Work broker là gì

Broker là gì? giao dịch forex cho người mới bắt đầu

2020-05-14  4273        

Để bắt đầu đầu tư ngoại hối bạn cần phải tìm đến một broker để tiếp cận với thị trường forex. Để lựa chọn được một brokerage phù hợp, bạn cần hiểu cách thức các broker làm việc và quan trọng nhất là cách thức mỗi Broker có thể giúp bạn giao dịch như thế nào.


Nhiệm vụ của tất cả broker đều giống nhau tuy nhiên về cách thức vận hành và các dịch vụ cung cấp của mỗi broker lại khác nhau và có những ưu điểm và nhược điểm riêng.


Một số nhà môi giới có thể tập trung mạnh vào mảng hỗ trợ khách hàng và lấy phí môi giới thấp, hoặc có những broker tập trung phát triển nền tảng giao dịch, giao dịch tự động và lấy mức phí môi giới cao.


Tự bạn biết được nhu cầu giao dịch của bản thân cùng với việc tìm hiểu về đặc điểm và cách thức vận hành của các Forex broker sẽ giúp bạn thu hẹp tìm kiếm dễ dàng hơn.


⬇Tải xuống phần mềm Mitrade, giao dịch Forex online


           Mục lục bài viết [Ẩn]

  • Broker/ brokerage là gì? >
  • Các loại Broker trên thị trường Forex: Dealing desk và No Dealing desk >
  • Các nhà môi giới có nhiệm vụ gì? >
  • Các nhà Forex Broker kiếm tiền như thế nào? >
  • Làm sao để lựa chọn forex broker uy tín? >
  • Broker tốt nhất dành cho người mới bắt đầu năm 2021 >
  • Kết luận >       Broker/ brokerage là gì?

Theo cách thức truyền thống để mua ngoại tệ bạn sẽ phải ra ngân hàng hoặc các quầy đổi ngoại tệ và thực hiện giao dịch bằng tiền mặt với mức giá do nhà bán ngoại tệ định ra.


Tuy nhiên nếu bạn muốn giao dịch một lượng lớn ngoại tệ mà một đơn vị không thể nào có đủ lượng ngoại tệ để đối với bạn thì đồng nghĩa với việc bạn phải đi rất nhiều ngân hàng để thực hiện giao dịch đổi tiền.


Forex Broker ra đời đã giúp giải bài toán về giao dịch ngoại tệ với quy mô lớn.

Forex Broker về cơ bản là một người trung gian giữa các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các tổ chức doanh nghiệp lớn, hoặc mạng lưới ngân hàng, nhận các lệnh mua và bán từ các bên và kết nối các giao dịch. Thay vì bạn phải đi đến từng cửa hàng đổi ngoại tệ thì thông qua Forex Broker, bạn có thể thực hiện mua bán nhanh chóng mọi loại ngoại hối với mức giá do bạn lựa chọn.


》Top 13 các sàn Forex uy tín nhất Việt Nam            Các loại Broker trên thị trường Forex: Dealing desk và No Dealing desk

Forex Broker có hai loại cơ bản là: Dealing desk (DD) và No Dealing desk (NDD). Mỗi loại forex broker lại có một ưu điểm khác nhau và sẽ phù hợp với nhu cầu giao dịch khác nhau.


Để biết bạn phù hợp với hình thức Forex Broker nào hãy cùng tìm hiểu xem đặc điểm của Dealing desk và No dealing desk là gì.


Dealing desk

No Dealing desk

Forex broker loại DD là các nhà tạo lập thị trường (Market maker)

Là các nhà môi giới chuyển lệnh lên các thị trường có tính thanh khoản cao (STP hay ECN hoặc cả hai)

Phí chênh lệch (spread) cố định

Phí chênh lệch biến động

Họ đặt cược ngược lại với giao dịch của bạn

Chỉ là cầu nối giữa bạn và các tổ chức cung cấp ngoại hối lớn (STP) hoặc giữa cả các nhà giao dịch khác (ECN)

Artificial quote

Giá xác định bởi tổ chức cung cấp ngoại hối (STP) hoặc từ các nhà giao dịch khác (ECN)

Lệnh được khớp bởi các nhà môi giới và lần lượt theo thứ tự.

Lệnh được khớp tự động khi có lệnh cung đáp ứng.


Dealing desk Forex broker hay còn được biết đến là các nhà tạo lập thị trường (Market maker), họ có sẵn thanh khoản nên có mức phí chênh lệch cố định.


Có thể coi các Dealing desk Forex broker là người giao dịch trực tiếp với bạn chứ không phải là trung gian kết nối giao dịch.


Cách thức kiếm tiền của Dealing desk Forex Broker là mua vào ngoại hối ở mức giá thấp từ các nhà cung cấp lớn và bán giá ở mức giá cao hơn cộng thêm mức phí chênh lệch.


Non dealing desk Forex broker hay còn được biết đến là các nhà giao dịch trực tuyến (ECN) hay là các nhà môi giới chuyển lệnh trực tiếp (STP), họ nhận lệnh từ các nhà giao dịch nhỏ lẻ và chuyển lệnh lên các tổ chức cung cấp ngoại hối lớn để khớp lệnh.


Và bởi vì mỗi nhà cung cấp ngoại hối có giá mua bán khác nhau nên phí chênh lệch của loại hình Forex broker này thường xuyên biến động.


           Các nhà môi giới có nhiệm vụ gì?

Như định nghĩa về Broker ở trên thì các nhà môi giới là trung gian giúp bạn tiếp cận và giao dịch các loại tiền tệ.


Ví dụ bạn ở Việt Nam, một số ngân hàng Việt Nam chỉ cung cấp cho bạn đổi một số loại ngoại tệ chính như USD, EUR, CNY hay JPY. Tuy nhiên thị trường ngoại hối mà Forex Broker giúp bạn tiếp cận có hơn 100 cặp tiền tệ.


Thông qua Forex Broker bạn có thể giao dịch tiền tệ của một số nước rất bé mà các ngân hàng Việt Nam thường không có tích trữ.


Đồng tiền của các nước bé hoặc có biến động chính trị thường xuyên tiềm ẩn những cơ hội biến động giá lớn và là sản phẩm tiềm năng cho các nhà đầu cơ kiếm tiền.


Ví dụ, bạn có thể mua Lira của Thổ Nhĩ Kỳ (TRY) với Đô la Mỹ (USD) với mã trên thị trường forex là TRY/USD.


⬇Tải xuống phần mềm Mitrade, giao dịch Forex online


>>> Mở tài khoản Mitrade <<<            Các nhà Forex Broker kiếm tiền như thế nào?

Các brokerage giúp bạn thực hiện giao dịch ngoại hối đơn giản và nhanh chóng hơn thì bù lại họ sẽ thu lại những khoản phí và hoa hồng để bù đắp cho công sức của họ.


1. Phí chênh lệch (Spread)


Spread là số tiền chênh lệch giữa giá bán (bid) - và giá mua (ask) của nhà môi giới đối với một cặp tiền tệ.


Ví dụ, ask price của cặp tiền tệ EURUSD là 1,08442 và bid price là 1.08351 thì phí chênh lệch sẽ là 0.00091 hay còn tương đương với 0.91 pip.


Một pip là một đơn vị để của phí chênh lệch, là đơn vị chuyển động giá của một cặp tiền tệ. Thông thường các Forex broker sẽ phân tích thị trường của cặp tiền tệ đó mà cung cấp một mức phí spread khác nhau. Đối với Non dealing desk broker thì mức phí spread này sẽ thay đổi tùy theo tình hình biến động của thị trường.


Vì sự cạnh tranh của các nhà môi giới trong việc giảm các loại phí để thu hút các nhà giao dịch, các nhà môi giới thường bỏ đi phí hoa hồng. Tuy nhiên thay vào đó các Forex broker thường cộng thêm trong phí chênh lệch một mức giá cố định để bù đắp cho hoa hồng.


》Top 10 Sàn Forex có phí spread thấp nhất cho trader Việt



2. Hoa hồng (Commissions)


Trong cơ cấu doanh thu của các nhà môi giới trước đây thì hoa hồng là nguồn thu chính. Mức phí hoa hồng thay đổi dựa trên khối lượng giao dịch, giao dịch càng lớn thì phí giao dịch càng thấp. Hoa hồng được tính dựa trên mỗi lần bạn giao dịch tức là khi mua vào và bán ra cặp tiền tệ đó bạn đều phải trả hoa hồng.


Phí chênh lệch thì bạn có thể dễ dàng tính ra bằng cách lấy giá bán - giá mua và đó là tổng phí bạn sẽ mất cho giao dịch đó. Còn đối với hoa hồng thì bạn phải xác định thêm giá mua là bao nhiêu và định bán ra ở mức bao nhiêu để tính phí cho từng giao dịch.


Rõ ràng với những nhà môi giới cung cấp 0% hoa hồng nhưng cộng thêm một khoản cố định vào phí spread vẫn có lợi hơn cho bạn trong việc dễ dàng tính ra mức phí mình mất cho toàn bộ giao dịch (mua và bán) đó.


3. Phí qua đêm (Overnight)


Loại phí cuối cùng mà bạn cần chú ý là phí qua đêm, vì mức phí này tồn tại nên cũng khiến cho thị trường Forex là thị trường của các Day trader. Đây là mức phí cho việc sử dụng đòn bẩy. Thông thường các broker sẽ không thu lãi suất nếu như các nhà giao dịch vay mượn và trả ngay trong ngày.


Kể trên là ba loại phí cơ bản nhất của các Forex broker, tuy nhiên sự cạnh tranh của các nhà môi giới trong cuộc đua cắt giảm chi phí giao dịch đã khiến cho nhiều nhà môi giới mất đi một khoản lớn doanh thu. Các broker tất nhiên vẫn sẽ có những cách thức khác để tăng doanh thu cho mình.


Một nguồn doanh thu khác của Forex broker là đến từ việc đầu tư và cho vay các khoản tiền mà những nhà giao dịch để trong tài khoản chưa sử dụng tới.


Ví dụ, họ sẽ sử dụng những khoản tiền trong tài khoản của khách hàng mà vẫn chưa được giao dịch để đem gửi tiết kiệm hoặc tự đầu tư (tự doanh). Và tất nhiên khi Broker nhận được lãi từ hoạt động động tài chính đó họ cũng sẽ phải chia một phần lãi suất nhất định cho việc sử dụng tiền của các khách hàng.


Tuy nhiên nguồn thu lớn nhất của một Forex broker vẫn đến từ hoạt động chính là hoa hồng và phí giao dịch.


Hiểu được cách thức broker kiếm tiền thì bạn sẽ hiểu được ý nghĩ của từng loại phí và vì sao lại có sự khác nhau về phí giữa các broker, và từ đó sẽ giúp bạn chọn ra được cho mình một Forex broker phù hợp nhất.            Làm sao để lựa chọn forex broker uy tín?

Sự cạnh tranh của các Broker ngày càng khốc liệt, trên thị trường lại có vô vàn các quảng cáo và bạn không biết phải lựa chọn gửi gắm tiền của mình cho ai.


Dưới đây tôi liệt kê 6 tiêu chí để giúp bạn đánh giá thế nào là một forex broker uy tín:


1.Tính an toàn


Đặc điểm đầu tiên và quan trọng nhất của một Forex broker uy tín là có tính bảo mật cao. Tất nhiên bạn không thể nào gửi một lượng tiền lớn vào tài khoản của một công ty mà không được bất cứ nhà nước hay tổ chức lớn nào công nhận. Vì vậy một sàn giao dịch uy tín cần phải có giấy phép hoạt động và được công nhận bởi các tổ chức có thẩm quyền.


2. Chi phí giao dịch


Trong cuộc đua cắt giảm phí giao dịch, thì tất nhiên một broker có phí giao dịch càng thấp thì càng tốt vì nó sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận trong mỗi giao dịch. Tuy nhiên cũng có lúc bạn phải đánh đổi chi phí thấp và tính an toàn, một nhà môi giới uy tín có tính an toàn cao thường không đi kèm với chi phí thấp.


3. Gửi và rút tiền


Một Broker đáng tin cậy sẽ cho phép bạn thực hiện việc gửi và rút tiền bằng nhiều phương thức và không thu thêm bất kỳ khoản phí nào. Nếu một broker cố gắng gây khó khăn trong việc rút tiền hoặc có thời gian rút tiền lâu thì bạn nên cân nhắc xem xét lại độ tin cậy của Broker đó.


4. Nền tảng giao dịch


Nền tảng giao dịch của Forex broker cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc vì đây là công cụ bạn sẽ sử dụng trong suốt hành trình giao dịch.


5. Tốc độ thực hiện lệnh


Trong một thị trường biến động nhanh như Forex thì lựa chọn một Broker có tốc độ chuyển lệnh giao dịch nhanh sẽ tăng khả năng khớp lệnh cho giao dịch của bạn.


6. Chăm sóc khách hàng


Yếu tố cuối cùng mà cũng không kém phần quan trọng là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Có nhiều Broker sẽ rất tử tế đối xử với bạn khi mở tài khoản nhưng sau đó hoàn toàn ngó lơ và bỏ mặc bạn với những khó khăn trong quá trình giao dịch sau này.


           Broker tốt nhất dành cho người mới bắt đầu năm 2021

Sau tất cả những lý thuyết ở trên về broker là gì, cách thức mà broker kiếm tiền và những tiêu chí để đánh giá một forex broker uy tín thì có thể coi Mitrade là một Forex broker uy tín đáng cân nhắc dành cho người mới tham gia thị trường trong năm 2021.



Mở Tài khoản thật   Mở tài khoản demo


Mitrade đáp ứng đầy đủ các yếu tố để được đánh giá là một Forex broker uy tín:


Đáp ứng yêu cầu về tính an toàn. Mitrade được Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) cấp Giấy phép dịch vụ Tài chính Úc (số giấy phép AFSL là 398528).


Vừa có tính an toàn cao, Mitrade còn có mức phí giao dịch thấp. Không thu phí hoa hồng nào cho các lệnh từ 0,01 đến 30 lots tiêu chuẩn và có phí chênh lệch (spread) thấp. Không tồn tại các loại phí ẩn, tất cả các chi phí đều đã được công bố tại trang lệ phí của Mitrade.


Mitrade cung cấp đa dạng các phương thức nạp tiền, tất cả những phương thức nạp tiền vào Mitrade đều áp dụng chung quy tắc đó là số tiền nạp tối thiểu 10 USD. Tiền nạp chỉ hợp lệ khi được nạp từ thẻ ngân hàng của chính nhà đầu tư (Nạp từ bên thứ 3 sẽ bị từ chối). Việc rút tiền từ Mitrade sẽ mất từ 2-5 ngày làm việc.


Nền tảng giao dịch đơn giản, dễ sử dụng thích hợp cho mọi đối tượng trader. Chỉ với ứng dụng trên điện thoại, trader vẫn có thể lựa chọn xem mọi biểu đồ phân tích kỹ thuật.


Với nền tảng công nghệ tiên tiến thì việc xử lý các giao dịch của nhà đầu tư trên nền tảng của Mitrade là cực kì nhanh. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư không phải lo lắng mỗi khi thị trường có biến động mạnh và hoàn toàn yên tâm vào mỗi lệnh mua/bán của mình.


Dịch vụ khách hàng của Mitrade được đánh giá khá cao với đa dạng cách thức hỗ trợ cho người dùng như gửi trò chuyện trực tiếp với nhân viên tư vấn hoặc gửi mail, cả hai hình thức này người dùng đều có thể sử dụng với tốc độ phản hồi nhanh chóng và chính xác.


Trên Mitrade, bạn có thể giao dịch 100+ sản phẩm tài chính:


60 + cặp tiền tệ ngoại hối

11 + Chỉ số chứng khoán quốc tế (S&P 500, Nasdaq100, v.v.)

9 loại hàng hóa (vàng, bạc, dầu thô, v.v.)

5 loại tiền điện tử có khối lượng giao dịch lớn nhất (BTC, ETH, XRP, LTC, BCH)

30 cổ phiếu phổ biến của Hoa Kỳ (chẳng hạn như Apple, Google, BABA, v.v.)


⬇ Tải xuống phần mềm Mitrade

  • Tăng&Giảm
  • Ngoại hối
  • Hàng hóa
  • Chỉ số
  • Tiền điện tử             Kết luận

Bước đầu để tiếp cận với thị trường ngoại hối là phải tìm hiểu Brokerage là gì vì đây là phương tiện duy nhất để bạn có thể tiếp cận với thị trường tài chính lớn nhất thế giới này. Doanh thu chính của các Broker đến từ hoa hồng và các loại phí, hiểu được các loại phí này sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm Broker phù hợp với nhu cầu.


Ngoài ra tôi cũng đã giới thiệu đến các bạn 6 tiêu chí cần cân nhắc để đánh giá một Broker uy tín. Mitrade tuy còn khá mới trên thị trường Việt Nam, nhưng những thành tựu và sự phát triển của Mitrade trong những năm gần đây không thua kém gì những sàn giao dịch lâu đời.


Mở Tài khoản thật   Mở tài khoản demo

Bạn có thể tìm hiểu thêm về giao dịch cùng Mitrade tại đây.




Về Sàn Mitrade:


Tài sản có dể giao dịch: Tiền tệ, chỉ số, cổ phiếu, vàng, tiền điện tử, v.v.

Điều khoản: $50 mức tiền gửi tối thiểu

0 phí hoa hồng, spread thấp


Đòn bẩy linh hoạt 1:2~1:250


Giao dịch T+0, hỗ trợ 24/5



Làm thế nào đểbắt đầu?




Đăng ký ngay



Tại sao nên chọnMitrade?



️ Quy định bởi ASIC(AFSL 398528)      

️ Nền tảng Đơn giản và trực quan      

️100 công cụ giao dịch phổ biến nhất

️ Điều kiện giao dịch cạnh tranh      

️ Thực hiện giao dịch siêu nhanh      

️ Bảo vệ tài khoản khỏi số dư âm



Giao Dịch Không Rủi Ro Với Mitrade!

Mở ngay tài khoản Demo với 50.000$ vốn ảo để truy cập vào hơn 100 thị trường tài chính.


Đăng ký ngay

Windows/ App IOS/ Android




Mình đã biên tập nhiều bài viết về đầu tư trong chuyên mục bài viết của mình, hãy tham khảo ở link này:

https://www.mitrade.com/vn/forex/author/7



Nếu thấy bài viết có ích,

Giúp mình một lượt Like và chia sẻ với mọi người nhé, cảm ơn bạn!


* Xin lưu ý rằng bất cứ hình thức đầu tư nào đểu liên quan đến rủi ro, bạn có thể nhấp vào PDScủa Mitrade để tìm hiểu rõ hơn về rủi ro trong giao dịch.

Nội dung của bài viết này chỉ mang tính tham khảo và độc giả không nên sử dụng bài viết này như bất kỳ cơ sở đầu tư nào. Mitrade không tư vấn tài chính và tất cả mọi sản phẩm cung cấp đều trên cơ sở thực thi. Hãy cân nhắc về khả năng chịu đựng rủi ro của bạn trước khi tham gia vào thị trường. Mitrade không chịu trách nhiệm cho bất kỳ kết quả nào dựa trên hoạt động giao dịch của người khác. Mitrade cũng không thể đảm bảo tính chính xác của nội dung bài viết này.

Video liên quan