Việt nam xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo

Năm nay, Việt Nam dự kiến xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo với giá trị kim ngạch khoảng 4,5 tỷ USD. Đây được xem là con số kỷ lục và thành tựu đáng tự hào trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam. Xuất khẩu gạo của nước ta trong năm nay ghi nhận một thắng lợi đáng kể. Dự báo năm 2024, thị trường lúa gạo tiếp tục trở nên sôi động khi một số quốc gia tăng cường nhập khẩu nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Cùng tìm hiểu với Innovative Hub trong bài viết sau đây nhé!

Đọc thêm: Cơ hội và thách thức cho ngành xuất khẩu thủy sản cuối năm 2023 – đầu năm 2024

Xuất khẩu gạo vẫn đang tăng trưởng dù cho tình hình kinh tế khó khăn

Theo ước tính của Bộ Công Thương, trong 10 tháng gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, trị giá gần 4 tỷ USD, tăng 17% về khối lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo cho năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 8 triệu tấn với giá trị khoảng 4,5 tỷ USD, đây là con số kỷ lục và đánh dấu một năm thành công trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Theo ông Phạm Thái Bình – đại diện của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2023 là một năm rất ngoạn mục. Giá gạo đã tăng mạnh kể từ tháng 8 vì một số yếu tố như lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và một số quốc gia khác.

Cơ cấu giống lúa tập trung vào lúa thơm, chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước

Nhiều quốc gia đua nhau gom mua lượng gạo lớn nhằm tăng cường dự trữ lương thực đã gây ra sự chao đảo trong nguồn cung và đẩy giá gạo tăng mạnh tại nhiều thời điểm. Trong tình hình này, giá lúa gạo nội địa và giá xuất khẩu của Việt Nam đã liên tục tăng cao, vượt qua các kỷ lục trước đó

Đọc thêm: CƠ HỘI XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN NGÀNH THỜI TRANG TRÊN ALIBABA.COM

Dự báo giá gạo xuất khẩu năm 2024 vẫn ở mức cao

Dựa trên những phân tích của các chuyên gia về tình hình xuất khẩu gạo năm 2024 cho thấy giá gạo vẫn duy trì ở mức cao và không dưới 640-650 USD/tấn. Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự khan hiếm nguồn cung lúa gạo trên toàn cầu, trong khi Việt Nam vẫn đang nắm giữ cơ hội xuất khẩu gạo. Các nước trên thế giới, bao gồm các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia và Trung Quốc, đều có nhu cầu gạo rất lớn.

Ông Phạm Thái Bình – đại diện của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, đã phân tích rằng vừa qua thị trường Indonesia đặt mua 1,5 triệu tấn gạo trong năm 2023, nhưng không có đủ lượng gạo để cung cấp. Trên thực tế, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL] sẽ thu hoạch lúa Đông Xuân, đây là vụ lúa quan trọng trong năm với năng suất và chất lượng cao. Dự báo từ các chuyên gia cho thấy giá gạo trên thế giới sẽ giảm nhưng không đáng kể. Do đó, giá lúa trong vụ Đông Xuân cũng sẽ giảm nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 670-680 USD/tấn, do giá xuất khẩu gạo vẫn duy trì ở mức cao.

Dự báo năm nay Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo với kim ngạch khoảng 4,5 tỷ USD

“Hiện nay lượng gạo trên thế giới đang khan hiếm dần, chỉ có Việt Nam của chúng ta có cơ hội đó thôi, cho nên là nhu cầu tiêu dùng của các nước trên thế giới bây giờ rất nhiều. Nếu tính toán theo giá gạo hiện nay mà theo một số các chuyên gia nói là giá gạo nằm ở 640 USD nhưng mà không phải, Việt Nam bây giờ toàn bán 680 – 690 USD, thậm chí giá gạo đã lên tới 700 USD rồi. Còn riêng đối với lúa Việt Nam người nông dân bán lên tới 8.800 thậm chí 9.000 đồng/kg, thế thì giá gạo không thể dưới 700 USD được” – Ông Phạm Thái Bình chia sẻ.

Đọc thêm: TỔNG QUAN VÀ XU HƯỚNG NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG VIỆT NAM 2023

Nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024

Năm 2024 được dự báo sẽ tiếp tục có nhiều dư địa cho xuất khẩu gạo ở Việt Nam do nguồn cung thiếu hụt và các quốc gia tăng cường nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trước những biến động không lường trên thế giới.

Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết: ‘Khả năng với bối cảnh thế giới như bây giờ thì năm 2024 nhu cầu của thế giới còn gia tăng và dư địa để mình tiếp tục gia tăng xuất khẩu, dư địa để chúng ta gia tăng nguồn cung vẫn còn. Khả năng lúa gạo năm 2024 theo bức tranh đó”.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia trên thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là những thị trường truyền thống tăng cường nhập khẩu để giải quyết tình trạng thiếu hụt.

Theo một số chuyên gia xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 là năm rất ngoạn mục

Dự báo năm 2024 cho thấy việc xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn có tiềm năng lớn do thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu tăng cường nhập khẩu từ các quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực.

Bà Trần Thanh Bình – Trưởng phòng xuất nhập khẩu, Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, cho biết rằng lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, trừ khi sản lượng gạo của nước này tăng đáng kể để đáp ứng nhu cầu nội địa. Trong khi đó, sản lượng gạo của Ấn Độ đang giảm so với năm 2022 và chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước. Do đó, các doanh nghiệp Việt cần theo dõi thông tin từ đối tác nhập khẩu để tận dụng “thời điểm vàng” trong việc ký hợp đồng.

“Bốn đối tác mà nhập khẩu truyền thống của Việt Nam cũng như của Thái Lan thì cũng đang có kế hoạch, nhu cầu để đáp ứng nguồn thiếu hụt ở trong nước, Indonesia thì vẫn tăng cường nhập khẩu gạo còn Philippines hiện nay đang xem xét để dỡ bỏ giá trần gạo nội địa. Như vậy thì chúng ta cũng thấy các đối tác nhập khẩu hiện nay vẫn còn nhu cầu nhập khẩu. Do vậy với vụ Đông Xuân năm 2024 sắp tới thì các doanh nghiệp cần chủ động, theo dõi sát kế hoạch, nhu cầu của các thị trường, đối tác nhập khẩu lớn” – bà Trần Thanh Bình nhận định.

Mặc dù việc xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay dự kiến đạt mức cao nhất từ trước đến nay và là một năm thành công đối với ngành lúa gạo, nhưng các chuyên gia nhận định rằng nếu xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 8 triệu tấn trong năm nay, thì năm 2024 lượng tồn kho sẽ rất ít. Do đó, các doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc ký hợp đồng và tránh rủi ro nếu không đánh giá được nguồn cung trước.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 tại vùng ĐBSCL dự kiến sẽ giảm diện tích xuống khoảng 1,5 triệu ha, với sản lượng dự kiến hơn 10 triệu tấn lúa tập trung chủ yếu vào giống lúa thơm và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong khi đó, nhiều quốc gia đang tăng cường nhập khẩu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt.

Việt Nam 1 năm xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo?

VOV.VN - Năm nay Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo với kim ngạch khoảng 4,5 tỷ USD. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay và là năm thắng lợi của xuất khẩu gạo của nước ta.

Năm 2023 Việt Nam dự kiến xuất khẩu bao nhiêu tấn gạo?

Điều này khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường lúa gạo toàn cầu cũng như việc đảm bảo an ninh lương thực. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT dự kiến, năm 2023 Việt Nam có thể xuất khẩu 8 triệu tấn gạo.

Việt Nam xuất khẩu gạo bao nhiêu?

Việt Nam đã xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, trị giá đạt gần 4 tỷ USD. VOV.VN - Tại Cần Thơ, trong sáng nay [3/11], Hiệp hội Lương thực Việt Nam và BizLIVE phối hợp tổ chức hội thảo thường niên “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”.

Việt Nam xuất khẩu gạo sang đâu nhiều nhất?

Trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,2 triệu tấn. Đáng chú ý, ba thị trường Châu Á là Philippines, Trung Quốc và Indonesia chiếm tới 65,4%; trong đó Indonesia nổi lên là “nhân tố” mới khi thị trường này tăng vọt lên 4 con số... Philippines vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Chủ Đề