh hoạt làm suy giảm chất lượng môi trường nước, đất, không khí.

Đáp án: C.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng trong SGK Địa lí 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Địa 7 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

Video liên quan

Chủ Đề