10 trần văn thời phường 3 tp bạc liêu

Huyện mang tên nhà cách mạng Việt Nam Trần Văn Thời. Địa bàn huyện này thuộc Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Trần Văn Thời nằm ở phía tây của tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Cà Mau và huyện Cái Nước
  • Phía tây giáp vịnh Thái Lan
  • Phía nam giáp huyện Phú Tân
  • Phía bắc giáp huyện U Minh và huyện Thới Bình.

Huyện có diện tích 702,72 km², dân số năm 2019 là 197.679 người, mật độ dân số đạt 281 người/km².

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Trên địa bàn huyện có nhiều cửa biển lớn và nhỏ thông ra Biển Tây, trong đó lớn nhất là cửa sông Ông Đốc.

Huyện Trần Văn Thời là một trong những đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh Cà Mau về khai thác thủy sản, phát triển nông nghiệp và nuôi cá đồng.

Huyện có trên 22 km bờ biển, có điều kiện phát triển nghề khai thác thủy sản trên biển. Trong đó, cửa biển sông Ông Đốc rộng, sâu, ít gió bão, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão và thực hiện các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Trần Văn Thời có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trần Văn Thời [huyện lỵ], Sông Đốc và 11 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Hải, Khánh Hưng, Khánh Lộc, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc, Trần Hợi với 151 khóm, ấp.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1945-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Pháp thuộc, địa bàn này vẫn là một phần nhỏ của quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến năm 1956. Ngày 9 tháng 3 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Cà Mau, tách ra khỏi tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên đến ngày 22 tháng 10 năm 1956 tỉnh Cà Mau lại đổi tên thành tỉnh An Xuyên.

Thời Việt Nam Cộng hòa, địa bàn này vốn là quận Sông Ông Đốc thuộc tỉnh An Xuyên sau năm 1956, gồm 3 xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây và Phong Lạc. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, quận Sông Ông Đốc bị giải thể.

Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1951, chính quyền Việt Minh thành lập huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Bạc Liêu, bao gồm các xã: Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Trần Hợi, Hưng Mỹ, Khánh An, Khánh Lâm. Sau năm 1956, chính quyền Cách mạng đặt huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976. Địa bàn huyện Trần Văn Thời lúc bấy giờ tương ứng với quận Sông Ông Đốc thuộc tỉnh An Xuyên của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Từ năm 1976 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1976, huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải, ban đầu viết là Trần Thời, bao gồm thị trấn Sông Ông Đốc [từ ngày 14 tháng 2 năm 1984 về sau gọi là thị trấn Sông Đốc] và 5 xã: Khánh Hưng A, Khánh Hưng B, Trần Hợi, Phong Lạc, Khánh Bình.

  • Quyết định 181-CP ngày 11 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập xã Lý Văn Lâm, xã Lương Thế Trân vào huyện Trần Văn Thời.
  • Quyết định 275-CP ngày 25 tháng 7 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ điều chỉnh địa giới một số xã của huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải:
  • Chia xã Khánh Hưng A thành năm xã lấy tên là xã Khánh Dân, xã Khánh Hải, xã Khánh Hiệp, xã Khánh Hòa và xã Khánh Hưng.
  • Chia xã Khánh Hưng B thành hai xã lấy tên là xã Khánh Tân và xã Khánh Hưng B.
  • Chia xã Trần Hợi thành bốn xã và một thị trấn, lấy tên là xã Khánh Lộc, xã Khánh Dũng, xã Khánh Xuân, xã Trần Hợi và thị trấn Trần Văn Thời.
  • Chia xã Phong Lạc thành ba xã lấy tên là xã Phong Phú, xã Phong Điền và xã Phong Lạc.
  • Chia xã Khánh Bình thành bốn xã lấy tên là xã Khánh Bình, xã Khánh Bình Trung, xã Khánh Bình Đông và xã Khánh Bình Tây.
  • Thành lập một xã mới ở vùng sông ông Đốc lấy tên là xã Lợi An.
  • Quyết định 33B-HĐBT ngày 14 tháng 2 năm 1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của huyện Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải:
  • Giải thể xã Phong Phú để sáp nhập vào xã Phong Lạc và xã Lợi An:
  • Sáp nhập xã Khánh Dũng và xã Khánh Hưng thành một xã lấy tên là xã Khánh Hưng.
  • Sáp nhập xã Khánh Xuân và xã Trần Hợi thành một xã lấy tên là xã Trần Hợi.
  • Giải thể xã Khánh Bình Trung để sáp nhập vào xã Khánh Bình và xã Khánh Bình Đông.
  • Sáp nhập xã Khánh Dân và xã Khánh Hiệp thành một xã lấy tên là xã Khánh Dân.
  • Quyết định 51/QĐ-TCCP ngày 2 tháng 2 năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải:
  • Hợp nhất hai xã Khánh Đông, Khánh Tây thành xã Khánh Bình Đông.
  • Đổi tên xã Khánh Xuân thành xã Trần Hợi.
  • Hợp nhất hai xã Khánh Dân, Khánh Hưng thành xã Khánh Hưng.
  • Hợp nhất hai xã Khánh Hưng B, Khánh Tân thành xã Khánh Bình Tây.
  • Hợp nhất hai xã Khánh Hải, Khánh Hòa thành xã Khánh Hải.
  • Tách một phần đất xã Phong Lạc nhập vào xã Lợi An.
  • Tách một phần đất thị trấn Sông Đốc nhập vào xã Phong Lạc.
  • Huyện Trần Văn Thời lúc này gồm có 2 thị trấn: Trần Văn Thời [huyện lị], Sông Đốc và 8 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh Hải, Khánh Hưng, Lợi An, Phong Lạc, Trần Hợi.
  • Nghị quyết ngày 6 tháng 11 năm 1996 của Quốc hội, chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, Khi đó huyện Trần Văn Thời trở thành huyện của tỉnh Cà Mau.
  • Nghị định 42/1999/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về việc thành lập xã Khánh Bình Tây Bắc trên cơ sở có 9.864 ha diện tích tự nhiên và 17.212 người của xã Khánh Bình Tây.
  • Nghị định 113/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau:
  • Thành lập xã Phong Điền trên cơ sở 5.578,88 ha diện tích tự nhiên và 13.208 người của xã Phong Lạc.
  • Thành lập xã Khánh Lộc trên cơ sở 2.478 ha diện tích tự nhiên và 8.215 người của xã Trần Hợi.
  • Quyết định 1151/QĐ-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc công nhận thị trấn Sông Đốc là .

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Thu nhập chính của huyện này là thủy sản và nông lâm nghiệp:

  • Thủy sản gồm từ nuôi trồng và đánh bắt trên biển
  • Nông lâm nghiệp chủ yếu là trồng lúa hai vụ, rau màu và rừng tràm.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Biển số xe:

- N1[5 số].

- S1[4 số].

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đồng lúa Khánh Hải
  • Trung tâm hành chính xã Khánh Hải
  • Một cảnh trong khu du lịch Hòn Đá Bạc
  • Bia di tích Hòn Đá Bạc.
  • Đôi rồng cảnh được thiết kế giống như một cổng chào
  • Đôi rồng cảnh làm bằng xi măng cốt sắt tại Khu du lịch Hòn Đá Bạc]]
  • Tượng đài và nhà trưng bày chiến thắng Kế hoạch phản gián CM12
  • Lăng Ông Nam Hải
  • Bộ xương cá voi trong Lăng Ông Nam Hải
  • Nhà hàng và khách sạn Hòn Đá Bạc.
  • Một góc ấp Đá Bạc B [ở cạnh Khu du lịch Hòn Đá Bạc]
  • Một cảnh ở tại khu du lịch [ảnh 1]
  • Một cảnh ở tại khu du lịch [ảnh 2]
  • Một cảnh ở tại khu du lịch [ảnh 3]
  • Một cảnh ở tại khu du lịch [ảnh 4]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cà Mau”. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2020.
  • Tổng cục Thống kê
  • Quyết định 181-CP năm 1977 về việc giải thể huyện Châu Thành thuộc tỉnh Minh Hải và việc sáp nhập các xã trước đây thuộc huyện Châu Thành vào một số huyện khác thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 275-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 33B-HĐBT năm 1987 về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường, thị trấn của các thị xã Bạc Liêu, cà Mau và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân, Thới Bình, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Minh Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành[liên kết hỏng]
  • Quyết định 51/QĐ-TCCP điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải
  • Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  • Nghị định 42/1999/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Cái Nước và Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau
  • Nghị định 113/2005/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Thới Bình và Năm Căn, tỉnh Cà Mau[liên kết hỏng] Quyết định số 1151/QĐ-BXD năm 2012 về việc công nhận thị trấn Sông Đốc là đô thị loại IV trực thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau

Chủ Đề