1 lần chữa gút hết bao nhiêu tiền năm 2024

Bệnh Gout [gút] là một trong các bệnh đặc trưng của xương khớp có liên quan đến quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Từng được mệnh danh là “bệnh của nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh Gout không còn hiếm nữa, tỷ lệ mắc bệnh đang dần gia tăng và có xu hướng dần trẻ hóa. Vậy có những dấu hiệu bệnh gout nào giúp phát hiện kịp thời để điều trị hiệu quả?

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Bệnh Gout xảy ra khi acid uric máu dư thừa lắng đọng thành các tinh thể ở khớp gây ra tình trạng viêm, sưng và đau. Vì vậy tất cả các yếu tố làm tăng acid uric đều là tác nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh gout. Sau đây là 6 nguyên nhân gây bệnh:

Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều purin như các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…

Uống nhiều rượu bia, cà phê và các chất kích thích.

Do người bệnh sử dụng nhiều loại thuốc lợi tiểu như hypothiazid, lasix… có thể làm tăng axit uric và gây ra các đợt gút cấp tính.

Do yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình bị bệnh gút cũng có khả năng mặc bệnh lý này.

Những người thừa cân và béo phì thường có nguy cơ cao mắc bệnh gút.

Người có bệnh lý nền như tiểu đường, sỏi thận, suy tim sung huyết, cao huyết áp, kháng insulin, rối loạn chuyển hóa,…

  1. Dấu hiệu bệnh Gout

Cơn đau dữ dội tại các khớp, nhất là vào buổi đêm.

Tại các khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ, cảm giác nóng ở khớp và chạm vào sẽ thấy đau.

Đau khớp do cơn gout thường diễn ra khoảng 5 – 7 ngày sau đó giảm dần. Khi hết cơn đau khớp sẽ hoạt động bình thường trở lại.

Bệnh nhân bị hạn chế vận động do các cơn đau khớp.

Khi quan sát thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, các bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm và thực hiện các xét nghiệm liên quan để có được kết quả chính xác. Một số xét nghiệm chẩn đoán cần thiết gồm có: xét nghiệm máu, chụp X – quang, làm siêu âm, kiểm tra dịch lỏng trong khớp.

  1. Biến chứng của bệnh Gout

Bệnh tái phát nhiều lần

Bệnh phát triển tạo ra các cục tophi bên trong khớp

Sỏi thận

  1. Phòng ngừa bệnh Gout

Để phòng tránh bệnh Gout hiệu quả cần sự tham gia nghiêm túc của người bệnh trong việc tuân thủ và thực hiện các chỉ dẫn. Các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả mà bạn nên áp dụng như sau:

+ Chú ý đến cân nặng: Thừa cân, béo phì hiện nay được xem là một căn bệnh hiện đại bởi nó rất phổ biến và kéo theo nhiều hệ quả về các bệnh lý liên quan trong đó có Gout.

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều đạm động vật, thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật [gan, thận, não, lách], cá trích, cá thu, sò, trai,… Hạn chế tối đa các loại thức ăn cay, nóng.

Cần tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, đặc biệt là quả anh đào và quả mâm xôi có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ thuyên giảm bệnh.

Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố, hỗ trợ quá trình chuyển hóa axit uric, đặc biệt nên uống nhiều các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat. Cần loại bỏ rượu, bia, các loại nước có gas hoặc hạn chế tới mức thấp nhất có thể.

+ Rèn luyện lối sống lành mạnh: Cần có thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, gia tăng các hoạt động thể chất để rèn luyện sức khỏe cơ khớp.

Gout là một trong những bệnh lý xương khớp gây ra những cơn đau dữ dội cho người mắc, làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Các loại thuốc Gout được áp dụng trong điều trị hiện nay cho hiệu quả cải thiện triệu chứng, giảm đau và dự phòng đợt cấp của bệnh.

1. Tìm hiểu về bệnh Gout

Gout là một dạng viêm khớp vi tinh thể xảy ra do nồng độ Acid Uric tăng cao làm lắng đọng Urat trong màng hoạt dịch và gây ra viêm các khớp.

Nguyên nhân

Acid Uric là sản phẩm của quá trình phân hủy nhân purin trong ADN và ARN. Ngoài ra, sự chuyển hóa của các acid nucleic từ thức ăn hoặc tế bào đã chết cũng tạo ra Acid Uric. Sau đó, hợp chất này theo máu đến thận để lọc và đào thải ra ngoài. Nếu nồng độ Acid Uric trong máu tăng hoặc cơ thể không thể đào thải ra ngoài sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ trong các mô cơ thể, bao gồm xoang khớp và gây viêm.

Những yếu tố có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa Acid Uric là:

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống giàu purine như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,…
  • Giảm khả năng đào Acid Uric qua thận: Thận có nhiệm vụ loại bỏ Acid Uric khỏi cơ thể. Nếu quá trình diễn ra chậm sẽ tạo điều kiện cho sự tích tụ của tinh thể Urat trong khớp. Nguyên nhân có thể do bệnh thận hoặc ảnh hưởng của một số loại thuốc.
  • Bệnh tim mạch: Huyết áp, bạch cầu,…
  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác có thể làm tăng khả năng bị bệnh Gout.
  • Di truyền: Những gia đình có người thân bị bệnh Gout thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như lợi tiểu, cao huyết áp, thuốc ức chế tế bào,… có thể làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu.

Acid Uric tăng cao dẫn đến tích tụ Urat trong màng hoạt dịch và gây viêm khớp

Dấu hiệu nhận biết

Người bị Gout có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:

  • Các khớp có triệu chứng viêm, nóng, đỏ, đau dữ dội, nhất là khi trời lạnh hoặc vào ban đêm, lúc rạng sáng.
  • Cơn đau khiến việc vận động các khớp trở nên khó khăn.
  • Bệnh tiến triển có thể hình thành các cục tophi bên trong khớp, phổ biến là ở sụn vành tai, khuỷu tay, ngón tay, ngón chân,…
  • Khớp cứng, sưng và bị biến dạng, mất dần khả năng vận động.
  • Urat tích trữ lâu ngày có thể hình thành sỏi thận dẫn đến tiểu buốt, tiểu gắt, són tiểu, đau khi đi tiểu, tiểu ra máu,…

Người bị Gout sẽ có triệu chứng đau dữ dội các khớp gây cản trở vận động

2. Các thuốc Gout được dùng phổ biến hiện nay

Tùy vào từng trường hợp, mức độ bệnh lý mà các loại thuốc trị Gout được sử dụng sẽ có sự khác nhau. Trong đó, có 2 loại thuốc Gout chính là thuốc điều trị Gout cấp tính và mạn tính và được bán theo đơn của bác sĩ. Một số loại thuốc Gout phổ biến hiện nay là:

Thuốc trị Gout cấp tính

Các loại thuốc Gout được chỉ định cho những trường hợp cấp tính là:

  • Thuốc chống viêm không Steroid - NSAID: Thuốc có tác dụng giảm đau và viêm hiệu quả nhưng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, viêm loét dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan, thận. Một số loại thuốc NSAID thường gặp như Naproxen, Indomethacin, Sulindac,…
  • Thuốc Colchicine: Được chỉ định điều trị bệnh Gout và một số bệnh viêm khớp khác do tinh thể. Trong điều trị Gout, thuốc Colchicine có tác dụng giảm triệu chứng nếu xuất hiện trong vòng 36 giờ và cho hiệu quả từ 6 - 12 tiếng. Ngoài ra, với liều thấp, Colchicine được sử dụng để dự phòng nguy cơ bùng phát trong tương lai. Tuy nhiên, phải thận trọng khi sử dụng thuốc liều cao hoặc trong thời gian kéo dài.
  • Thuốc chống viêm Steroid - Corticosteroid: Được chỉ định khi các nhóm thuốc Gout điều trị cấp tính là NSAID, Colchicine không mang lại hiệu quả. Nhóm thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Prednisolone là loại thuốc trị Gout phổ biến thuộc nhóm này.

Thuốc trị Gout mạn tính

Nhóm thuốc Gout mạn tính hầu hết đều có thể sử dụng lâu dài nhằm mục đích hạ Acid Uric trong máu, giảm viêm và ngăn ngừa biến chứng. Dựa vào cơ chế tác động của thuốc vào những khâu khác nhau trong quá trình chuyển hóa Acid Uric mà phân thành các nhóm:

  • Ức chế sự tổng hợp Acid Uric trong máu: Allopurinol, Febuxostat.
  • Thúc đẩy quá trình đào thải Acid Uric: Probenecid.
  • Tiêu hủy Acid Uric : Pegloticase.
  • Ức chế sự tái hấp thu Acid Uric tại thận: Lesinurad.

Các loại thuốc trị Gout cho hiệu quả trong giảm đau và viêm, dự phòng đợt cấp

Thuốc dự phòng đợt cấp

Bệnh Gout có khả năng tái phát nhiều lần. Do đó, để hạn chế nguy cơ bùng phát đợt Gout cấp thì ngoài 2 nhóm thuốc ở trên, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc khác để kiểm soát nồng độ Urat trong các mô. Các nhóm thuốc dự phòng đợt Gout thường gặp là:

  • Thuốc ức chế Xanthine Oxidase để giảm Acid Uric trong máu.
  • Thuốc tăng cường đào thải qua thận.
  • Enzyme phân hủy Acid Uric.
  • Các loại thuốc trị Gout cấp tính ở liều thấp cũng có thể được sử dụng với thuốc hạ Acid Uric trong máu để dự phòng bệnh từ 3 - 6 tháng.

Bất kể loại thuốc Gout nào hiện nay cũng cần phải sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. Người bệnh cần phải tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc uống hoặc áp dụng các mẹo dân gian để trị Gout. Điều này có thể khiến bệnh ngày càng trở nên nặng hơn, quá trình điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn, thậm chí là gây ra những hậu quả khó lường ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe.

Ngoài việc sử dụng thuốc Gout đúng theo chỉ định, người bệnh còn phải tái khám định kỳ theo lịch hẹn để kiểm soát bệnh. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn hợp lý, hạn chế các loại thực phẩm có chứa thành phần purin cao, không uống rượu, bia, hút thuốc lá và tập thể dục đều đặn để cải thiện tình trạng bệnh.

MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy để thăm khám và điều trị bệnh Gout

Nếu quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị Gout, hãy đến ngay các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Mọi thông tin cần được tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.

Chủ Đề