Xác định nội dung đoạn văn đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7

ĐỀ SỐ 1: I. Văn – Tiếng việt: Cho đoạn văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần." (SGK, Ngữ văn 7- tập 2) Câu 1: Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Nêu nội dung của đoạn văn trên? Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4: Cho biết công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn văn? Câu 5: Dựa vào những kiến thức văn học sẵn có, em hãy viết đoạn văn chứng minh: Văn chương gây cho ta tình cảm ta không có. GỢI Ý: 1 - Đoạn văn trích trong văn bản: "Ý nghĩa văn chương" - Tác giả: Hoài Thanh. 2 - Nội dung của đoạn văn: Tác giả nêu ra nhận định về tác dụng của văn chương. Văn chương giúp bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, giúp con người hướng tới những cái đẹp của cuộc đời. 3 - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ - Tác dụng: Nhấn mạnh tác dụng của văn chương. 4 - Công dụng của dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. 5 a. Giải thích: • Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " là hoàn toàn đúng đắn. b.Chứng minh: • Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy. Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay. • Tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê "của nhà văn Khánh Hòa đã cảm nhận được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con. • Khi đọc "Cổng trường mở ra " ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, con dù lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trò của nhà trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục. • Trong "Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự ngông cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận không nguôi trong lòng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người xung quanh. • Tác phẩm "Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã khơi gợi trong lòng người đọc sự xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi đây. • Bài thơ "Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn " giữ vững tấm lòng son". Không những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ. • Đọc bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc • "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia". c. Đánh giá: • Ý kiến "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người. • Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi. ĐỀ SỐ 2: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có..." a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai? b. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? c. Trong câu văn trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Từ đó tác giả khẳng định tác dụng của văn chương như thế nào? d. Xác định cụm C -V làm thành phần mở rộng và cho biết nó mở rộng cho thành phần nào của câu ? e. Văn bản mà em vừa nêu (trong câu 1) được mở bài bằng một câu chuyện, em hãy ghi lại ngắn gọn nội dung câu chuyện và giải thích tại sao tác giả lại chọn cách vào bài như vậy? GỢI Ý: 1. - Câu văn trích trong "Ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh. 2. - PTBĐ: Nghị luận 3. - Phép điệp ngữ, liệt kê. - Tác giả nhận định về tác dụng to lớn của văn chương. Đây là chức năng giáo dục bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người, giúp con người tự khám phá, nâng cao niềm tin khát vọng hướng tới những cái đẹp của cuộc đời. + Những tình cảm ta sẵn có như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước + Những tình cảm ta chưa có: cảm thông, khâm phục, rung động cùng tình cảm của những người ở đâu đâu mà ta không quen biết, tình cảm yêu kính đối với lãnh tụ, tình cảm khao khát khám phá những mảnh đất xa xôi, bí ẩn. 4. Cụm C -V làm thành phần mở rộng => Mở rộng cho thành phần phụ ngữ của cụm danh từ 5. Ghi lại được nội dung câu chuyện mở đầu trong văn bản Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh. Giải thích: Tác giả chọn cách mở bài như vậy: + Tạo được tính hấp dẫn cho tác phẩm + Nhấn mạnh tình yêu thương, mối giao cảm giữa nghệ sĩ với muôn vật muôn loài là cái gốc của văn chương nghệ thuật.

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 12 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4

(1) Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ là cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.(2) Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. (3) Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. (4) Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. (5) Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9)

Câu 1: Xác định nội dung đoạn văn. Đoạn văn trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở lớp 7?

Câu 2: Trong đoạn văn, tác giả đã dẫn lại lời một người khác. Xác định lời dẫn và cho biết cách dẫn mà tác giả sử dụng.

Câu 3: Tác giả đã kết hợp yếu tố biểu cảm qua những câu văn nào trong đoạn? Qua đó, em hiểu nhà văn bộc lộ tình cảm gì đối với Bác?

Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng  trong câu (4) (5).

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: Viết đoạn văn từ 7 đến 10 dòng trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “trăng” và “ánh trăng” trong khổ cuối bài Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

Câu 2: Dựa vào phần đầu đoạn trích Chiếc lược ngà, hãy đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện giữa bé và ba mình trong ba ngày ông Sáu về phép thăm nhà.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

- Nội dung: đức tính giản dị của Bác trong sinh hoạt

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó.

Câu 2.

- Lời dẫn: Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cùng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ TRường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì

- Cách dẫn: gián tiếp

Câu 3.

- Câu văn kết hợp yếu tố biểu cảm:

- Tình cảm của tác giả: trân trọng, ngợi ca

Câu 4.

- Biện pháp: so sánh (4) và liệt kê (5)

- Tác dụng:

+ Diễn đạt giàu hình ảnh, dễ hiểu

+ Khẳng định vẻ đẹp giản dị trong lối sống của Bác.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cuối

- Cảm nhận:

+ Trăng vẫn tròn vành vạnh thủy chung, không thay đổi.

+ Ánh trăng soi chiếu vào tâm hồn con người khiến con người giật mình thức tỉnh:  Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiên tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn;  Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng;  Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.

- Tổng kết

Câu 2: 

1. Giới thiệu vấn đề

2. Những ngày ngằn ngủi được gặp ba

- Lần đầu tiên gặp ba cảm xúc bé Thu ra sao?

- Những ngày ba ở nhà bé Thu phản ứng thế nào

- Trước ngày ba lên đường bé Thu có sự thay đổi gì?

- Cảm nghĩ về cha

3. Tổng kết vấn đề

Lưu ý: lựa chọn ngôi kể phù hợp, kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt.

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Ngữ văn 9 tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay