Vợ trần trọng tuấn là ai

Ông Trần Trọng Tuấn nổi bật trong vai trò Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM. Giới kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực bất động sản đánh giá ông là người quyết đoán, mạnh mẽ khi đưa ra các tham mưu, quyết sách liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Ông Tuấn cũng thuộc thành phần cơ bản, trưởng thành từ phong trào đoàn rồi đến vai trò lãnh đạo trong hệ thống chính quyền tại TP.HCM.

Tiểu sử ông Trần Vĩnh Tuyến, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM. Ông Tuyến được cho là thành phần cơ bản, trưởng thành từ cấp cơ sở và kinh qua nhiều chức vụ quan trọng tại TP.HCM. Trước khi dính phải sai phạm, ông từng giữ chức Trưởng ban điều hành Thành phố thông minh, một đề án quan trọng để thành lập Thành phố Thủ Đức. Ông được giới truyền thông đánh giá cao, là người giản dị, dễ gần và luôn chia sẻ thông tin cho báo chí.

Ngày 11 tháng 7, ông Trần Vĩnh Tuyến và cựu Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM Trần Trọng Tuấn bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an [C01] khởi tố, sau một năm điều tra ông Lê Tấn Hùng [57 tuổi, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Sagri] và đồng phạm về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Tham ô tài sản.

Theo cafebusiness Link bài gốc//cafebusiness.vn/infographic-toan-canh-vu-an-lien-quan-den-pho-chu-tich-ubnd-tp-hcm-tran-vinh-tuyen-giam-doc-so-xay-dung-tran-trong-tuan-va-cac-dong-pham-ky-3-1861.html

Ông Trần Trọng Tuấn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chuyển nhượng dự án chưa đảm bảo công khai, minh bạch

Chiều 8-12, phiên tòa xét xử 19 bị cáo trong vụ sai phạm chuyển nhượng dự án trái luật xảy ra tại SAGRI tiếp tục phần xét hỏi.

Ông Trần Trọng Tuấn, cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, bị Viện KSND tối cao truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Theo cáo trạng, việc chuyển nhượng dự án của SAGRI phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, phải tiến hành thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường, tiến hành đấu giá và các quy định pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản; dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chưa đủ điều kiện và căn cứ pháp lý để chuyển nhượng.

SAGRI chưa xây dựng đề án tái cơ cấu, chưa có phương án thoái vốn tại dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B trình UBND TP.HCM là cơ quan đại diện chủ sở hữu để phê duyệt.

Đồng thời, Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính TP.HCM có ý kiến trả lời về trường hợp chuyển nhượng dự án của SAGRI phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; pháp luật về đất đai…

Ông Tuấn biết rõ nhưng vẫn ký tờ trình đề xuất chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9 cho Tổng công ty Phong Phú trái quy định pháp luật.

Bản chất việc chuyển nhượng này là chuyển nhượng dự án kinh doanh bất động sản kèm theo việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, đây cũng là hình thức chuyển nhượng phần vốn góp ra bên ngoài của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Do vậy, việc chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú là chưa đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch.

Đồng thời, việc không giao SAGRI thực hiện xác định giá trị phần tài sản hình thành từ vốn góp theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng làm căn cứ xác định giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của SAGRI và không đưa ra đấu giá là chưa đảm bảo nguyên tắc thị trường.

Cáo trạng đánh giá đây là cơ sở để ông Lê Tấn Hùng và đồng phạm làm thủ tục chuyển nhượng dự án trái quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 672 tỉ đồng.

Dự án nhà ở Phong Phú tại phường Phước Long B, quận 9 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Chúng tôi có chứng cứ khẳng định không vi phạm"

Tại tòa, ông Tuấn cho rằng ông không phạm tội như cáo trạng nêu và đề nghị HĐXX xem xét khách quan, đầy đủ, toàn diện để đánh giá chứng cứ, xác định ông có tội hay không có tội.

"Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định có 3 sai phạm chính trong vụ án này. Tuy nhiên, với 3 hành vi mà cáo trạng cho rằng đó là sai phạm chính thì chúng tôi có những chứng cứ pháp lý và căn cứ quy định pháp luật để khẳng định chúng tôi không vi phạm", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết từ 10-1-2013 đến 25-4-2019, ông là giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM và được giao nhiệm vụ làm chủ tịch hội đồng thẩm định của TP về chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp để tham mưu cho chủ tịch UBND TP cho phép hay không cho phép chuyển nhượng dự án theo Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 và Nghị định 76/2015.

Theo ông Tuấn, dự án đầu tư phát triển nhà ở ở phường Phước Long B, quận 9 do SAGRI đầu tư cũng là dự án bất động sản, thuộc thẩm quyền thẩm định của Sở Xây dựng TP.HCM.

Khoảng tháng 4-2017, Sở Xây dựng TP.HCM nhận hồ sơ xin chuyển nhượng dự án của SAGRI. Sau khi văn phòng nhận hồ sơ thì tự động chuyển cho các phòng chuyên môn, trong trường hợp này là phòng phát triến nhà và thị trường bất động sản, trưởng phòng là ông Phan Trường Sơn.

Sau đó, tổ thư ký họp và trình lên hội đồng thẩm định. Chủ tịch hội đồng sẽ căn cứ ý kiến của các thành viên trong hội đồng và quy định pháp luật để kết luận dự án có đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chuyển nhượng theo Luật kinh doanh bất động sản.

Ông Tuấn cho biết trong cuộc họp của hội đồng, tổ thư ký phát phiếu ý kiến và thành viên hội đồng ghi ý kiến chứ không phải là phiếu biểu quyết.

"Đối với hồ sơ xin chuyển nhượng dự án của SAGRI, sau này khi xem lại các phiếu ý kiến đó, thì có 2 ý kiến ghi "đề nghị thực hiện theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản và các quy định pháp luật khác có liên quan" và phiếu thứ 2 ghi "thống nhất chuyển nhượng và đề nghị lấy ý kiến thêm của Sở Tài chính", chứ không có ý kiến nào ghi là không thống nhất.

Trong cuộc họp, thành viên hội đồng đã họp thống nhất chuyển nhượng và tôi cũng đã kết luận. Còn phiếu ý kiến là ghi lại để làm cơ sở đối chiếu sau này", ông Tuấn nói.

Ông Tuấn nói thêm khi họp hội đồng thẩm định thấy đủ điều kiện chuyển nhượng. Tuy nhiên, do SAGRI là doanh nghiệp nhà nước, liên quan đến chuyển nhượng vốn nhà nước ra ngoài doanh nghiệp nên hội đồng đã hỏi ý kiến Sở Tài chính dưới góc độ quản lý vốn Nhà nước xem có vướng mắc gì không. Sau đó, ông Tuấn mới ký đề xuất trình UBND TP.

Ông Tuấn mong HĐXX đánh giá, làm rõ các vấn đề cáo trạng nêu như SAGRI chưa có đề án tái cơ cấu, chưa trình phương án thoái vốn cho UBND TP, chuyển nhượng phải đấu giá, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi tăng diện tích đất ở biệt thự… để đánh giá đúng bản chất vụ án.

Xét xử vụ SAGRI dù vắng 2 bị cáo

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP

  • TTO - Chiều 18-12, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với 19 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Sagri. Theo đó, ông Lê Tấn Hùng nhận 25 năm, ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Trần Trọng Tuấn mỗi người 6 năm tù.

  • TTO - Sáng 16-12, phiên tòa xét xử 19 bị cáo trong vụ Sagri đã kết thúc phần tranh luận. Ông Trần Vĩnh Tuyến xin giảm nhẹ cho thuộc cấp. Trước đó, đại diện VKS và luật sư Phan Trung Hoài đã tranh luận quyết liệt về đạo đức ứng xử của KSV và luật sư.

  • TTO - Chiều 15-12, sau khi viện kiểm sát đối đáp, luật sư Phan Trung Hoài - bào chữa cho ông Trần Vĩnh Tuyến - cho rằng kiểm sát viên đã sử dụng từ ngữ 'miệt thị' bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, 'vi phạm quy tắc ứng xử của kiểm sát viên tại phiên tòa'.

  • TTO - Đối đáp với ý kiến của các bị cáo và luật sư, đại diện VKSND TP.HCM cho rằng thiệt hại của vụ án là số tiền Nhà nước thất thu khi SAGRI chuyển nhượng dự án.

  • TTO - Ngày 15-12, phiên tòa xét xử ông Lê Tấn Hùng và 18 bị cáo khác trong vụ án gây thiệt hại 672 tỉ đồng xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn [Sagri] tiếp tục diễn ra.

  • TTO - Trong vụ án, Sagri được xác định là bị hại. Tại tòa chiều tối 14-12, đại diện Sagri xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo vì có thành tích trong công tác.

  • TTO - Sáng 14-12, trong phiên tòa xét xử 19 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, các luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Trọng Tuấn [nguyên giám đốc Sở Xây dựng] đề nghị HĐXX tuyên bị cáo này không phạm tội.

  • TTO - Tự bào chữa chiều 13-12, ông Trần Trọng Tuấn, cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, khẳng định không thực hiện các hành vi vi phạm theo cáo trạng xác định, việc truy tố ông là oan sai.

  • TTO - Sau khi bị Viện KSND TP.HCM đề nghị mức án từ 26-30 năm tù về tội tham ô tài sản, vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước, ông Lê Tấn Hùng cho rằng chỉ thực hiện theo hướng dẫn của cấp trên và ông không tham ô tiền nhà nước.

  • TTO - Sáng 13-12, đại diện Viện KSND TP.HCM đã đề nghị mức án đối với 19 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại SAGRI. Theo đó, VKS đề nghị phạt ông Lê Tấn Hùng từ 26-30 năm tù, ông Trần Vĩnh Tuyến, Trần Trọng Tuấn mỗi người từ 7-8 năm tù.

Video liên quan

Chủ Đề