Viết app android bằng javascript

Thậm chí nếu bạn không nghĩ rằng chúng ta đã hoàn toàn chuyển sang kỷ nguyên hậu PC, thì một điều rõ ràng là các nền tảng di động đang đóng một vai trò thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Dù chỉ để cho vui hay để tạo ra lợi nhuận, việc phát triển ứng dụng Android có thể mang lại nhiều giá trị, cả về mặt cá nhân và tài chính. Giả sử bạn có đủ trình độ kỹ thuật để có thể tự phát triển các ứng dụng Android, thì ngôn ngữ lập trình nào bạn cần phải học?

Ngôn ngữ chính thức để phát triển Android là Java. Phần lớn Android được viết bằng Java và các hàm API của nó được thiết kế để được gọi chủ yếu từ Java. Bạn có thể phát triển ứng dụng C và C++ bằng cách sử dụng Android Native Development Kit [NDK], tuy nhiên Google không khuyến khích làm theo cách đó. Theo Google, "NDK sẽ không có lợi cho hầu hết các ứng dụng. Là một nhà phát triển, bạn cần phải cân bằng giữa các lợi ích và những hạn chế của nó. Đáng chú ý, việc sử dụng native code trên Android thường không mang lại sự cải thiện hiệu suất đáng kể, nhưng nó luôn luôn làm tăng tính phức tạp trong ứng dụng của bạn."

Khóa học "Lập trình Android qua 10 ứng dụng thực tế" từ chuyên gia Nguyễn Bá Thành, CEO WePlay.,JSC - Nổi tiếng với game Bắt Chữ [10 triệu lượt tải - 2014], Ứng dụng Lịch số 1 Việt Nam: Lịch Vạn Niên [5 triệu lượt tải].

Java

Java là một ngôn ngữ lập trình được phát hành đầu tiên bởi Sun Microsystems vào năm 1995. Nó có thể được tìm thấy trên nhiều loại thiết bị khác nhau từ điện thoại thông minh, cho đến máy tính lớn [mainframe]. Bạn có thể sử dụng nó trên máy tính để bàn và thậm chí trên Raspberry Pi. Java không biên dịch tới native code mà nó dựa trên một "máy ảo" có thể hiểu một định dạng mã trung gian được gọi là Java bytecode. Mỗi nền tảng chạy Java cần một máy ảo [VM] để thực thi. Trên Android, máy ảo ban đầu được gọi là Dalvik. Google cũng đã bắt đầu xây dựng thế hệ máy ảo tiếp theo của họ gọi là ART. Công việc của những máy ảo này là để thông dịch mã bytecode, chúng thực ra cũng chỉ là một tập các lệnh tương tự như mã máy trong CPU, và thực hiện chương trình trên bộ vi xử lý. Các máy ảo sử dụng rất nhiều công nghệ khác nhau bao gồm just-in-time compilation [JIT] và ahead-of-time compilation [AOT] để tăng tốc độ các quá trình xử lý.

Công việc của những máy ảo này là để thông dịch mã bytecode.

Điều này có nghĩa là bạn có thể phát triển ứng dụng Android trên các hệ điều hành Windows, Linux hoặc OS X và trình biên dịch Java sẽ chuyển mã nguồn đó thành mã bytecode. Chúng sẽ được thực thi trên máy ảo được tích hợp trong Android. Nó khác với mô hình được sử dụng bởi iOS trong đó sử dụng một trình biên dịch native để chuyển mã Objective-C thành mã máy ARM. 

Dưới đây là một ví dụ về code Java trông sẽ như thế nào. Ví dụ này sử dụng một vòng lặp lồng nhau để in ra các chuỗi dấu hoa thị có độ dài tăng dần:

for [int i = 0; i < 5; i++] {
  for [int j = 0; j 

Chủ Đề