Giá trị hàng hóa là gì cho ví dụ năm 2024

Giá trị hàng hóa là gì cho ví dụ năm 2024

Câu 1 : KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HOÁ ?

Giá trị hàng hóa: là lao động của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng

hóa.

Trong trao đổi, các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với

nhau là vì chúng có một điểm chung, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao

động.Hay nói cách khác chúng đều có giá trị.Khi sản phẩm là hàng hóa, sản phẩm

được đặt trong quan hệ giữa người mua và người bán, trong quan hệ xã hội. Khi

đó, lao động hao phí để sản xuất hàng hóa mang tính xã hội, thể hiện quan hệ xã

hội của những người sản xuất. Do đó, giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã

hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi

hàng hóa và là một phạm trù lịch sử. Khi nào có sản xuất, trao đổi hàng hóa, khi đó

có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao

đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị.

Câu 2: KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG NÊU VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG ?

- Khái niệm thị trường

+ Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa

các chủ thể kinh tế với nhau. Ở đó, người mua sẽ tìm được những hàng hóa và dịch

vụ mà mình cần, người bán sẽ thu được một số tiền tương ứng. Thị trường thể hiện

dưới các hình thái: chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động…

+ Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi,

mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành trong những điều kiện lịch sử,

kinh tế, xã hội nhất định. Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ

kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ hợp tác – cạnh tranh…

và các yếu tố tương ứng với các quan hệ trên. Tất cả các quan hệ và yếu tố kinh tế

trong thị trường đều vận động theo quy luật của thị trường.

- Vai trò của thị trường

+) Một là, thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển

+) Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra

cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

+) Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế

quốc gia với nền kinh tế thế giới.

CÂU 3 : KHÁI NIỆM TƯ BẢN BẤT BIẾN,TƯ BẢN KHẢ BIẾN

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi mua bán. Đã là hàng hóa thì phải có đủ hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.

a) Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa.

- Khái niệm: giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể là sự thỏa mãn trực tiếp (tư liệu sinh hoạt) hay sự thỏa mãn gián tiếp (tư liệu sản xuất). - Đặc điểm của giá trị sử dụng: + Giá trị sử dụng do các thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định, với ý nghĩa đó giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Nó không phải do ý chí chủ quan của người sản xuất quy định mà do thuộc tính vốn có, bản chất của vật phẩm ấy. Ví dụ như gạo công dụng thỏa mãn nhu cầu ăn của con người là do tính chất lý hóa có tinh bột, vitamin trong gạo tạo nên và nó không thay đổi cho dù do ai sản xuất ra hay trong xã hội nào thì gạo vẫn có công dụng là thỏa mãn nhu cầu ăn của con người giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

+ Số lượng giá trị sử dụng của hh phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người.Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao thì càng khám phá ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa. Ví dụ như than đá ban đầu chỉ làm chất đốt, ngày nay còn được dùng để làm kim cương, máy lọc nước/ Ngành công nghiệp hóa dầu + Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng tồn tại ở dạng nội dung vật chất của của cải. + Với tư cách là thuộc tính của hàng hóa, giá trị sử dụng không phải cho người sản xuất ra nó mà cho người khách thông qua trao đổi mua bán. Do đó, giá trị sử dụng là vật mang trong nó giá trị trao đổi. \=> Vật là hàng hóa thì dứt khoát phải có giá trị sử dụng. Tuy nhiên vật mang giá trị sử dụng chưa chắc đã phải là hàng hóa. Ví dụ như nước suối, hoa quả rừng, vải người thợ dệt ra tự tiêu dùng, gạo người nông dân trồng để ăn.

b) Thuộc tính giá trị của hàng hóa

- Giá trị trao đổi: là một quan hệ số lượng, là một tỷ lệ mà theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với giá trị sử dụng loại khác. Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc Sở dĩ vải có thể trao đổi được với thóc là do giữa vải và thóc phải tồn tại một cơ sở chung để cả vải và thóc phải quy được về cơ sở chung đó theo một tỷ lệ nhất định.Cơ sở chung đó không phải là giá trị sử dụng bởi giá trị sử dụng của vải và thóc là khác nhau. Do đó, nếu gạt bỏ giá trị sử dụng sang một bên thì giữa chúng tồn tại một cơ sở chung là để sản xuất ra vải và thóc thì người sản xuất phải hao phí lao động. Hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong vật phẩm chính là cơ sở chung để vải và thóc có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo một tỷ lệ nhất định => Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của trị

- Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi là sự biểu hiện ra bên ngoài của giá trị. - Đặc điểm của giá trị: + Thuộc tính giá trị là 1 phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.Nếu không có sx hàng hóa, ko có trao đổi thì ko nhất thiết phải đi tìm cơ sở chung cho sự trao đổi. Do đó sẽ ko có phạm trù giá trị + Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa \=> Giá trị là hao phí lao động của con người được kết tinh trong hàng hóa. Tuy nhiên, ko phải mọi hao phí lao động của con người được kết tinh trong vật phẩm đều mang hình thái giá trị. VD: những vật phẩm tự cung tự cấp cũng chứa đựng hao phí của con người nhưng nó ko mang hình thái giá trị.

c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.

Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nhưng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. - Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: Chúng là hai thuộc tính của một thực thể của một hàng hóa thống nhất mà thiếu một trong hai thuộc tính đó không thành hàng hóa.(giá trị sử dụng là cơ sở để hình thành giá trị còn giá trị là phương tiện để giá trị sử dụng được thể hiện). Ví dụ: nước suối, hoa quả rừng chúng là những vật phẩm có giá trị sử dụng nhưng không có giá trị nên không được coi là hàng hóa.hay nếu một sản phẩm có giá trị nhưng không có giá trị sử dụng như máy tính vừa sản xuất ra bị lỗi.

Giá trị sử dụng là gì cho ví dụ?

+ Giá trị sử dụng được coi là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người (Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất, …).

Giá trị hàng hóa là gì trong kinh tế chính trị?

Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá. - Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

Hàng hóa sức lao động là gì cho ví dụ?

Hàng hóa sức lao động là kết quả của việc biến đổi sức lao động của con người thành một loại hàng hóa có khả năng trao đổi và mua bán trên thị trường (như là tạo ra bức tranh, túi xách, bài hát…). Điều này phản ánh sự kết hợp giữa năng lực lao động và quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khái niệm về giá trị là gì?

Giá trị là khái niệm có thể đề cập đến: Giá trị quan—là những nguyên tắc, chuẩn mức, tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con người. Giá trị (kinh tế học) Giá trị (toán học)—là đại lượng có thể thay đổi được trong toán học.