Bảng quyết định cho điểm trung bình học lực năm 2024

Cách tính điểm trung bình môn học kỳ I theo quy định mới nhất về đánh giá học sinh THCS và THPT cơ bản được giữ nguyên nhưng có thay đổi trong xếp loại danh hiệu học sinh.

Công thức tính điểm trung bình môn học kỳ I

Theo Điều 9, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT), cách tính điểm trung bình môn học kỳ I (ĐTBmhk) đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số được tính theo công thức sau:

ĐTBmhk = (TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck)/ (Số ĐĐGtx + 5)

Trong đó, TĐĐGtx là tổng điểm đánh giá thường xuyên, ĐĐGtx là điểm đánh giá thường xuyên, ĐĐGgk là điểm đánh giá giữa kỳ, ĐĐGck là điểm đánh giá cuối kỳ.

Như vậy, các bài đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1, bài đánh giá giữa kỳ được tính hệ số 2 và bài đánh giá cuối kỳ được tính hệ số 3.

Tương tự, cách tính điểm trung bình môn học kỳ II (ĐTBmhkII) cũng sử dụng công thức trên.

Với điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn), kết quả được tính như sau:

ĐTBmcn = (ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII)/3

Theo công thức này, điểm trung bình môn học kỳ II được tính hệ số 2. Do đó, điểm số của học kỳ II có ý nghĩa quyết định tới kết quả học tập cả năm.

Cách tính điểm để xếp loại học sinh giỏi, học sinh xuất sắc

Cũng theo Thông tư 22, quy định về cách đánh giá kết quả học tập của học sinh có một số thay đổi so với quy định cũ.

Cụ thể, đối với môn học đánh giá bằng nhận xét, trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 1 trong 2 mức: Đạt, Chưa đạt.

Để được đánh giá Đạt, học sinh cần có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt. Những trường hợp còn lại được đánh giá Chưa đạt.

Tính trên cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo kết quả học tập của học kì II. Như vậy, nếu kết quả học tập của học kỳ II được đánh giá mức Đạt thì kết quả cả năm được đánh giá Đạt, và ngược lại.

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 1 trong 4 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

Với mức Tốt, học sinh cần có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt. Đồng thời, tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn học đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Về xếp loại học sinh, quy định mới bỏ danh hiệu học sinh tiên tiến và bỏ khen thưởng theo học kỳ. Hiệu trưởng sẽ chỉ tặng giấy khen thưởng cuối năm học cho học sinh đạt danh hiệu xuất sắc và giỏi.

Để đạt danh hiệu "Học sinh Xuất sắc", ngoài kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt, học sinh cần có ít nhất 6 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số đạt từ 9,0 điểm trở lên.

Danh hiệu "Học sinh Giỏi" dành cho học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

Cách tính điểm và xếp loại học sinh này được áp dụng từ năm học 2021-2022 với học sinh lớp 6. Từ năm học 2022-2023 bắt đầu áp dụng với lớp 10.

Từ năm học 2023-2024, các khối lớp áp dụng quy định đánh giá học sinh mới gồm: 6, 7, 8, 10, 11.

Trước đó, theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ban hành năm 2020, việc xét công nhận danh hiệu học sinh có ba danh hiệu: học sinh giỏi, học sinh tiên tiến và học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện.

Căn cứ Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT' onclick="vbclick('20894', '359463');" target='_blank'>Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:

+ Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;

+ Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

- Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:

+ Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);

+ Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;

+ Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.

+ Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.

Theo đó, học lực yếu được quy định theo Khoản 4 Điều 13 Quy chế này cũng quy định học sinh đạt loại yếu khi: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.

Như vậy, theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp mà bạn đề cập thì bạn được xếp vào loại yếu vì có một môn 3,4. Theo đó, bạn sẽ không được lên thẳng lớp mà sẽ phải thi lại môn anh văn. Nếu môn học này kiểm tra lại đạt loại trung bình trở lên thì bạn được xét lên lớp. Trong trường hợp không đạt bạn sẽ phải ở lại lớp.

Trường hợp tổng điểm trung bình xếp loại yếu thì có phải ở lại không?

Căn cứ Điều 16 Quy chế này quy định về việc kiểm tra lại các môn học như sau:

Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại CĐ để kiểm tra lại. Kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.

Đối với trường hợp tổng điểm tất cả các môn loại yếu thì sẽ được chọn một môn bất kỳ để kiểm tra lại. Nếu kiểm tra lại đạt loại trung bình sẽ được lên lớp.