Viết một câu theo mẫu Ai thế nào để nói về đôi chân bạn Phú, trong câu có sử dụng biện pháp so sánh

Câu hỏi: Hãy đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì?

Trả lời:

- Mẹ tôi đang nấu ăn

- Mẹ em thường tập Yoga vào mỗi buổi sáng sớm thức dậy

- Em chơi cầu lông cùng với bạn hàng xóm

- Cuối tuần, bố thường đi nhậu với các đồng nghiệp ở cơ quan...

- Tôi đang làm bài tập .

Cùng Top lời giải tìm hiểu về mẫu câu này nhé!

1. Khái niệm Câu kểAi làm gì?

Là câucó vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.

2. Cấu tạo của câu kể Ai làm gì?

thường gồm hai bộ phận :

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi : Ai [ con gì, cái gì ] ?

Trong câu kểAi làm gì ?chủ ngữchỉ sự vật [ người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa ] có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Chủ ngữthường do danh từ [ hoặc cụm danh từ ] tạo thành.

VD : Bộ độigiúp dân gặt lúa.

Em nhỏđùa vui trước nhà sàn.

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi : Làm gì ?

Vị ngữtrong câu kểAi làm gì ?nêu lên hoạt động của người, con vật [ hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa ].

Vị ngữcó thể là động từ, động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc [ cụm động từ ]

VD : Đàn cò trắngbay lượn trên cánh đồng.

Bà emkể chuyện cổ tích.

3. Chức năng của câu kể ai làm gì

Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc tĩnh vật khi được nhân hóa.

Ví dụ: - Hoa là quần áo cho mẹ.

- Đàn bò ăn cỏ trên cánh đồng.

- Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.

4. Luyện tập

Bài 1.Tìm những câu kểAi làm gì ?trong đoạn văn sau:

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống cây móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

Gợi ý:

Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì ?

a] Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

b] Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

c] Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

Bài 2.Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài tập 1.

Gợi ý:

Con xác định các thành phần trong câu.

Trả lời:

Bài 3.Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì ?

Gợi ý:

- Hình thức: Đoạn văn

- Nội dung: Kể về các công việc trong một buổi sáng của em

- Yêu cầu: Có sử dụng câu kể Ai làm gì?

Trả lời:

Sáng ra, em thức dậy vào khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.

Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì ?

Bài 4

Tìm các câu kể "Ai làm gì?" trong đoạn văn đã cho:

Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. Bỗng biển có tiếng động mạnh. Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

TheoHà Đình Cẩn

Gợi ý:

Câu kểAi làm gì?gồm 2 bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

- Các câu kểAi làm gì?có trong đoạn văn là:

a] Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

b] Một số chiến sĩ thả câu.

c] Một số khác quây quần trên boong tàu, ca hát, thổi sáo.

d] Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Bài 5

Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa tìm:

Gợi ý:

Trong câu kểAi làm gì?,chủ ngữ chỉ sự vật [người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá] có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

a] Chủ ngữ : Tàu chúng tôi

Vị ngữ : buông neo trong vùng biển Trường Sa.

b] Chủ ngữ : Một số chiến sĩ

Vị ngữ : thả câu.

c] Chủ ngữ : Một số khác

Vị ngữ : quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

d] Chủ ngữ : Cá heo

Vị ngữ : gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

Bài 6

Viết một đoạn văn độ 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng kiểu câu Ai làm gì ?

Gợi ý:

- Viết đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

- Nội dung: kể về công việc trực lớp của tổ.

- Sử dụng câu kểAi làm gì?để kể lại những việc mà các bạn trong tổ đã làm.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo:

Tổ em chịu trách nhiệm trực nhật lớp vào sáng thứ năm. Hôm ấy, mọi người trong tổ đều phải đến trường sớm hơn thường lệ. Chúng em cùng nhau hoàn thành công việc. Bạn Lan lau bảng. Bạn Hùng và bạn Thắng kê bàn ghế. Bạn Linh lau bàn giáo viên. Các bạn khác trong đổ cùng nhau nhặt rác và quét dọn lớp. Chỉ một loáng, công việc trực nhật đã kết thúc. Trên trán ai cũng lấm tấm mồ hôi nhưng ai cũng rất vui vì tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các bạn trong tổ.

Đặt 3 câu theo mẫu ai thế nào?

Câu hỏi: Đặt 3 câu theo mẫu ai thế nào?

Trả lời:

-  Một bác nông dân rất cần cù cày cho xong thửa ruộng của mình.

- Một bông hoa hồng trong vườn thật rực rỡ trong nắng sớm.

- Một buổi sớm mùa đông trở nên ấm áp vì có nắng vừa hửng lên.

Cùng Top lời giải làm bài tập và tìm hiểu một số căn cứ phân biệt câu “Ai thế nào?” nhé!

1. Bài tập: 

Đọc thầm đoạn văn sau:

BA ĐIỀU ƯỚC

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.

Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước.

[TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA]

Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.

Trả lời:

 Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước.

2. Một số căn cứ phân biệt câu Ai thế nào?

+ Căn cứ thứ nhất:

Câu kiểu Ai thế nào? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai? và một bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?

+ Căn cứ thứ 2:

- Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu [đối với những câu không có phần phụ]

- Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất [vì các em chưa biết khái niệm tính từ], từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?

+ Căn cứ thứ 3:

Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.

* Để kiểm tra cho chắc chắn thì đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

* Một số lưu ý:

- Có những câu có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?
VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Quả khế này ăn rất chua.

- Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân câu trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào?VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh.

Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.

- Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật [định ngữ ] làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?
VD: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.

- Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Những cánh hoa rơi lả tả.

- Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì? và xác định nhầm các bộ phận câu.

VD: Tiếng suối chảy rì rào.

- Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?
Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì?

VD: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.

- Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?

VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.

Video liên quan

Chủ Đề