Yển Nguyệt đao của Tống Thái to

Dân tộc Việt Nam luôn phải đối mặt với những kẻ ngoại xâm thâm hiểm suốt chiều dài lịch sử. Vì thế mà dân tộc ta luôn giữ thế oai hùng và tinh thần thượng võ. Cây đại đao của Mạc Đăng Dung, hiện đang thờ tại đền thờ ông tại Kiến Thụy, Hải Phòng là minh chứng cho tinh thần đó.

Toàn cảnh khu chính điện đền thờ Mạc Đăng Dung, khu đền này mới được xây dựng và công nhận là di tích lịch sử quốc gia, cũng là công trình để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Ban thờ chính của Mạc Đăng Dung. Có thể nói ông là một con người bị nhiều ý kiến bị lên án trong lịch sử, những cống hiến của ông và vương triều Mạc trong lịch sử để đảm bảo chủ quyền dân tộc vẫn còn nhiều tranh cãi.
Mạc Đăng Dung xuất thân là võ quan, vì thế ông có sức khỏe và võ nghệ hơn người, đặc biệt với cây đại đao của mình, Mạc Đăng Dung đã đánh Nam dẹp Bắc. Ngày nay, cây đao ấy vẫn được thờ dưới tượng của ông trong gian hậu điện tại Kiến Thụy, Hải Phòng.
Thanh long đao của Mạc Thái Tổ [còn được gọi là Định nam đao] được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ ở Việt Nam khẳng định là binh khí duy nhất của một danh tướng cũng như một vị vua dưới thời phong kiến Việt Nam vẫn còn lưu lại đến ngày nay.
Trải qua hơn 500 năm tuổi và 90 năm bị ăn mòn do chôn giấu dưới lòng đất nhưng cơ bản thanh long đao vẫn giữ được hình dạng và kích thước không khác mấy lúc ban đầu dù bị sứt mẻ và gỉ sét ở nhiều chỗ.
Thanh long đao của Mạc Thái Tổ dài 2,55m, cân nặng hiện tại 25,6kg, ước tính ban đầu, thanh đao này phải nặng hơn 35kg.
Cán đao bằng sắt rỗng dài 1,60m.
Lưỡi đao dài 0,95m.
Một hình đầu rồng bằng đồng thau che kín phần cuối lưỡi đao tiếp vào cán đao thay thế cho khâu đao [trông như thể đầu rồng đang há miệng nuốt lấy lưỡi đao].
Chỗ hình đầu rồng có "cá" chốt chặt lưỡi đao vào cán đao, phải nói, đây là một vũ khí phi thường không phải bất cứ người học võ nào cũng có thể sử dụng được.
Thanh đại đao này cũng được xem là một trong hai thanh long đao của một vị quân vương ở châu Á còn tồn tại đến nay và được lưu thờ là vật thái bảo. Thanh long đao còn lại là của Tống Thái Tổ [Triệu Khuông Dẫn], vua sáng lập ra nhà Bắc Tống.
Cũng có nhiều đánh giá khẳng định thanh Định nam đao của Mạc Thái Tổ [Mạc Đăng Dung] nặng hơn hai thanh long đao của Triệu Khuông Dẫn.
Cân nặng Định Nam Đao của Mạc Thái Tổ cũng không kém mấy so với thanh long đao Yển nguyệt của Quan Vũ thời Tam Quốc [theo tác giả La Quán Trung trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa thì long đao yển nguyệt của Quan Vũ cân nặng 82 cân thời Hán tức là khoảng 37kg thời nay].
Ngoài điện thờ còn rất nhiều những đồ thờ nhắc lại quá khứ huy hoàng của một võ tướng, một đấng quân vương xuất thân từ loạn lạc như trống trận, chiêng trận, kiệu rồng…
Ngắm đệ nhất binh khí thời phong kiến mới càng thấy khâm phục sức mạnh tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam. [Thực hiện: Minh Tú]

Chủ Đề