1kg giò kẹp được bao nhiêu cặp bánh dày

Cho nước ấm vào tô bột và trộn đều sau đó dùng tay nhồi bột cho tới khi thành 1 khối bột mịn dẻo, bọc kín tô bột và để bột nghỉ 15 phút.

Bước 3

Lấy khối bột ra và chia thành 8 phần đều nhau, với nguyên liệu trên sẽ làm được 4 cặp bánh. Vo tròn từng viên bột lại sau đó ấn dẹt sao cho bánh được tròn nhé.

Bước 4

Cho nhiều nước vào nồi, bật bếp đun sôi sau đó cho 1 thìa dầu ăn, 1 xíu muối vào nồi nước rồi cho bánh vào luộc tới khi bánh nổi lên thì luộc thêm 1-2 phút nữa cho bánh chín hẳn mới dùng muôi thủng để vớt bánh ra, để cho bánh nguội.

Giò lụa thái thành từng khoanh dầy 1 chút, bạn có thể cắt lá chuối sạch thành từng miếng tròn để đựng bánh, khi bánh đã nguội bạn lấy 1 cái bánh đặt vào lá chuối đã cắt sẵn rồi đặt miếng giò lên sau cùng lấy 1 miếng bánh chồng lên trên. Như vậy là bạn đã có những cặp bánh dày giò xinh xắn và ngon miệng rồi nhé!

Tự tay làm ra những cặp bánh dày giò trắng mịn và dẻo dai, kẹp với giò lụa thơm ngon, ăn thật đã miệng.

Thèm cái món bánh dày kẹp chả lắm; mà mấy nơi hay bán món này thường có miếng chả hơi bị mỏng nên ăn không có 'sướng'. Nên tui là tui quyết tâm phải tìm cho ra bằng được nơi nào bánh chả riêng, bánh riêng để về cắt mấy cục chả bự chà bá cắn cho đã.

Và rồi, tui đã tìm được nè.

Giò chả Tường Vy nằm ở địa chỉ số 251/6 Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3, mở cửa từ 6:00 sáng đến 7:00 tối.

Quán có nhiều loại chả: chả lụa, chả bì, chả chiên, chả huế, chả bách vị trứng muối,... ta nói mấy xe bánh mì, quán bún bò, bún riêu đều đến đây để lấy chả về bán. Nơi đây nổi tiếng giá rẻ và đồ ăn thì rất chất lượng.

Những miếng chả chiên vừa ra lò, nóng hỏi, thơm phức, giá chỉ có 120K/1kg, bạn mua bao nhiêu cũng được, mà nhân viên ở Tường Vy cân phóng khoáng lắm, lúc nào cũng cho thêm hết á.

Nửa ký cắt ra miếng nào miếng nấy siêu dày.

Mua thêm bánh dày chỉ có 2K - 1 cặp, kẹp với chả nhìn thôi đã thấy cực hấp dẫn rồi.

Mọi người nên lưu ý nhe, quán bán chả riêng - bánh riêng nha.

Nhìn vô là thấy nguyên cặp bánh dày cộng lại còn không dày bằng miếng chả Bánh dày tránh để lâu ngoài gió, dễ bị khô cứng.

Thật tâm, thật lòng, nhìn vô cái bánh dày kẹp chả của mình thì ai cũng nhìn ra mục đích là: ăn chả là chủ yếu,kakaka... chả ngon là điều không cần bàn cãi luôn.

Mỗi buổi sáng, khắp phố phường Hà Nội, những người dân ở Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên lại rong ruổi đi bán bánh dày, cơm nắm, nem chua, giò chả…

Bà Khanh - người Lạc Đạo lên Hà Nội bán cơm nắm gần 8 năm nay, cho biết, ngoài bán cơm nắm với muối vừng, người dân còn kèm theo miếng giò để phục vụ nhu cầu khách.

Cứ mỗi nắm cơm hay cặp bánh dày kèm miếng giò, bà bán với giá 10 nghìn đồng. Bánh chưng, bánh khoai có giá 5 nghìn/chiếc. Mỗi ngày, bà Khanh bán được 60-70 suất bánh các loại. Mỗi tháng thu nhập 3-4 triệu đồng.

‘Công việc này mỗi tháng thu nhập vài triệu nhưng còn đỡ vất vả hơn làm ruộng', bà Khanh nói.

Lúc đầu cả xã chỉ có vài người nắm cơm bán, dần dần hầu như nhà nào cũng làm cơm nắm, có người đi bán cơm nắm ở khắp các tỉnh lân cận.

Gia đình chị Dương Thị Lịch và anh Đỗ Văn Biên cũng là một trong những hộ làm cơm nắm đầu tiên của xã Lạc Đạo. Chị Lịch cho biết, anh chị làm nghề đã được 23 năm nay.

Nghề làm bánh dày giò ở Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên

Theo chị Lịch, làm cơm nắm không khó, chỉ cần nấu cơm nát, sau đó cho cơm vào vải xô, nặn tròn rồi ép cho thành miếng cơm dẹt.

Tuy nhiên, phải nắm cơm lúc còn đang nóng, để nguội sẽ bị khô, không nắm được. Loại gạo làm cơm nắm là gạo Khang Dân, không được trộn với loại khác, sẽ mất độ dẻo vừa phải. Cơm nắm chấm với muối vừng vừa lành bụng lại ngon.

Ngày xưa, nhà chị Lịch còn bán hàng nghìn nắm cơm, hai vợ chồng phải làm cả đêm. Nhưng hiện tại sức khỏe yếu nên số lượng cơm nắm làm ra đã ít hơn nhiều.

Mỗi ngày chị làm khoảng 30kg gạo, mỗi cân nắm được khoảng 15-17 nắm cơm, cứ 100 nắm lại dùng mất hơn 1kg muối vừng. Nghề sản xuất và bán cơm nắm đã tạo nguồn thu đáng kể cho nhiều người dân.

Dù trời mưa hay nắng, từ sáng sớm, các bà, các chị đạp xe đến bến xe buýt Như Quỳnh, rồi đón chuyến xe sớm nhất lên Hà Nội, từ đó tỏa đi khắp các phố phường để bán hàng.

Nghề cơm nắm muối vừng đã tạo thêm nhiều việc làm cho người dân xã Lạc Đạo với mức thu nhập ổn định. Nhiều gia đình nhờ cơm nắm đã trở nên khá giả, xây được nhà cao tầng, có tiền cho con học đại học.

Xã Lạc Đạo cũng là nơi nổi tiếng với bánh dày giò. Theo người dân ở đây, làm bánh dày giò chỉ cần gạo nếp, mỡ lợn.

Bánh dày rất kén gạo, chỉ cần gạo có lẫn hạt đầu ruồi [bị đen] khi giã sẽ rất xấu, hoặc chỉ cần lẫn một vài hạt gạo tẻ nhìn bột bánh sẽ trắng, rắn, bánh khô. Vì thế gạo nếp phải được lựa thật kỹ, phải là loại nếp thơm, chuẩn.

Bánh dày Lạc Đạo được đem bán cho nhiều tỉnh lân cận như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hài Phòng… Khi bán, họ kẹp thêm vào giữa 2 chiếc bánh dày một miếng giò, chả lụa để ăn kèm.

Ông Nguyễn Văn Đậu, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Đậu cho biết, xã có hơn 17 nghìn dân. Người dân trong xã làm rất nhiều nghề, từ làm bánh, bán bánh cho tới làm gỗ, sản xuất loa thùng, bàn bi-a, nấu rượu.

Theo ông Đậu, bây giờ dân làm nông nghiệp ít. Nghề nông cũng không còn là nghề chủ đạo kinh tế gia đình. Họ sản xuất bánh, còn lại là buôn bán, làm dịch vụ. Những người làm nông, thời gian nhàn rỗi có thể đi nặn bánh thuê, hoặc làm công ngày cho các cơ sở sản xuất khác.

Với nghề làm cơm nắm, bánh dày, ông Đạo cho biết đây là nghề lâu đời của người dân trong xã, đã có từ hơn 20 năm nay. Ngoài cơm nắm, bánh dày, các hộ gia đình còn làm thêm bánh chưng, bánh khúc, xôi, bánh khoai, bánh nếp, giò chả…. để bán kèm.

Chủ Đề