15 tuổi có được thuê nhà nghỉ không

Ngày hỏi:10/09/2019

Con tôi hiện đang là học sinh lớp 11, cháu xin phép được đi chơi xa với các bạn trên Đà Lạt, theo tôi biết hiện nay thì luật pháp chỉ cho phép người đủ 18 tuổi thuê khách sạn, nhà nghỉ để lưu trú khi du lịch, vậy thì con tôi và các bạn nó có thể lên Đà Lạt và thuê phòng ở trong thời gian du lịch không?

  • Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    Mặt khác giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Việc con bạn thuê nhà nghỉ được hiểu là việc tham gia giao dịch dân sự, hay nói cách khác đây chính là giao kết hợp đồng thuê nhà - bất động sản trong thời gian ngắn.

    Như vậy, căn cứ quy định của pháp luật thì con bạn mới là học sinh cấp ba và chưa đủ 18 tuổi nên khi thuê nhà nghỉ sẽ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    Bên cạnh đó căn cứ Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định người đại diện theo pháp luật gồm cha, mẹ đối với con dưới 18 tuổi; người giám hộ đối với người được giám hộ; người do tòa án chỉ định. Sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật cần được thể hiện qua văn bản, có sự xác nhận của chính quyền địa phương.

    Trong trường hợp này bạn có thể đến ủy ban nhân dân xã để lập văn bản xác nhận việc cho con bạn được phép thuê phòng khách sạn trong thời gian du lịch thì con bạn sẽ được thuê phòng bạn nhé.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn pháp lý đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật nhà ở năm 2014

Căn cứ vào điểm a Khoản 2 Điều 119 Luật nhà ở năm 2014 quy định:

Điều 119. Điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở

2. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, nhận đổi, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận thế chấp, mượn, ở nhờ, được ủy quyền quản lý nhà ở là cá nhân thì phải có điều kiện sau đây:

a] Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch;”

Như vậy, cá nhân trong nước muốn thực hiện các giao dịch về nhà ở phải có đủ năng lực hành vi dân sự. Vậy luật pháp quy định gì về người có năng lực hành vi dân sự?

Tại điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định điều này:

Điều 20. Người thành niên

  1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
  2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.”

Chính việc người không có đủ hành vi dân sự sẽ không thể thực hiện các giao dịch về nhà ở cho nên để thỏa mãn điều kiện này Bên thuê nhà ở phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Điều 21. Người chưa thành niên

  1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
  2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Người đại diện theo pháp luật cá nhân?

Theo quy định của Bộ luật dân sự, đại diện là việc một người [gọi là người đại diện] nhân danh và vì lợi ích của người khác [người được đại diện] xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

15 tuổi có được thuê nhà không?

Căn cứ theo điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Như vậy, người đại diện theo pháp luật của người thành niên đó chính là cha, mẹ hoặc người giám hộ. Trong trường hợp không có cha mẹ, hay người giám hộ thì người đại diện theo pháp luật sẽ do Tòa án chỉ định.

15 tuổi có được thuê nhà không?

Đồng thời lưu ý các giao dịch như ký hợp đồng thuê nhà trọ mà không có chữ ký, ý kiến đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên thì hợp đồng thuê nhà trọ này sẽ bị vô hiệu.

15 tuổi có được thuê nhà không?

Khi đó giao dịch dân sự sẽ vô hiệu do không đảm bảo được các điều kiện tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b] Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c] Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” 15 tuổi có được thuê nhà không?

15 tuổi có được thuê nhà không?

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Chúc bạn thành công!

Chuyên viên: Nguyễn Phạm Duy Nhạc  

SĐT: 0973.212.487

Luật sư PHẠM THỊ NHÀN                              Hotline:  0968.605.706.hoặc 0909257165

+  //luatsunhadathcm.com/   [Website chuyên đất đai]

+   //luatsulyhon.com.vn/ [Website chuyên ly hôn]

+ youtube: //www.youtube.com/channel/UCRVhgDnAXEWUVDum80drWTQ

+Fanpage: //www.facebook.com/LU%E1%BA%ACT-S%C6%AF-NH%C3%80-%C4%90%E1%BA%A4T-1057002254479124

//luatsunhadathcm.com/tu-van-dat-dai/

//www.youtube.com/watch?v=8nh2yE9Mth4

Con tôi có được tự thuê nhà nghỉ mà không cần sự đồng ý của vợ chồng tôi?

Bạn đọc Nguyễn Ngọc Như [quận 3, TP.HCM]

Luật sư Lê Dũng, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Thuê nhà nghỉ được hiểu là việc tham gia giao dịch dân sự, hay nói cách khác đây chính là giao kết hợp đồng thuê nhà - bất động sản trong thời gian ngắn.

Như vậy, theo điều luật vừa nêu, con bạn 16 tuổi nên khi thuê nhà nghỉ sẽ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Cũng theo Điều 136 bộ luật trên, người đại diện theo pháp luật gồm cha, mẹ đối với con dưới 18 tuổi; người giám hộ đối với người được giám hộ; người do tòa án chỉ định. Sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật cần được thể hiện qua văn bản, có sự xác nhận của chính quyền địa phương.

TRÚC PHƯƠNG ghi

Video liên quan

Chủ Đề