Vua đầu tiên của nước lâm ấp là ai

Skip to content

Đến cuối thế kỷ II nhà Hán suy yếu không thể kiểm soát các vùng đất phụ thuộc nhất là đất xa ở Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của quận Nhật Nam đã lợi dụng được cơ hội đó, nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra nước Lâm ấp, sau đổi thành Chăm Pa, nhân dân Chăm Pa vẫn khéo tay, cần cù đã xây dựng được quốc gia khá hùng mạnh. Họ đã để lại cho đời sau nhiều thành quách, đền tháp và tượng rất độc đáo.

Quan hệ giữa nhân dân Chăm Pa với các cư dân khác ở Giao Châu rất mật thiết trong đời sống và tinh thần. Vậy nước Chăm Pa hình thành như thế nào? Và phát triển ra sao…

Giao Châu và Cham pa giữa thế kỷ VI đến X

1. Nước Chăm – Pa độc lập ra đời.

Hoàn cảnh ra đời: Vào thế kỷ II nhà Hán suy yếu, không thể kiểm soát được các quận ở xa, lợi dụng cơ hội đó vào năm 192-193 nhân dân huyện Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy chống lại quân đô hộ của nhà Hán và giành được độc lập, Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

Quá trình phát triển: Vua Lâm ấp tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra [Trà Kiệu – Quảng Nam].

Em biết gì về lãnh địa của nước Chăm-pa cổ?

Nước Chăm –pa cổ nằm trong quận Nhật Nam của Giao Châu.

Huyện Tượng Lâm là huyện xa nhất của quận Nhật Nam – địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa thuộc văn hoá Sa huỳnh khá phát triển.

Thời Hán, sau khi quân Hán chiếm xong Giao Chỉ, Cửu Chân, họ đánh xuống phía Nam, chiếm đất của người Chăm cổ, sát nhập lãnh địa của họ vào quận Nhật Nam, đó là huyện Tượng Lâm.

2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ II -> thế kỷ X

Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Chăm Pa? [ Diễn ra trên cơ sở hoạt động quận sự…]

Thế kỷ II, do nhà Hán suy yếu, chính sách thống trị của nhà Hán quá tàn bạo, nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy lật đổ chính quyền đô hộ, lập ra nước Lâm ấp. Dưới sự lãnh đạo của vua Lâm ấp, với lực lượng quân sự khá mạnh, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ, đổi tên nước là Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra [Trà Triệu- Quảng Nam].

Kinh tế:

  • Trồng trọt: Nguồn sống chủ yếu là nông nghiệp lúa nước, ngoài ra trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
  • Khai thác rừng, đánh cá.
  • Trao đổi buôn bán với nước ngoài.

Văn hoá: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ ấn Độ.

Tôn giáo: Theo đạo bà La Môn và đạo phật.

Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.

Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng thánh địa Mĩ Sơn.

Quan hệ với người Việt: Gần gũi từ lâu đời với cư dân Việt.

Em có nhận xét gì về trình độ  phát triển của Chăm Pa từ thế kỷ II-> X?

Nhân dân Chăm Pa đã đạt trình độ phát triển kinh tế như nhân dân các vùng xung quanh như biết sử dụng công cụ sắt, sức kéo trâu bò, biết trồng lúa 1 năm 2 vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, buôn bán với nước ngoài…

Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc người Chăm?

Người Chăm sáng tạo ra 1 nền kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc độc đáo, mang đậm tình cảm và tâm hồn người Chăm…

Vũ điệu Chăm ở thánh địa Mỹ Sơn
Toàn cảnh Thánh Địa Mỹ Sơn
Mỹ Sơn vẫn còn những tấm bia đá mang chữ Phạn cổ
Đồ gốm và đồ đá văn hoá Sa Huỳnh tại Bảo tàng Quảng Ngãi

Qua bài này các bạn cần nắm vững

Quá trình thành lập và phát triển của nước Chăm Pa, từ nước Lâm Ấp của huyện Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh, sau này dám tấn công cả quốc gia Đại Việt [Cham-Pa là một bộ phận của nước VN ngày nay].

Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hoá của Chăm Pa từ thế kỷ II ->X.

Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ lịch sử, kỹ năng đánh giá, phân tích.

Học sinh nhận thức sâu sắc rằng, người Chăm Pa là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Năm 192, Khu Liên, con trai của Công Tào huyện Tượng Lâm [huyện cực Nam của quận Nhật Nam, tương đương với Khánh Hoà–Phú Yên hiện nay] lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân, giết chết quan huyện lệnh Tượng Lâm, thành lập vương quốc Lâm Ấp.

Lãnh thổ ban đầu của Lâm Ấp là Tượng Lâm cũ, sau phát triển ra các vùng Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam ngày nay. Kinh đô đầu tiên của Lâm Ấp ở Khánh Hoà; quốc vương đầu tiên là Khu Liên. Cư dân của vương quốc này là Chăm Pa, được phát triển từ cư dân bản địa, vốn là chủ nhân từng sáng tạo ra văn hoá khảo cổ học Sa Huỳnh, tức là cư dân Việt Cổ chịu ảnh hưởng của cư dân Ấn Độ từ đầu Công Nguyên.

Vương quốc Lâm Ấp tồn tại tương ứng với bốn triều đại đầu tiên của dân tộc Chăm Pa với 26 đời vua, từ năm 192 đến năm 758. Tên nước Lâm Ấp được nhắc đến từ thời Hậu Hán [Tấn thư, Lâm Ấp truyện] ở phần đất mà thời Hán gọi là huyện Tượng Lâm, phía Nam quận Nhật Nam. Khoảng thời Đường, nước này được thư tịch cổ Trung Quốc nhắc đến với cái tên Hoàng Vương, sau đó làChiêm Thành.

Theo Việt Nam Sử Lược, nước Chiêm Thành nằm ‘từ quận Nhật Nam vào cho đến Chân Lạp, nghĩa là ở vào quãng từ tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị cho đến đất Nam Việt bây giờ’. Đời Hán, người Trung Hoa gọi nước này là huyện Tượng Lâm. Cuối đời Hán, đổi thành nước Lâm Ấp. Lâm Ấp ảnh hưởng văn minh Ấn Độ. Họ là giống dân quật cường. Trong suốt một ngàn năm ta bị Tầu chia thành các quận để đô hộ thì Lâm Ấp cũng chịu chung số phận nhưng họ đã nhiều lần khởi nghĩa chống ách đô hộ Tầu. Chẳng những thế, theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, ngay từ Đông Hán [năm 102] trở đi, người Lâm Ấp cứ năm ba năm lại vào đánh phá, cướp của và giết dân Việt. Đến đời nhà Đường bên Tầu, nước Lâm Ấp đổi thành Hoàn Vương quốc và lại sang đánh phá phía Bắc, rồi chiếm giữ luôn châu Hoan, châu Ái [nhà Đường đổi nước ta thành 12 châu: Thanh Hóa là Ái châu; Nghệ An là Hoan Châu và Diễn Châu]. Do đó, năm 808, nhà Đường đem quân chinh phạt Hoàn Vương quốc. Hoàn Vương phải chạy lui xuống phía Nam và lấy quốc hiệu là Chiêm Thành. Bởi vì nước ta bị Tầu đô hộ một ngàn năm cho nên trong suốt thời gian này hầu hết mọi việc đối phó với Chiêm quốc đều do lực lượng bảo hộ Tầu đảm trách.

Đến năm 938, Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt một ngàn năm bị Tầu đô hộ mở ra thời tự chủ cho nước ta. Một khi nước Việt giành được quyền tự chủ đã mau chóng trở thành một nước có văn hiến, có tổ chức chính quyền và quân đội vững mạnh. Nếu như nước Chiêm hiểu được tại sao giống Việt bị đô hộ chính trị một ngàn năm mà không hề bị đồng hóa thì phải mau chấm dứt tính hiếu chiến và theo đường lối chính trị ngoại giao khôn khéo thì hai nước Việt – Chiêm đã có thể vẫn cùng tồn tại.

Trên thực tế nước Chiêm vẫn tiếp tục gây hấn, cho nên bắt buộc nước Việt sẽ thế chân nước Tầu tranh hùng với nước Chiêm và cuối cùng đã xóa tên Chiêm quốc trên bản đồ.

Thật vậy, theo Việt Nam Sử Lược: ‘Vua Đại Hành phá được quân nhà Tống rồi, định sang đánh Chiêm Thành, vì lúc vua Đại Hành lên ngôi, có sai sứ sang Chiêm Thành, bị vua nước ấy bắt giam sứ lại. Đến khi việc phía Bắc đã yên, vua Đại Hành đem binh sang đánh báo thù [982]’ [trang 97].

Song có lẽ mối hiềm thù dân tộc sâu xa nhất đối với dân tộc Việt là việc quân Chiêm, dưới quyền chỉ huy của vị vua anh dũng là Chế Bồng Nga, đã phục kích giết chết vua Dụ Tông của Đại Việt [1377], rồi sau đó 3 lần tàn phá kinh thành Thăng Long. Có thể nói lúc ấy, quân Chiêm ra vào nước ta như vào chỗ không người! May sao trong chiến dịch đánh ra Đại Việt năm 1389-1390, do bị chỉ điểm nên chiến thuyền của Chế Bồng Nga đã bị quân Đại Việt tập trung bắn phá và đã giết được ông. Từ đây bắt đầu thời tàn lụi của Chiêm quốc.

Sơ lược tiến trình thôn tính Chiêm Thành:

  • 1. Năm 1069, vua Lí Thánh Tông đánh chiếm 3 châu Địa Lí, Ma Linh và Bố Chính [đất Quảng Bình, Quảng Trị]. Sau đó Chiêm Thành chịu triều cống nhưng vẫn nhiều lần khởi binh đòi lại đất.
  • 2. Năm 1301, vua Trần Nhân Tông hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Chế Mân dâng 2 châu Ô, Lí làm sính lễ. Năm 1307, vua Anh Tông thu nhận 2 châu Ô, Lí và đổi tên là Thuận Châu và Hóa Châu [vùng đất Huế].
  • 3. Năm 1402, Hồ Hán Thương đánh chiếm Chiêm Động và Cổ Lũy [Quảng Nam, Quảng Ngãi]
  • 4. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh, hạ kinh đô Chà Bàn, bắt vua Chiêm, lấy đất tới Thạch Bi Sơn [Tuy Hòa].
  • 5. Năm 1653, chúa Hiền [Nguyễn Phúc Tần] tiến sâu vào Nam và lập thêm 2 phủ Thái Khang [Ninh Hòa] và Diên Ninh [Diên Khánh].
  • 6. Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu bắt vua Chiêm, chiếm đất Bình Thuận. Tới năm 1697, lấy nốt Phan Rí, Phan Rang, đổi thành Yên Phúc và Hòa Đa. Từ nay, kể như nước Chiêm Thành bị xóa tên trên bản đồ.

Điểm có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình Nam tiến thôn tính Chiêm Thành đó là: thời gian gần 4 thế kỉ đầu, kể từ thời nhà Lí tới nhà Hồ, tuy bờ cõi nước ta có mở rộng về phương Nam, nhưng chưa chú trọng việc di dân khai khẩn, mới chỉ đóng quân bảo hộ, thu thuế và bắt phải triều cống, còn hạ tầng nội trị vẫn để cho người bản xứ phụ trách.

Có lẽ âm mưu thực dân thôn tính đất đai đúng nghĩa chỉ được triệt để thi hành từ thời nhà Hồ. Hồ Quý Li lên ngôi năm 1400. Bắt chước nhà Trần, ngay cuối năm đó ông truyền ngôi cho con là Hồ Hán Thương để lên làm thái thượng hoàng, nhưng ông vẫn đóng vai tích cực trong việc trị nước. Triều nhà Hồ có những cải cách tiến bộ về nhiều phương diện. Riêng về công cuộc Nam tiến, vào năm 1402, sau khi chiếm được đất Chiêm Động, Cổ Lũy, nhà Hồ cho làm con đường thiên lí từ Tây đô Thanh Hóa vào tới Hoá Châu. Chia đất Chiêm Động, Cổ Lũy ra làm 4 châu, đặt các chức quan cai trị và di dân vào chiếm ngụ, thời bình thì cầy cấy làm ăn, khi hữu sự thì sung quân ngũ đánh giặc.

Theo Đại Việt Sử Kí Toàn Thư thì chính sách mộ dân Việt vào khai khẩn Của nhà Hồ rất ưu đãi song cũng rất nghiêm khắc, buộc phải thích tên nơi đến ở vào tay, coi như không có thể trở về được nữa. Đối với nguời Chiêm [tầng lớp ưu tú trong xã hội], ai muốn đi thì cho đi, ai ở lại cho làm quan. Người Chiêm không có tên họ, Hồ Qúy Li ban họ Đinh cho những người chịu hàng phục [đến thời Lê Thánh Tông còn bắt người Chiêm nào không có họ phải lấy một họ trong số các họ của người Việt để làm sổ hộ tịch]. Ngoài việc mở mang đường xá, họ Hồ còn cho đào sông rạch để tiện việc vận chuyển. Nhờ vậy, đất Thuận Hóa đã trở nên một vùng đất phú thịnh, bắt đầu đóng vai trò trọng yếu trong lịch sử nước Việt. Đối với vận mệnh Chiêm Thành, để mất đất Hóa Châu dân Hời khó lòng giữ được nước. Không may nhà Hồ sớm để mất nước vào tay quân Minh xâm lược cho nên hậu thế dễ quên đi công nghiệp di dân, khai khẩn đất đai rất quan trọng của triều đại ngắn ngủi này.

Video liên quan

Chủ Đề