Yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường

Chúng tôi xin giới thiệu bài Các yếu tố cấu thành văn hóa được sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Những yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường?

Dưới đây là 7 yếu tố cấu thành nên ăn hoá nhà trường:

1. Bầu không khí nhà trường.

Bầu không khí tâm lý nhà trường là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể nhà trường, nó phản ánh tính chất, nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của từng thành viên trong tập thể sư phạm đó. Trạng thái tâm lý này của các thành viên tập thể có ảnh hưởng nhất định đến các quan hệ tâm lý trong tập thể, đến năng suất lao động và hiệu suất công tác của tập thể đó. Bầu không khí nhà trường tích cực là không khí
thoải mái, thân mật, phấn khởi của tập thể đoàn kết, nhất trí cao. Không khí tâm lý của tập thể phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể nảy sinh quá trình hoạt động chung. Đó cũng chính là tâm trạng chung của tập thể được hình thành thông qua giao tiếp hàng ngày, nhờ các cơ chế tâm lý xã hội lan truyền tâm trạng từ cá nhân này sang cả nhân khác, nhóm này sang nhóm khác, tập thể
này sang tập thể khác.
Bầu không khí nhà trường là một trong các yếu tố quan trọng thường được thảo luận đầu tiên khi muốn cải tiến kết quả học tập hay đánh giá hướng cải cách hệ thống giáo dục nhà trường; vì đó là mối quan hệ giữa thầy và trò; là môi trường mà tập thể sinh viên, đội ngũ giảng viên và nhân viên được thể hiện ra bằng quan điểm, thái độ của mỗi cá nhân trong nhà trường đã, đang và sẽ luôn là nhân tố trực tiếp cảm nhận được mỗi ngày ở trường.

2. Văn hóa quản lý trong nhà trường

Văn hoá quản lý trong nhà trường là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin, chuẩn mực đặc trưng của một nhà trường, với những biểu trưng vật chất và tinh thần khác nhau của chúng, được mọi thành viên của tổ chức chấp thuận, quy định và điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong quá trình thực định bởi nhiều yếu tố khác nhau như: đặc trưng về chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, các yếu tố tâm lý - xã hội trong nhà trường đó...Văn hóa quản lý là một biểu hiện sinh động trong hệ thống đa dạng của đời sống văn hóa nhà trường.

Văn hóa quản lý trong nhà trường ở cấp cao đẳng sư phạm thể hiện ở phong cách, phẩm chất đạo đức cũng như năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nền văn hóa quản lý có sự ảnh hưởng nhất định đến các thành tố ý thức, tư duy, thói quen, cách ứng xử, cách sắp đặt – quyết định – giải quyết mỗi vấn đề. ...Các thành tố này quyết định tạo ra định hướng nét riêng cho mỗi chủ trương, phương hướng kế hoạch, chính sách phát triển... của cá nhân lãnh đạo, quản lý một tổ chức sự phạm. Chính vì thế trong môi trường sư phạm, việc xác định và phát triển văn hóa quản lý là rất quan trọng.

Văn hóa quản lý trong nhà trường có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học, cũng như hiệu quả tổ chức, vận hành hệ thống nhằm hạn chế một cách có hiệu quả các tác động tiêu cực của biến đổi xã hội. Văn hoá lãnh đạo, quản lý góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội; nó có khả năng làm "mềm hoá" các mối quan hệ trong nhà trường, làm dịu những căng thẳng xã hội không cần thiết. Văn hoá lãnh đạo, quản lý góp phần củng cố niềm tin của con người vào các giá trị lý tưởng đã lựa chọn, góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới tổ chức đạt hiệu quả cao, thúc đẩy sự sáng tạo và nhạy bén với cái mới nâng kinh nghiệm, sự trải nghiệm lên thành quy tắc đối nhân xử thế trong hoạt động, khái quát hóa thành hệ thống giá trị, chuẩn mực, triết lý lãnh đạo, quản lý.khái quát hóa thành hệ thống giá trị, chuẩn mực, triết lý lãnh đạo, quản lý.

3. Văn hóa giảng dạy của giảng viên

Văn hóa giảng dạy của giảng viên thể hiện thông qua hoạt động giảng dạy, nâng cao năng lực nghiệp vụ và phẩm chất, đáp ứng một cách hiệu quả hoạt động giảng dạy và giáo dục của mỗi giảng viên, đảm bảo được sự tận tâm và chuyên nghiệp. Có thể đánh giá văn hóa giảng dạy cụ thể qua các tiêu chí như: Phong cách giảng dạy, phương pháp giảng dạy, năng lực giảng dạy; năng lực tìm hiểu và quản lý sinh viên; năng lực giáo dục; năng lực giao tiếp; năng lực hoạt động xã hội; năng lực tự học và nghiên cứu khoa học; thái độ, tình cảm và đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác văn hóa giảng dạy là văn hóa được thể hiện ở người dạy cho nên một yếu tố làm nên nó chính là đạo đức, phong cách, lối sống của những thầy giáo, cô giáo trong nhà trường. Tóm lại đạo đức tốt, chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu khoa học giỏi sẽ làm nền văn hóa giảng dạy chuẩn mực ở trong nhà trường Cao đẳng sư phạm.

4. Văn hóa học tập của sinh viên

Văn hóa học tập của sinh viên được thể hiện ở tỉnh chủ động và sáng tạo trong quả trình xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức học tập; mối quan hệ ứng xử với thầy cô và bạn bè, môi trường cảnh quan xung quanh; tính hướng nghiệp và đam mê nghề nghiệp. Cùng với giảng viên, sinh viên là những chủ thể và khách thể của quan hệ dạy – học, là một trong những nhân tố quyết định thành công của văn hóa nhà trường.

5.Văn hóa ứng xử trong nhà trường


Văn hóa ứng xử trong nhà trường là những biểu hiện qua hành vi, thái độ, lời nói trong các mối quan hệ ứng xử của mỗi cá nhân, tập thể nhà trường đối với môi trường xã hội, tự nhiên và với bản thân phù hợp với những chuẩn mực văn hóa, đạo đức của xã hội và điều kiện thực tiễn của nhà trường.



Văn hóa ứng xử trong nhà trường hay các quan hệ văn hóa giáo dục chính là các quan hệ xã hội được chuẩn hóa trong môi trường giáo dục và của nhà trường, cơ quan, công sở. Văn hóa ứng xử trong phạm vi nhà trường, bao gồm các phép ứng xử giữa các cá nhân [hoặc nhóm người] xoay quanh mỗi chủ đạo là quan hệ rise tiến niên miền viên quan hệ sinh viên của cán bộ công nhân gồm các phép ứng xử giữa các cá nhân [hoặc nhóm người] xoay quanh mối quan hệ chủ đạo là quan hệ giao tiếp giữa giảng viên – sinh viên – các cán bộ, công nhân viên trong trường và ngược lại [xét theo thứ bậc có quan hệ như lớn tuổi - nhỏ tuổi, cấp trên - cấp dưới, và quan hệ ngang như đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè…] trong khuôn khổ quy định của pháp luật và các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội. Chức năng của văn hóa ứng xử trong nhà trường là: Tham gia vào việc tổ chức và điều chỉnh các hoạt động nhà trường và chức năng giao tiếp. Nó có mối liên hệ hữu cơ, tác động tích cực đến sự phát triển và vị thế của nhà trường, cơ quan, công sở.

Vì vậy, phát triển VHNTr phải có sự phát triển của văn hóa ứng xử vừa là mục đích, vừa là động lực của sự phát triển của mỗi nhà trường.

6. Cảnh quan và môi trường sư phạm trong văn hóa nhà trường

Cảnh quan và môi trường sư phạm trong văn hóa nhà trường không chỉ dựa vào nét nhìn tỗng thể toàn cảnh công trình xây dựng nhà trường từ cỗng, hàng rào, bảng tên trường, các khẩu hiệu, bố trí lớp học, phòng làm việc...mà quan trọng chính là ý nghĩa giáo dục thể hiện qua các vật thể hiện hữu ấy. Môi trường văn hóa học đường là không gian sống động diễn ra các hoạt động văn hóa giáo dục đã được cải tạo, biến đổi “nhân hóa”, “văn hóa hóa” bằng cách thức quan hệ, thái độ, hành vi ứng xử và hành động của con người đối với môi trường, đối với cộng đồng xã hội tự nhiên xung quanh. Chính vì vậy, nếu các thành viên trong nhà trường chọn cho mình một lối ứng xử phù hợp, xây dựng nếp sống thân thiện với môi trường nói chung, môi trường văn hóa học đường nói riêng thì chắc chắn họ sẽ cải biến cảnh quan và môi trường sư phạm của nhà trường mình theo chiều hướng tích cực, thúc đẩy hoạt động học tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên.

7. Niềm tin và sự mong đợi của các thành viên

Niềm tin và sự trông đợi thường gắn với quan điểm, nhận xét cá nhân, như một quy tắc bất thành văn, theo năm tháng dần trở thành định hướng phổ quát khiến người ta nghe theo, tuân theo và trở thành giá trị của tổ chức. Khi văn hóa tổ chức có tác động mạnh và tích cực sẽ khiến cho các trông đợi lợi ích của cá nhân chỉ là một phần nhỏ, phụ thuộc và phải hi sinh cho lợi ích của tổ chức và ngược lại. Xây dựng
được niềm tin tốt chính là xây dựng được VHNTr vững mạnh. Do đó, khi người ta nói trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý là “định hưởng giá trị”, tức là nói về vai trò tạo dựng nền tảng hữu hình của văn hóa, tạo dựng kiễu niềm tin và trông đợi cần phải phát triển các thành tố thuộc về yếu tố hiện thực của văn hoá đó để từ đó niềm tin và sự kỳ vọng tốt đẹp về hình ảnh nhà trường cũng được hình thành.

Chủ Đề