Vùng biển đông giáp với bao nhiêu quốc gia năm 2024

Biển Đông là một vùng nước rộng lớn tuyệt đẹp, nổi tiếng với nhiều loài động vật biển khác nhau. Hãy tìm hiểu những sự thật thú vị về Biển Đông.

Quy mô rộng lớn

Không nên đánh giá thấp quy mô của vùng biển này vì nó thực sự rất lớn, rộng khoảng 3,5 triệu km và giáp với các nước gồm Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Phillippine, Singapore, Brunei, Trung Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan.

Là vùng biển cực kỳ bận rộn về lưu lượng vận chuyển

Biển Đông là một điểm đến vận chuyển khổng lồ vì nó nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, khoảng một nửa tổng lượng vận chuyển đường biển trên hành tinh đi qua Biển Đông.

Là một mỏ dầu lớn

Trữ lượng dầu mỏ tại vùng biển này có thể lấp đầy khoảng 28 tỷ thùng dầu.

Nổi tiếng với nghề cá

Hoạt động đánh bắt cá phổ biến tại đây và mang lại nguồn lợi lớn nhưng hiện cũng là một vấn đề lớn. Rất nhiều sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng và số lượng cá đang ngày càng ít đi. Khoảng 10% tổng số hoạt động đánh bắt cá thương mại trên thế giới diễn ra ở vùng biển này.

San hô tràn ngập sự sống

Nơi đây có rất nhiều loài san hô, hơn 75% tổng số loài san hô sống ở Biển Đông. Tuy nhiên, hiện nay các rạn san hô ở Biển Đông đang bị đe dọa do hoạt động khai thác của con người.

Là vùng biển cực kỳ sâu

Biển Đông sâu khoảng 16.457 feet [khoảng 5.016 m], thật chóng mặt.

Những thế giới ẩn giấu dưới mặt nước biển

Biển Đông còn là nơi có nhiều hòn đảo và bãi cát nửa chìm nửa nổi, vì thế việc đi thuyền trên mặt nước không phải lúc nào cũng đơn giản và dễ dàng. Cần phải có thần kinh vững vàng để đi qua khu vực này!

Biển Đông là biển nửa kín ven lục địa, thuộc Thái Bình Dương, có diện tích 3,447 triệu ki-lô-mét vuông, dài khoảng 1.900 hải lý, rộng khoảng 600 hải lý, độ sâu trung bình 1.149 mét. Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan, có ba quần đảo: Đông Sa, Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ. Gần 90% chu vi Biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc gia ven biển [Trung Quốc, Việt Nam, Căm-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và Phi-líp-pin]. Phần còn lại của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương qua eo biển Ba-si và thông ra Ấn Độ Dương qua eo biển Ma-lắc-ca.

Biển Đông là đầu mối giao thông hàng hải và hàng không huyết mạch giữa châu Âu với châu Á và giữa nhiều nước châu Á với nhau; có 25% lưu lượng tàu thuyền của thế giới qua lại thường xuyên. Do đó, Biển Đông có vị trí chiến lược đối với châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Hằng năm, trên Biển Đông diễn ra hàng chục cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương. Biển Đông cũng là con đường cơ động lực lượng quân sự trên biển ngắn nhất từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, và ngược lại.

Nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng một triệu ki-lô-mét vuông [lớn gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền], mở ra trên cả ba hướng: Đông, Nam và Tây-Nam, với chiều dài bờ biển trên 3.260 ki-lô-mét. Trên vùng biển của đất nước có 48 vũng, vịnh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ [riêng hệ thống đảo ven bờ có 2.773 đảo]. Hiện nay, về tổ chức hành chính, Việt Nam có 12 huyện đảo: Cô Tô, Vân Đồn [tỉnh Quảng Ninh], Bạch Long Vĩ, Cát Hải [Thành phố Hải Phòng], Cồn Cỏ [tỉnh Quảng Trị], Hoàng Sa [Thành phố Đà Nẵng], Lý Sơn [tỉnh Quảng Ngãi], Trường Sa [tỉnh Khánh Hòa], Phú Quý [tỉnh Bình Thuận], Côn Đảo [tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu], Kiên Hải, Phú Quốc [tỉnh Kiên Giang]. Trong các huyện đảo nói trên, có nhóm huyện đảo tuyến trong, nhóm huyện đảo tiền tiêu-biên giới và nhóm huyện đảo tiền tiêu.

Vùng biển của Việt Nam rất giàu tài nguyên và cũng là vùng biển chứa đựng nhiều giá trị về mỹ học, địa chất-địa mạo học với Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long và các khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây còn là vùng biển có nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh thái phong phú và nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn. Với những yếu tố địa lý, lịch sử, xã hội và với sự đa dạng về tài nguyên như vậy, Biển Đông nói chung, vùng biển Việt Nam nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.

Biển Đông là biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km, trải rộng từ 3 độ vĩ Bắc đến 26 độ vĩ Bắc và 100 độ kinh Đông đến 121 độ kinh Đông; là một trong những biển lớn nhất trên thế giới.

Có 9 nước tiếp giáp với biển Đông là: Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapo, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan.

Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân các nước và vùng lãnh thổ. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả châu Á- Thái Bình Dương và châu Mỹ.

Biển Đông có nguồn tài nguyên biển dồi dào, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch. Đây là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ thì trữ lượng dầu ở biển Đông là khoảng 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất là 2,5 triệu thùng/ ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí của biển Đông là khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng.

Theo các chuyên gia, khu vực biển Đông còn chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng.

2. Vai trò của biển Đông đối với thế giới và Việt Nam

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu – Á, Trung Đông – châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150-200 tàu các loại qua lại biển Đông.

Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo. Hơn 90% lượng vận tải của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua biển Đông. Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa – chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.

Đối với Việt Nam

Biển Đông đóng vai trò quan trọng, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong kiểm soát các tuyến đường biển qua lại biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

Nước ta giáp với Biển Đông ở 3 phía; đông, nam, tây nam. Các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa biển Đông và hàng nghìn đảo lớn nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.

Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là nơi cung cấp nguồn tài nguyên quý giá, là cửa ngõ quan hệ trực tiếp giữa các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa

Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch.

Ven biển Việt Nam có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm ở trung tâm biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

Việt Nam giáp với bao nhiêu quốc gia trên biển Đông?

1. Biển Đông là một biển nửa kín, Rộng khoảng 3,4 triệu km2, được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc [bao gồm cả Đài Loan], Phi-líp-pin, Ma-lai-xia, Bru-nây, In-đô-nê-xia, Thái lan, Căm-pu-chia và Xinh-ga-po.

Biển Đông của nước ta tiếp giáp với bao nhiêu quốc gia?

Biển Đông được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Singapore và Đài Loan. Biển Đông là nhịp cầu nối liền và đầu mối của nhiều tuyến đường thông thương lớn nhất thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng.

Có bao nhiêu quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với biển Đông?

Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương trải rộng từ vĩ độ 30 đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông. Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là: Việt Nam, Trung Quốc, Phi–lip–phin, In–đô–nê–xia, Bờ-ru–nây, Ma–lay–xia, Xing–ga–po, Thái Lan, Cam–pu–chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan.

Diện tích biển Đông rộng khoảng bao nhiêu km² Việt Nam sở hữu bao nhiêu km² diện tích Biển Đông?

Diện tích biển của Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Theo công ước này, vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km², gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vì vậy, diện tích biển của Việt Nam là khoảng 1 triệu km².

Chủ Đề