Vuốt sống lưng là gì

Hiện nay, các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Xu hướng kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi điều trị các bệnh lý liên quan đến cột sống. Trong đó, tác động cột sống là phương pháp cho hiệu quả rất khả quan, giúp bệnh nhân hồi phục và lập lại cân bằng cho cơ thể.

1. Cấu tạo của cột sống

Cột sống là bộ phận vô cùng quan trọng, đóng vai trò trụ cột duy nhất cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, cột sống còn là cơ quan chứa đựng hệ thống thần kinh, giúp nối liền và điều khiển khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, dây thần kinh... từ đó giúp con người hình thành khả năng vận động, chuyển động linh hoạt.

Cột sống có cấu tạo bao gồm 33 - 34 đốt sống, nối tiếp từ xương sọ đến xương cùng cụt. Các đốt sống này xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bằng hệ thống dây chằng và hệ thống cơ. Phân loại theo các đốt sống thì cột sống được chia thành 5 đoạn bao gồm:

  • 7 đốt sống cổ [ký hiệu C1-C7]
  • 12 đốt sống ngực [kí hiệu D1-D12]
  • 5 đốt sống thắt lưng [ký hiệu L1-L5]
  • 5 đốt sống cùng [ký hiệu từ S1-S5]
  • Các đốt xương cụt [xương cụt].

Ở giữa các đốt sống có sự hiện diện của đĩa đệm. Đĩa đệm bao gồm một vòng xơ và nhân nhầy, dính chắc vào các thân đốt sống và được giữ chắc chắn hơn bởi hệ thống dây chằng và các lớp cơ bắp, giữ cho cột sống ở tư thế thẳng đứng.

Trong cơ thể người, hệ thần kinh trung ương bao gồm có não và tủy sống, trong đó não nằm trong hộp sọ và tủy sống nằm trong ống sống. Não giúp điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể thông qua các đường dẫn truyền trong tủy sống.

Tủy sống lại có các tiết đoạn thần kinh tủy tương ứng với các đốt sống, mỗi tiết đoạn thần kinh tủy sẽ chi phối một số cơ quan trong cơ thể, ví dụ đốt sống cổ sẽ điều khiển hoạt động của tay trong khi đốt sống thắt lưng điều khiển hoạt động của chân.

Hình ảnh cấu tạo của cột sống

2. Phương pháp tác động cột sống là gì?

Có thể thấy, khi cơ thể xuất hiện bệnh hoặc bắt đầu có những triệu chứng của bệnh thì trên những đốt sống tương ứng cũng sẽ xuất hiện những phản xạ bệnh lý. Sự biến đổi của cột sống đều có nguồn gốc từ từng tiết đoạn thần kinh xuất phát từ tủy sống bị rối loạn sinh ra.

Sau khi xác định điểm phản xạ bệnh lý trên đốt sống, thầy thuốc sẽ tác động một lực phù hợp [lựa chọn hướng và chiều tác động tùy trường hợp cụ thể] lên cột sống, giúp bệnh nhân xóa dần phản xạ bệnh lý đó, lập lại cân bằng cho cơ thể, phương pháp này được gọi là tác động cột sống.

Cụ thể hơn, tác động cột sống là sử dụng một số thủ thuật như: áp, vuốt, ấn, vê, miết... vào xương sống, gây một kích thích vào vùng thần kinh cột sống, khiến hệ thần kinh động vật và thực vật đều tăng hoạt động. Ví dụ:

  • Khi 1 cánh tay bị yếu, vận động kém, việc tác động vào cột sống cổ [C3, C4, C5, C7] sẽ giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động của cánh tay đó.
  • Khi sản phụ bị tắc sữa hoặc tuyến vú kém tiết sữa, thầy thuốc sẽ tác động vào vùng lưng [D5, 6, 7, 12 và L1 ], những đốt sống này đối xứng với vùng ngực sẽ giúp thông tia sữa, tuyến sữa tiết sữa ngay.
  • Bệnh nhân bị hen, có cơn khó thở, tác động cột sống [ C4 – D1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 – L1 ] có thể giảm hay cắt hẳn cơn khó thở...

3. Đặc trưng khi điều trị bằng phương pháp tác động cột sống

Phương pháp tác động cột sống có 4 đặc trưng cơ bản là: Cột sống, lớp cơ, nhiệt độ, cảm giác.

  • Cột sống: khi cột sống bị biến đổi có liên quan đến nhiều bệnh lý thuộc các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ cơ xương khớp.
  • Lớp cơ: phương pháp tác động cột sống để thay đổi lớp cơ, khi lớp cơ nhu nhuận bình thường nghĩa là ổ bệnh đã giải tỏa, phải dừng tác động ngay, nếu tiếp tục tác động vào lớp cơ sẽ dẫn đến quá ngưỡng, cơ phản vệ co lại thì hiệu quả trị liệu sẽ bị xóa hoàn toàn.
  • Nhiệt độ: phương pháp tác động cột sống dựa vào nhiệt độ da trên cơ thể, nếu nhiệt độ bình thường là cơ thể khỏe mạnh, khi nhiệt độ da không bình thường là biểu hiện của bệnh, đây là cơ sở cơ bản để khám bệnh và theo dõi trong trị liệu.
  • Cảm giác: phương pháp tác động cột sống quy định nếu trong quá trình thao tác trị liệu, nếu bệnh nhân cảm thấy cảm giác đau tăng dần và ngày càng khó chịu thì phải dừng thao tác ngay vì thực hiện chưa đúng trọng điểm, phải xác định lại.

Điều trị bằng phương pháp tác động cột sống tại Bệnh viện Vinmec

4. Phương pháp tác động cột sống điều trị bệnh gì?

Những bệnh lý được điều trị bằng phương pháp tác động cột sống như sau:

  • Đau lưng cấp tính hoặc mãn tính;
  • Đau do thoát vị đĩa đệm;
  • Đau thần kinh tọa;
  • Đau thần kinh liên sườn;
  • Đau khớp gối;
  • Đau khớp háng;
  • Đau khớp cùng chậu;
  • Đau vùng cổ vai gáy;
  • Đau, tê, yếu cánh tay;
  • Thiểu năng tuần hoàn não;
  • Đau đầu, đau nửa đầu;
  • Rối loạn tiền đình;
  • Hen mãn tính;
  • Điều hòa nhịp tim;
  • Điều hòa huyết áp;
  • Suy nhược thần kinh;
  • Suy nhược cơ thể...

Hiện nay, với hiệu quả của phương pháp Y học cổ truyền, nhiều bệnh lý được điều trị khỏi có tiến triển tốt. Bên cạnh đó, phương pháp này còn kết hợp với các phương pháp Y học hiện đại càng đem lại cơ hội điều trị bệnh tốt hơn, cải thiện chất lượng đời sống cho người bệnh.

Đơn nguyên Y học Cổ truyền – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y học cổ truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Đây là cầu nối giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Với các biện pháp dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, cổ truyền, cùng với các phương pháp trị liệu không dùng thuốc như dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt. Đơn nguyên cũng là địa chỉ thích hợp cho những khách hàng nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị các bệnh lý mạn tính thời đại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Hẹp ống sống thắt lưng gây nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Hẹp ống sống: Khi nào cần phẫu thuật?
  • Can thiệp động mạch đốt sống: Những điều cần biết

Chủ Đề