9001 iso 2015 là gì

ISO 9001 có thể nói là một tiêu chuẩn đọc khó hiểu nhất trong lịch sử. Cách đây gần 10 năm, khi lần đầu tiên chạm tay vào tập tiêu chuẩn [có tiếng Việt], tôi đã cảm thấy ngay nó là một cái gì đó rối rắm và lung tung. Không hiểu sao sếp lại nói nó “cơ bản” và “hay”. Với tôi, cơ bản và hay có nghĩa là nó dễ đọc và phải rất hứng thú. Nên tôi lao vào đọc ngay, và thú thật thì chắc cũng nhiều bạn có cùng cảm giác là rất nhanh chóng chán.

Sau nhiều lần cố gắng chống chọi thì cũng gọi là đọc xong [thật ra là đọc cho xong]. Và những gì đọng lại là cái gì đó về quản lý chất lượng và quy trình, tài liệu hầm bà lằng… Và cơ bản là cũng không hiểu lắm nó là thứ gì và tại sao nó lại tồn tại trên đời này. Một cái thứ toàn là chữ, mà lại là những chữ khó hiểu.

Vậy vấn đề là tại sao người ta không viết ra một tiêu chuẩn dễ hiểu hơn, dễ áp dụng hơn? Trung tâm của sự rối loạn này chắc phải được bắt đầu bằng ý tưởng viết một tiêu chuẩn cho “mọi người”.

Có nghĩa là nó cơ bản và áp dụng cho tất cả mọi ngành nghề, mọi tổ chức, từ bé cho đến lớn. Cho nên vấn đề là khi bạn định viết cho mọi người mà cái nội dung thì không phải mọi người đều hiểu được. Kế đến tiêu chuẩn này rất ít chữ mà được viết trong ba năm, bởi một ủy ban toàn những Tiến Sĩ, Giáo Sư đầu ngành nên họ thấy viết đơn giản không đáng tiền hay sao ấy. ^^.

Cho nên để tránh những sai lầm của tôi 10 năm trước, để làm cho bạn yêu ngay ISO 9001 từ cái nhìn đầu tiên, tôi [Vietquality] xin chia sẻ lại thật đơn giản, dễ hiểu để mọi người có cái nhìn tổng quan và biết ISO 9001 là gì; ý nghĩa ra sao; lý do nó đến với thế giới này. Từ đó, phát sinh tình cảm, và một khi đã yêu, đã mê, thì anh chị tự tìm đến với nó thôi. Và từ đó góp phần nâng cao nhận thức về ISO của cộng đồng người Việt. 

Tổng quan về ISO 9001:2015

Về cơ bản, ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, nó là tập hợp những yêu cầu “cơ bản” về quản lý chất lượng và có thể áp dụng ở bất cứ tổ chức nào. Những yêu cầu này được thiết lập để đạt đến một nền tảng xuất sắc của việc lên kế hoạch [Planning], kiểm soát [Control], và cải tiến [Improvement].

Không có hệ thống quản lý chất lượng thì tổ chức rất ít cơ hội nhận ra những cải tiến và phát triển trong quá trình hoạt động. Thật ra, ISO 9001 đi xa hơn vai trò về chất lượng, nó là một hệ thống quản lý doanh nghiệp đúng nghĩa.

Bởi vì ISO 9001:2015 là tổng quan, là để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, nên nó khá là linh động. Một tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi loại tổ chức thì nó không thể chỉ ra chính xác từng tí một là chúng ta cần phải làm gì. Đa số khách hàng cũng ước gì ISO 9001:2015 phải chỉ ra từng việc một phải làm. Thật tiếc là không. Chỉ có yêu cầu tổng quan và chúng ta tự tạo ra quy trình, thủ tục để đáp ứng với yêu cầu. Việc này gây nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp chưa tiếp cận ISO, nhưng thật ra là nó có lợi hơn cho doanh nghiệp rất nhiều. Vì lẽ, mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng, do đó việc tự thiết lập quy trình sẽ đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp phát huy được thế mạnh của mình. Bạn thử nghĩ xem, nếu áp tất cả quy trình giống nhau, thì chẳng khác nào bác sĩ sử dụng một chỉ số huyết áp cho tất cả các bệnh nhân, hay phát cùng một loại thuốc cho nhiều người bệnh mà bị các bệnh khác nhau.
Từ “shall” là một từ mang tính yêu cầu bắt buộc trong bộ tiêu chuẩn này, bất cứ chỗ nào có từ “shall” là có yêu cầu. Và có rất nhiều loại yêu cầu, cho nên để thỏa mãn từ “shall” này chúng ta phải truyền đạt yêu cầu ra cho tổ chức, phát triển quy trình, tài liệu hóa thủ tục, lưu trữ hồ sơ, đào tạo con người, kiểm sản phẩm, hay các hoạt động kiểm soát khác. Trong hầu hết các trường hợp thì tiêu chuẩn này cho phép tổ chức tự đề ra bất cứ việc gì mình muốn để đạt yêu cầu. Chữ “shall” này bắt đầu từ phần 4 cho đến phần 10 của bộ tiêu chuẩn này.

ISO 9001 – Các phiên bản

Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi sơ lược về các phiên bản trước của ISO 9001, sau đó mới nói sâu về ISO 9001:2015.

  • ISO 9001: 1987 – Phiên bản đầu tiên của ISO 9001. Là một phiên bản nghiêng về thuần sản xuất đúng nghĩa và tập trung rất nặng vào phần tài liệu [document]. Những yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn của quân đội Mỹ, được chính phủ sử dụng từ thời thế chiến thứ 2.
  • ISO 9001:1994 – Một phiên bản chỉnh sửa rất ít. Vẫn còn tập trung rất nặng vào sản xuất. Rất khó áp dụng đối với các nhà cung cấp dịch vụ.
  • ISO9001:2000 – Một phiên bản có sự thay đổi rất lớn, tập trung mạnh vào cải tiến liên tục, thỏa mãn khách hàng, lãnh đạo, và quản lý quy trình. Tiêu chuẩn này cũng nỗ lực thay đổi để có thể áp dụng vào không chỉ sản xuất mà còn dịch vụ. Ngoài ra thì quy trình đi theo xu hướng tổng quát và linh động hơn.
  • ISO 9001:2008 – Một phiên bản rất rất ít thay đổi. Chỉ thay đổi về mặt từ ngữ, không có thêm một điều khoản nào, không bỏ bớt một điều khoản nào.
  • ISO 9001:2015 – Là một phiên bản có sự thay đổi rất rất lớn, càng ngày càng đi xa với bản chất sản xuất ban đầu. Là một mô hình tập trung vào quản lý và cải tiến tổ chức, yếu tố rủi ro là trái tim của bộ tiêu chuẩn. Là một kiểu mẫu xuất sắc để phát triển tổ chức và thỏa mãn khách hàng một cách bền vững.

Tuan Huynh

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [tháng 6 năm 2016]

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết. [tháng 12 năm 2010]

ISO 9001 [cách gọi tắt của ISO 9001:2015 - phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001] là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 [1]. Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.

  • ISO 9001:1987 Quality systems - Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing [Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật].
  • ISO 9001:1994 Quality systems - Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing [Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật].
  • ISO 9001:2000 Quality management systems - Requirements [Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu].
  • ISO 9001:2008 Quality management systems - Requirements [Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu]. Đây là phiên bản hiện hành của ISO 9001.
  • ISO 9001:2015 Quality managemeint systems - Requirements [Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu]. Đây là phiên bản mới nhất sẽ thay thế phiên bản hiện hành ISO 9001:2008 sẽ hết hạn vào tháng 9/2018.
  • Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 gồm có 10 điều khoản:
  • Lời giới thiệu
  1. Phạm vi
  2. Tài liệu viện dẫn
  3. Thuật ngữ và định nghĩa
  4. Bối cảnh của tổ chức
    1. Hiểu về bối cảnh của tổ chức
    2. Hiểu về nhu cầu và mong đợi của các bên hữu quan
    3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng

4.4 Hệ thống quản lý chất lượng

  1. Lãnh đạo
    1. Lãnh đạo & cam kết
    2. Chính sách
    3. Vai trò của tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn
  2. Hoạch định
    1. Nhận biết rủi ro và cơ hội
    2. Mục tiêu chất lượng và kế hoạch để đạt được mục tiêu
    3. Hoạch định và kiểm soát sự thay đổi
  3. Hỗ trợ
    1. Nguồn lực
      1. Khái quát
      2. Cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc
      3. Giám sát và thiết bị đo
      4. Yêu cầu về kiến thức
    2. Năng lực
    3. Nhận thức
    4. Trao đổi thông tin
    5. Thông tin được tài liệu hóa
      1. Khái quát
      2. Thiết lập và cập nhật
      3. Kiểm soát tài liệu hóa
  4. Hoạt động
    1. Kế hoạch hoạt động và kiểm soát
    2. Các tương tác với khách hàng và các bên liên quan
      1. Xác định các yêu cầu của khách hàng liên quan đến sản phẩm
      2. Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm
      3. Trao đổi thông tin với khách hàng
    3. Sự chuẩn bị sẵn sàng hoạt động
    4. Kiểm soát các quá trình hoặc sản phẩm bên ngoài
    5. Kiểm soát thiết kế
      1. Định nghĩa
      2. Phân tích
      3. Áp dụng
      4. Thẩm tra & thẩm định
      5. Chuyển giao và hoạt động
    6. Áp dụng / ngoại lệ

8.6.1 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
8.6.2 Xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
8.6.3 Nhận biết và xác định nguồn gốc
8.6.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm
8.6.5 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
8.6.6 Kiểm soát tài sản bên ngoài
8.6.7 Bảo toàn sản phẩm
8.6.8 Các hoạt động sau giao hàng
9 Đánh giá việc thực hiện
9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
9.1.1 Khái quát
9.1.2 Sự hài lòng khách hàng
9.1.3 Phân tích dữ liệu
9.2 Đánh giá nội bộ
9.3 Xem xét của lãnh đạo
10 Cải tiến
10.1 Sự không phù hợp và hành động khắc phục
10.2 Cải tiến liên tục

ISO 9001: 2015, Quality management system- Requirements [Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu], là phiên bản thứ năm của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng[2].

Điểm cải tiến của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro [giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định, đưa ra các kiểm soát phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa cơ hội khi nó xuất hiện]

Và việc thay đổi các nguyên tắc quản lý chất lượng, bao gồm:

- hướng vào khách hàng;

- sự lãnh đạo;

- sự tham gia của mọi người;

- tiếp cận theo quá trình;

- cải tiến;

- quyết định dựa trên bằng chứng;

- quản lý mối quan hệ.

  1. ^ //www.iso.org/standard/62085.html
  2. ^ “ISO 9000 - Quality management”. Iso.org [bằng tiếng Anh]. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2017.

  • FAQs on ISO 9001 - General

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=ISO_9001&oldid=65337684”

Video liên quan

Chủ Đề