2 tấn bằng bao nhiêu dag

Thông thường chúng ta nghe đến nhiều khái niệm tấn, tạ, yến, kilogam … đây là những đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng. Vậy đơn vị đo là gì và khối lượng là gì?

Mục Lục

    1. Khái niệm đơn vị đo là gì và khối lượng là gì

    Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống.

    Ví dụ: Đơn vị đo độ dài là ki-lô-mét, cen-ti-mét, mét. Chiều dài cái bàn là 1,5 mét, chiều rộng cái bàn là 1 mét. Một cậu bé cao 1,2 mét.

    Khối lượng là lượng chất chứa trong vật đó khi ta cân được. Như vậy để đo khối lượng ta cần phải dùng cân.

    Ví dụ: Khối lượng bao gạo là lượng gạo trong bao và bao bì.

    Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị dùng để cân 1 sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật.

    Ví dụ: Một người đàn ông nặng 65 kg, đơn vị để đo là kg

    Bảng đơn vị đo khối lượng

    Xem thêm: 1g bằng bao nhiêu mg

    2. Bảng đơn vị đo khối lượng

    Bảng đơn vị đo khối lượng được thiết lập theo quy tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái qua phải. Đặc biệt lấy đơn vị đo khối lượng kg [kg] là trung tâm để quy đổi ra các đơn vị khác hoặc ngược lại.

    Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.

    Cụ thể các đơn vị khối lượng như sau:

    • Đơn vị đo khối lượng Tấn – viết là “tấn” sau số khối lượng.
    • Đơn vị đo khối lượng Tạ – viết là “tạ” sau số khối lượng.
    • Đơn vị đo khối lượng Yến – viết là “yến” sau số khối lượng.
    • Đơn vị đo khối lượng Ki-lô-gam – viết là “kg” sau số khối lượng.
    • Đơn vị đo khối lượng Hec-tô-gam – viết là “hg” sau số khối lượng.
    • Đơn vị đo khối lượng Đề-ca-gam – viết là “dag” sau số khối lượng.
    • Đơn vị đo khối lượng Gam – viết là “g” sau số khối lượng.

    Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta thường dùng những đơn vị: tấn, tạ, yến.

    Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta thường dùng các đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.

    Bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4

    Click ngay: Hướng dẫn cách đổi feet sang m

    3. Cách đổi giữa các đơn vị khối lượng với nhau

    Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước. Khi đổi từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10:

    Ví dụ: 1 kg = 10 hg = 100 dag = 1000g.

    Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10.

    Ví dụ: 10 dag = 1hg.

    Khi đổi đổi 5 ki-lô-gam [kg] ra gam [g] thì ta làm như sau :

    5  x 1000 = 5000 g

    Trong đó: 1000 là thừa số [không có đơn vị đằng sau].

    Ví dụ về bảng đơn vị đo khối lượng

    4. Các ví dụ cụ thể

    Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

    12 yến = …. kg                            10 tấn = … g                            100 tạ = …. hg

    13 tạ = … dag                   4 tạ 12 kg = … kg                     4 tấn 6 kg = … kg

    Dạng 2: Các phép tính toán với đơn vị đo khối lượng

    17 kg + 3 kg = ?

    23 kg + 123 g =?

    54 kg x 2 =?

    1055 g : 5 =?

    6 tạ 4 yến + 20 kg =

    10kg 34 dag – 5523 g

    Dạng 3: So sánh

    600 g và 60 dag

    6 kg và 7000 g

    4 tấn 3 tạ 5 yến và 4370 kg

    623 kg 300 dag và 6 tạ 35 kg

    Dạng 4: Giải bài toán có lời văn

    Một ôtô chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở được 3 tạ muối. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu yến?

    Khối lượng là đơn vị được ứng dụng rất nhiều trong toán học và cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, trong chương trình giáo dục Toán vẫn luôn có phần hướng dẫn cách tính bảng đơn vị đo khối lượng nhằm tăng khả năng tư duy cho trẻ.

    Trong bài viết này, hãy cùng M5s news tìm hiểu chi tiết hơn về bảng đo đơn vị khối lượng và các dạng bài tập liên quan dành cho học sinh lớp 4, lớp 5 nhé!

    Mục lục

    1. Đơn vị đo khối lượng là gì? 

    Để hiểu đơn vị đo khối lượng là gì? Chúng ta hãy cùng phân tích cụ thể những thông tin sau:

    • Đơn vị là một tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường các đại lượng vật lý hoặc hóa học. 

    Ví dụ: đơn vị đo chiều dài là mét, đơn vị đo thời gian là giây, đơn vị đo nhiệt độ là độ C.

    • Khối lượng là một đại lượng vật lý, thường được hiểu là số lượng vật chất có trong một vật thể. Nó là một thuộc tính của vật chất và được đo bằng đơn vị khối lượng như kilogram, gram, pound, ounce,...

    Vậy đơn vị đo khối lượng là một đơn vị được sử dụng để đo lường khối lượng của một vật. Các đơn vị đo khối lượng thông dụng bao gồm: tấn, kg, g,...

    Một số thông tin về đơn vị đo khối lượng mà bạn nên biết:

    • Đơn vị khối lượng tiêu chuẩn của hệ thống quốc tế [SI] đã được thống nhất là kilogam [kg]. Ngoài ra còn có một số đơn vị khác như chiều dài là mét [m], thời gian là giây [s],...
    • Hiện nay, trong hệ thống đo lường chính xác của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng được sử dụng phổ biến nhất là tấn, kilogram và gram. Ngoài ra, còn có một số đơn vị đo khác được sử dụng trong một số lĩnh vực đặc biệt, ví dụ như lạng, chỉ,...
    • Vậy có bao nhiêu loại đơn vị đo khối lượng? Câu trả lời là có 3 loại đơn vị đo khối lượng cơ bản, trong đó:

    + Đơn vị lớn hơn kg là: Tấn, tạ, yến

    + Đơn vị kg

    + Đơn vị nhỏ hơn kg là: hg, dag, g

    2. Bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4, lớp 5

    Dưới đây là bảng tổng hợp về các đơn vị khối lượng hiện nay, trong đó bao gồm một số kết quả chuyển đổi nhằm giúp bạn rõ hơn về về tỷ lệ khác nhau:

    Đơn vị lớn hơn KilogamKilôgamĐơn vị nhỏ hơn KilogamTấnTạYếnkghgdagg1 tấn
    =10 tạ
    = 100 yến
    = 1000kg1 tạ
    = 10 yến
    = 100kg1 yến
    = 10kg1kg
    = 10hg
    = 100 dag
    = 1000g1hg
    = 10dag
    = 100g1dag
    =10g1g
    = 0.001kg

    Ta có thể nhận thấy thứ tự sắp xếp các đơn vị đo khối lượng như sau:

    Tấn > Tạ > Yến > kg > hg > dag > g

    3. Cách đọc các đơn vị đo khối lượng

    Để đọc được kết quả khối lượng ta sẽ đọc tên giá trị [số] và tên đơn vị [khối lượng] của chúng.

    Ví dụ: 5kg [đọc là năm ki-lo-gam], 7g [đọc là 7 gam],...

    Cách đọc tên các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng như sau: 

    • Tấn, tạ, yến: Những đơn vị này vẫn sẽ gọi như tên gọi của chúng
    • Kg: được gọi là “ki-lo-gam”
    • Hg: Với cách gọi là “hec-to-gam”
    • Dag: tên gọi là “de-ca-gam”
    • g: sẽ gọi là “gam”

    Ngoài ra còn có một số đơn vị đo khối lượng với những cách gọi khác mà m5s news muốn giới thiệu đến bạn như sau:

    • mg: Đọc là "miligam", trong đó 1mg = 0,001g
    • lbs: Đọc là "pau" hoặc "pound". Đơn vị đo khối lượng thông dụng ở các nước sử dụng hệ thống đo lường Anh và Mỹ. Một pound bằng khoảng 0,45 kg.
    • oz: Đọc là "ao-xơ" hoặc "ounce". Đơn vị đo khối lượng phổ biến trong các ngành công nghiệp và thương mại. Một ounce bằng khoảng 28,35 gram.
    • ct: Đọc là "cara" [đơn vị dùng để đo trang sức]. Một carat bằng khoảng 0,2 gram
    • Lạng: bằng khoảng 100g [khi đi chợ mua thực phẩm], chỉ [dùng để đo vàng, bạc]

    4. Cách đổi bảng đơn vị đo khối lượng chính xác nhất

    Có rất nhiều cách giúp bạn có thể đổi đơn vị đo khối lượng, tuy nhiên bạn cũng cần tìm đúng phương pháp để có thể giải quyết bài tập một cách nhanh chóng. Tham khảo ngay 3 cách vô cùng dễ dàng và tiện lợi mà m5s đã cập nhật được ngay sau đây nhé.

    Cách 1: Đổi đơn vị đo khối lượng từ lớn sang bé

    Để có thể đổi đơn vị đo khối lượng từ lớn sang bé, ta lấy số đó nhân với 10

    Ví dụ: 2 tấn = 20 tạ = 200 yến = 2000kg

    Cách 2: Đổi đơn vị đo khối lượng từ bé sang lớn

    Với trường hợp ngược lại từ bé sang lớn, để đổi đơn vị đo khối lượng ta sẽ lấy số đó chia cho 10.

    Ví dụ: 8000g = 800dag = 80hg = 8kg

    Cách 3: Sử dụng công cụ chuyển đổi đơn vị

    Sử dụng Google tìm kiếm

    Google cung cấp tính năng chuyển đổi đơn vị khối lượng trong kết quả tìm kiếm. Bạn chỉ cần nhập giá trị và đơn vị ban đầu vào mục tìm kiếm, Google sẽ tự động đưa ra kết quả.

    Ví dụ: 5 tấn đổi sang kg, 600kg đổi sang tấn,...

    Sử dụng trang web trực tuyến

    Bạn có thể sử dụng một số trang web chuyển đổi mà M5s Mews đã tìm được như sau:

    • Phần mềm đổi đơn vị trực tuyến: //doidonvi.com/don-vi-do-luong/khoi-luong 
    • Convertworld.com [công cụ chuyển đổi đơn vị bao bao gồm: độ dài, áp suất, khối lượng,...] tại : //www.convertworld.com/vi/ 
    • Phép tính [cho ra kết quả hiển thị với nhiều đơn vị dưới dạng bảng]: //pheptinh.com/chuyen-doi-don-vi-do-khoi-luong.html   
    • Calculat.org [cho ra nhiều kết quả với nhiều đơn vị khác nhau]: //www.calculat.org/vn/chuyen-doi-don-vi/khoi-luong/  
    • Office-converter [công cụ chuyển với nhiều định dạng khác nhau]: //vi.office-converter.com/weight  

    Với những ứng dụng này, bạn chỉ cần nhập giá trị cần đổi vào ô và lựa chọn đơn vị phù hợp sau đó máy sẽ cho kết quả chính xác ngay lập tức.

    Sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động

    Hiện nay, có rất nhiều app xuất hiện nhằm giúp bạn chuyển đổi đơn vị dễ dàng hơn. Không chỉ đổi được khối lượng mà còn có nhiều đơn vị khác như: độ dài, tiền tệ,...

    Một số app trên Android và AppStore mà bạn có thể sử dụng như: Unit Converter, Metric Conversion và ConvertPad

    5. Cách dạng bài tập đổi đơn vị khối lượng lớp 4, 5

    Bảng đơn vị đo khối lượng trong bài 19 của lớp 4 và trong các bài của lớp 5 sẽ gồm có một số dạng bài tập như sau:

    Dạng 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống

    Bài tập minh họa: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

    a.  1hg = …g

    10g = …hg

    b. 5 tấn = …kg

    3kg = …tấn

    Đáp án:

    a. 1hg = 100g

    10g = 0,1hg

    b. 5 tấn = 5000kg

    3kg = 0,003 tấn

    Dạng 2: So sánh

    Bài tập minh họa: Điền vào chỗ trống dấu >, 610kg

    b. Ta có 6hg = 600g

    600g = 6hg

    c. Ta có 2 tạ = 200kg

    20kg < 2 tạ

    d. Ta có 90 = 90000kg 

    90 tấn > 9000kg

    Dạng 3: Tính các giá trị 

    Bài tập minh họa: Bạn hãy tính các giá trị sau:

    a. 150g + 340g

    b. 167 tạ - 10 tấn

    c. 40dag x 3

    d. 220hg : 5

    Cách giải: Quan sát xem các giá trị đã có cùng đơn vị hay chưa, nếu chưa thì cần đổi về ngang hàng với nhau, sau đó bắt đầu tính toán như bình thường.

    Đáp án:

    a. 150g + 340g = 490g

    b. Do 2 giá trị này chưa có cùng đơn vị, nên ta có: 10 tấn = 100 tạ

     167 tạ - 100 tạ = 67 tạ

    c. 40dag x 3 = 120dag

    d. 220hg : 5 = 44hg

    Dạng 4: Giải bài tập có lời văn 

    Bài tập minh họa 1: Một xe tải chở gạo với 30 bao, trong đó mỗi bao nặng khoảng 15kg. Hỏi xe tải đang chở bao nhiêu kg gạo trên xe?

    Lời giải:

    Xe tải đang chở số kg gạo là:

    30 x 15kg = 450kg

    Đáp số: Vậy trên xe tải đang chở 450kg gạo

    Bài tập minh họa 2: Một con voi A chuyển được 1 tạ hàng hóa và một con voi B chuyển được 150kg hàng hóa. Vậy cả hai con Voi có thể chuyển được bao nhiêu hàng hóa.

    Tóm tắt:

    Con voi A chuyển được 1 tạ = 100kg 

    Con voi B chuyển được 10kg

    Cả hai con A và B chuyển được?

    Lời giải:

    Hai con voi có thể chuyển được số kg hàng hóa là:

    100kg + 150kg = 250kg

    Đáp số: vậy con voi A và B có thể chuyển được 250kg

    6. Bài tập ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4, lớp 5

    6.1 Bài tập bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4

    Sau đây M5s News sẽ tổng hợp cho các bé, các bậc phụ huynh những bài toán có dạng liên gian và giống với mục bảng tính đơn vị đo khối lượng trang 24 [trong sách giáo khoa lớp 4], hay tại vở bài tập toán lớp 4 với bảng đơn vị đo khối lượng trang 21.

    Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống

    300kg = … tấn

    20 tấn = … tạ

    45 yến = … kg

    23 kg = … g

    Bài tập 2: So sánh các giá trị sau, sử dụng dấu “>”, “

    Chủ Đề