Video hướng dẫn giải - soạn bài từ hán việt (chi tiết)

b) Các từthiên thư(trong bàiNam quốc sơn hà),thạch mã(trong bàiTức sự),tái phạm(trong bàiMẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4

Phần I

Video hướng dẫn giải

ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT

Đọc bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà và trả lời câu hỏi:

Trả lời câu 1 (trang 69SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong các tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Cho ví dụ.

Trả lời:

- Các tiếngNam,quốc,sơn,hàđều có nghĩa (Nam: phương nam,quốc: nước,sơn: núi,hà: sông), cấu tạo thành hai từ ghépNam quốcvàsơn hà(nước Nam, sông núi).

- Trong các tiếng trên, chỉ cóNamlà có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu, ví dụ:Anh ấy là người miền Nam. Các tiếng còn lại chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép

- Ví dụ: nam quốc, quốc gia, sơn hà, giang sơn,

Trả lời câu 2 (trang 69SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Tiếngthiêntrong bàiNam quốc sơn hàvà các tiếng thiên dưới đây nghĩa có giống nhau không?

(1)thiênniên kỉ

(2)thiênlí mã

(3) (Lí Công Uẩn)thiênđô về Thăng Long.

Trả lời:

Thiêntrongthiên thư(ở bài Nam quốc sơn hà) nghĩa là trời,thiêntrong (1) và (2) nghĩa lànghìn,thiêntrongthiên đônghĩa làdời. Đây là hiện tượng đồng âm của yếu tố Hán Việt.

Phần II

Video hướng dẫn giải

TỪ GHÉP HÁN VIỆT

Trả lời câu 1 (trang 70SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Các từsơn hà,xâm phạm(trong bàiNam quốc sơn hà),giang san(trong bàiTụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?

Trả lời:

Chú ý mối quan hệ giữa các tiếng trong từ. Các từ trên là từ ghép đẳng lập.

Trả lời câu 2 (trang 70SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

a) Các từái quốc,thủ môn,chiến thắngthuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

b) Các từthiên thư(trong bàiNam quốc sơn hà),thạch mã(trong bàiTức sự),tái phạm(trong bàiMẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

Trả lời:

a) Các từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau giống như từ ghép chính phụ thuần Việt.

b) Các từ này cũng thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 70SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:

hoa1: hoa quả, hương hoa

hoa2: hoa mĩ, hoa lệ

phi1: phi công, phi đội

phi2:phi pháp, phi nghĩa

phi3: cung phi, vương phi

tham1: tham vọng, tham lam

tham2: tham gia, tham chiến

gia1: gia chủ, gia súc

gia2: gia vị, gia tăng

Lời giải chi tiết:

Phân biệt nghĩa:

+ Hoa 1: chỉ sự vật, cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín.

Hoa 2: phồn hoa, bóng bẩy, đẹp đẽ.

+ Phi 1: bay

Phi 2: trái với lẽ phải, pháp luật

Phi 3: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu

+ Tham 1: ham muốn

Tham 2: tham dự vào.

+ Gia 1: nhà

Gia 2: thêm vào.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 71SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việtquốc, sơn, cư, bại(đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà)

Lời giải chi tiết:

- quốc: quốc gia, ái quốc, quốc ca, quốc lộ

- sơn: sơn hà, giang sơn

- cư: cư trú, an cư, định cư

- bại: thất bại, chiến bại, bại vong

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 71SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Xếp các từ ghéphữu ích, chí nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏavào các nhóm thích hợp.

a.Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

b.Từ có yếu tố phụ đứng trước , yếu tố chính đứng sau

Lời giải chi tiết:

a.Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.

b.Từ có yếu tố phụ đứng trước , yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 71SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)

Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

Lời giải chi tiết:

- 5 từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: ngư nghiệp, cường quốc, quốc kì, tân binh, đại lộ.

- 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhập gia, cách mạng, thủ môn, phát tài, nhập tâm.