3 tiêu chuẩn đầu tư dự án là gì năm 2024

Đề nghị hướng dẫn tiêu chí quy mô vốn của dự án đầu tư là chỉ áp dụng cho dự án đầu tư công hay áp dụng cho tất cả các dự án? Thế nào là vùng đất ngập nước quan trọng? Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại Phụ lục III và IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP là áp dụng cho lúa 02 vụ hay cả các loại lúa khác?

Trả lời:

- Về tiêu chí quy mô:

Tiêu chí quy mô của dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP không phải chỉ áp dụng cho riêng dự án đầu tư công mà được áp dụng cho cả các dự án đầu tư khác khi xem xét, phân loại dự án đầu tư theo các tiêu chí về môi trường. Trong trường hợp này, quy mô của dự án đầu tư sẽ được xác định theo các tiêu chí phân loại của pháp luật về đầu tư công, cụ thể: Điều 7, 8, 9 và 10 Luật Đầu tư công; Phụ lục I phần phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

- Về quy định vùng đất ngập nước quan trọng:

Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Chính phủ quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước đã quy định “Trên cơ sở đề xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tổ chức thẩm định và ban hành Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc”. Do đó, vùng đất ngập nước quan trọng được xác định theo danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

- Về tiêu chí dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:

Điểm c khoản 1 Điều 28 Luật BVMT 2020 quy định “đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên” là yếu tố nhạy cảm về môi trường; tiêu chí này được hướng dẫn chi tiết tại điểm đ khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP như sau “Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai”.

Do vậy, các trường hợp dự án quy định tại số thứ tự 7 Phụ lục III và số thứ tự 6 Phụ lục IV là hướng dẫn chi tiết điểm đ khoản 3 và điểm đ khoản 4 Điều 28 Luật BVMT 2020. Trong đó, việc phân định thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất là theo pháp luật về đất đai, việc xác định yếu tố nhạy cảm về môi trường đối với trường hợp này theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật BVMT 2020 nêu trên.

Xin hỏi pháp luật quy định về các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng như thế nào? - Tuấn Kiệt [Tiền Giang]

03 giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 50 và Khoản 1 Điều 4 thì trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ, cụ thể như sau:

- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:

+ Khảo sát xây dựng;

+ Lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư [nếu có];

+ Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;

+ Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng;

+ Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án.

- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:

+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn [nếu có];

+ Khảo sát xây dựng;

+ Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

+ Cấp giấy phép xây dựng [đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng];

+ Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

+ Thi công xây dựng công trình;

+ Giám sát thi công xây dựng;

+ Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử;

+ Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

+ Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác.

- Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

03 giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng [Hình từ internet]

Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Điều 49 [sửa đổi 2020], được quy định chi tiết nhằm quản lý các hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:

- Theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại gồm: dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn nêu trên được phân loại để quản lý theo các quy định tại Nghị định này như sau:

+ Dự án sử dụng vốn hỗn hợp có tham gia của vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của dự án sử dụng vốn đầu tư công; dự án PPP có sử dụng vốn đầu tư công được quản lý theo quy định của pháp luật về PPP;

+ Dự án sử dụng vốn hỗn hợp bao gồm vốn nhà nước ngoài đầu tư công và vốn khác: trường hợp có tỷ lệ vốn nhà nước ngoài đầu tư công lớn hơn 30% hoặc trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư thì được quản lý theo các quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; trường hợp còn lại được quản lý theo quy định đối với dự án sử dụng vốn khác.

- Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

+ Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng [không bao gồm tiền sử dụng đất];

+ Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng [trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư].

Khái niệm về dự án đầu tư là gì?

DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Khái niệm dự án đầu tư. - Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Có bao nhiêu tiêu chí thành công của một dự án đầu tư?

Kết quả tổng hợp Bảng 1 cho thấy, có 14 tiêu chí quan trọng về thành công của dự án, trong đó có 5 tiêu chí hàng đầu là: chi phí, thời gian, sự hài lòng của khách hàng, chất lượng, thành công trong kinh doanh và công nghệ-kỹ thuật và quy mô dự án phù hợp.

Hiệu quả của dự án đầu tư là gì?

Hiệu quả đầu tư, hay hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng, được định nghĩa là tổng hợp các lợi ích về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng do đầu tư tạo ra. Các lợi ích này được xác định trong mối quan hệ so sánh giữa các kết quả do đầu tư tạo ra với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [1].

Đánh giá dự án là gì?

Đánh giá dự án là việc đánh giá một cách có hệ thống và khách quan về hiệu suất, hiệu quả và tác động của dự án trong suốt vòng đời của dự án. Việc đánh giá gồm thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu để xác định xem dự án có đạt được mục tiêu dự định và mang lại kết quả như mong đợi hay không.

Chủ Đề