F3 cần cách ly bao nhiêu ngày

Hiện nay thành phố đã phát hiện 4 trường hợp nhiễm mới với Covid – 19. Để ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng, các biện pháp phòng dịch đã được triển khai trong đó quan trọng nhất là việc khẩn trương truy vết tiếp xúc, xét nghiệm nhanh các trường hợp tiếp xúc gần. Hiện nay tâm lý hoang mang dẫn đến những phản ưng chưa phù hợp cũng đã xuất hiện. Trong cuộc chiến với COVID-19, bình tĩnh để xử trí đúng chính là chìa khóa của thành công trong kiểm soát dịch bệnh.

Tiếp xúc gần [F1] là gì?

Bằng chứng hiện nay cho thấy COVID-19 lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp [xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi], gián tiếp [qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh]. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.

Do đó Bộ Y tế đã quy định tiếp xúc gần F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế. Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường đầu tiên về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: sốt, mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng ... Nếu là người lành mang trùng [người không có bất cứ triệu chứng gì] thì ngày khởi phát được tính là ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Tiếp xúc của tiếp xúc gần [F2] là gì?

Là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh [kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát] cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Vì sao F2 được chỉ định cách ly tại nhà?

Khả năng nhiễm bệnh của F2 phụ thuộc rất lớn vào kết quả xét nghiệm của F1. Nếu F1 âm tính thì F2 sẽ được giải tỏa vì thời điểm F2 tiếp xúc gần với F1, F1 không có khả năng lây bệnh. Nếu F1 dương thì F2 sẽ trở thành F1 và tiến hành các biện pháp phòng bệnh dành cho F1. Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm của F1, để hạn chế khả năng có thể lây bệnh cho cộng đồng nên F2 cần thực hiện đúng quy định cách ly tại nhà.

Các tiếp xúc xa hoặc tiếp xúc không rõ ràng là gì?

Khác với F1 được xác định rõ về tiếp xúc gần, các trường hợp này có sự tiếp xúc không rõ ràng về thời gian hoặc khoảng cách khi tiếp xúc bệnh nhân COVID – 19 ví dụ sống cùng trong một tầng nhà hay cùng 1 khu phố, đến cùng nơi mà bệnh nhân từng tới. Do COVID – 19 lây lan qua gián tiếp các vật dụng nên các trường hợp được đánh giá là có nguy cơ lây nhiễm nhưng không cao. Do đó để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan, Thành phố thực hiện xét nghiệm tầm soát mở rộng cho những trường hợp này. Với trường hợp tiếp xúc không rõ ràng thì Ngành tế đánh giá nguy cơ của từng trường hợp để có những khuyến cáo phòng dịch phù hợp. Ví dụ nếu tiếp xúc trong một không gian mở sẽ có nguy cơ thấp hơn không gian kín. Do đó người từng đến phòng tập gym sẽ có nguy cơ cao hơn người đi ăn tại cùng một quán ăn có thông khí tốt.

Vì sao lấy mẫu xét nghiệm các trường học?

Thành phố chỉ đạo lấy mẫu mở rộng các học sinh, sinh viên tại các trường học có liên quan đến bệnh nhân Covid – 19. Điều này không có nghĩa là đã có sự lây lan trong trường học mà đây là xét nghiệm giám sát mở rộng để đánh giá nguy cơ.

Các F3, F4 và các F… và những phản ứng chưa phù hợp

Trong quy định của Bộ Y tế hiện nay về truy vết, xứ trí tiếp xúc chỉ dừng ở F1, F2. Một số trường hợp đang tự xếp mình là các F3, F4, F5 và F… là không phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Điều nay cho thấy chúng ta đang hoang mang về đánh giá nguy cơ của mình dẫn đến cách xử trí chưa phù hợp trong giai đoạn có sự lây nhiễm COVID – 19 trong cộng đồng.

Ngành Y tế tập trung điều tra xử lý chính các trường hợp F1, F2 là vì chúng ta cần tập trung đến nhóm này. Xử lý tốt nhóm này là chúng ta cơ bản kiểm soát được chuỗi lây truyền. Khi thực hiện truy vết nhanh, xét nghiệm khẩn các F1 thì sẽ phát hiện sớm các trường hợp dương tính. Khi đó Ngành Y tế sẽ truy vết, khoanh vùng tiếp để cắt đứt nguồn lây. Nếu F1 âm tính thì đóng lại trường hợp này để tập trung cho hoạt động khác. Do đó việc quan trọng của người dân Thành phố là cùng thực hiện các biện pháp phòng bệnh, thực hiện thành một nếp sống mới thay vì hoang mang tự đánh giá mình là các loại F3,F4… rồi có những phản ứng chưa phù hợp.

Nguy cơ dịch bệnh luôn hiện hữu, chúng ta cần làm gì?

Phòng chống Covid – 19 trong tình hình mới quan trọng là chúng ta luôn phải cảnh giác cao độ, tránh tâm lý chủ quan nhưng cũng không nên hoang mang để có những phản ứng quá mức, chưa phù hợp. Cả nước đang thực hiện theo phương châm trạng thái bình thường mới để đạt mục tiêu kép. Khi có dịch xảy ra điều quan trọng là bình tĩnh, hợp tác, xứ trí đúng mức theo khuyến cáo Ngành Y tế, tránh làm xáo trộn lớn đến cuộc sống bình thường.

Người dân cần cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tiếp cận quá nhiều thông tin không chính xác dễ làm chính chúng ta loạn thông tin gây hoang mang dư luận. Điều này không tốt cho hoạt động phòng chống dịch vốn dĩ được ví như cuộc chiến với COVID– 19. Trong chiến tranh, chúng ta đều biết người chiến thắng là người bình tĩnh xử lý mọi tình huống. Nếu chúng ta rối loạn thì chúng ta thất bại vì chính mình chứ không phải vì COVID – 19.

Hãy nhớ luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để chung sống an toàn với dịch bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM [HCDC]

Nhịp sống đời thường tại khu cách ly Trung đoàn 834 Vĩnh Phúc. [Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN]

Theo đánh giá của Bộ Y tế, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 có diễn biến phức tạp hơn và khả năng sẽ kéo dài hơn các đợt dịch trước do biến chủng của virus lây lan nhanh, khó kiểm soát, diễn ra trên diện rộng, nhất là ở khu công nghiệp.

Cùng với dịch bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố, hiện nay đối tượng thuộc diện được đưa đi cách ly hay cách ly tại nhà không ngừng gia tăng nhanh chóng... Chính vì vậy, cách ly đang là vấn đề mà rất nhiều người dân quan tâm cũng như là một nội dung thường xuyên được Thủ tướng Chính phủ, các thành viên trong Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 nhắc nhở, chấn chỉnh, lưu ý.

Bên cạnh thực hiện việc cách ly được diễn ra an toàn, nghiêm túc, không xảy ra lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung. Việc thực hiện triển khai sàng lọc các F để không lọt, sót các trường hợp trong diện cách ly cũng như đảm bảo người trong diện cách ly cần phải thực hiện đúng các quy định đang được đặt ra cấp bách.

Muốn vậy, cần phải hiểu cho đúng về các trường hợp thuộc diện tự cách ly [F2], cách ly tập trung [F1] cũng như kiểm soát chặt chẽ các đối tượng này để không làm lây lan nguồn bệnh [nếu có] để triển khai tốt việc giám sát trong cách ly trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng và đã có nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 vì những lỗ hồng ở khâu giám sát cách ly.

Giải phóng F2 có quá sớm?

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc phân loại, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm và tiếp xúc với người nhiễm, nghi nghiễm có ý nghĩa quan trọng để khoanh vùng dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Chị T.T.B. ở Chung cư Handico [Vĩnh Tuy] cho hay liên quan đến việc cách ly y tế một số đối tượng để phòng chống dịch bệnh COVID-19 ở phường Vĩnh Tuy nhiều người dân như chị cảm thấy còn nhiều lo lắng.

Chị B. dẫn chứng như ngày 13/5/2021, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh phường Vĩnh Tuy ra quyết định về việc thực hiện cách ly chị N.T.H.H. ở tại Chung cư Handico [ngõ 622 Minh Khai], thời gian từ ngày 13/5 đến hết ngày 24/5/2021; địa điểm cách ly tại địa chỉ nơi ở. Lịch sử dịch tễ cho thấy chị H. ngày 10/5/2021 có tiếp xúc với trường hợp F1 là P.T.S [F0 là BN3634 - nguyên Giám đốc Hancico 2].

[Sáng 25/5: Thêm 57 ca mắc mới COIVD-19, riêng Bắc Giang có 45 ca]

Thế nhưng, chị B. bàng hoàng khi chỉ ngay ngày hôm sau, 14/5, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh phường Vĩnh Tuy đã ra quyết định về việc hủy bỏ việc áp dụng cách ly y tế phòng chống dịch với chị N.T.H.H. Trong bản quyết định ghi rõ lý do: Kết quả xét nghiệm trường hợp F1 là P.T.S âm tính ngày 13/5/2021.

Chị B. bức xúc cho rằng hiện nay dịch bệnh lây lan nhanh, việc hủy quyết định cách ly với trường hợp chị H. như vậy là quá sớm và có thể khiến công tác phòng chống dịch không an toàn, lý do là mặc dù ngày 13/5 chị P.T.S có kết quả xét nghiệm âm tính song điều này cũng không có nghĩa loại trừ được việc có thể bị dương tính khi thời gian ủ bệnh của nhiều trường hợp là khá lâu [có thể lên tới hơn 20 ngày]. Nhiều người trong chung cư của chị cũng cảm thấy vô cùng lo lắng...

Người dân tại một chung cư ở Minh Khai tạm thời không di chuyển do có ca nghi mắc COVID-19. [Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN]

Trong khi đó, việc cách ly đối với trẻ nhỏ là F1 cũng còn nhiều bất cập. Theo phản ánh của người dân, hiện theo quy định của cơ quan y tế thì trẻ dưới 5 tuổi là F1 sẽ phải được quản lý cách ly tại nơi ở, không đưa lên các khu cách ly tập trung. Tuy nhiên, ở nhiều nơi [xã, phường] lại không chấp thuận cho việc trẻ cách ly tại nhà mà phải đưa lên khu cách ly tập trung... Chính điều này đã gây khó khăn cho người dân, nhất là đối với các trẻ nhỏ bởi lứa tuổi này vô cùng nhạy cảm và cần phải có sự chăm sóc đặc biệt. 

Trường hợp chị T. ở tại một cung cư ở phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liên, Hà Nội phản ánh hai mẹ con chị ngày 14/5 có đi cùng thang máy với một trường hợp F0 nên trở thành F1 và phải bị đưa đi cách ly tập trung. Thế nhưng, khi hai mẹ con chị được đưa đến khu cách ly thì cháu bé [dưới 5 tuổi] lại không được tiếp nhận, bởi quy định "trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là F1 được cách ly tại nhà." Cháu bé sau đó bị tách khỏi mẹ và đưa quay trở về khu chung cư, song chính quyền sở tại cũng không đồng ý tiếp nhận để cháu bé cách ly tại nhà... Sự việc cứ nhùng nhằng từ chiều cho đến tận 12h đêm, hai mẹ con mới được đưa đi cách ly tập trung.

Liên quan đến vấn đề này, ông Khổng Minh Tuấn-Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội, cho biết việc giải phóng cách ly với đối tượng F2 thuộc quyền quyết định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 quận, huyện, xã phường. Đây là những đơn vị chịu trách nhiệm cao nhất về những quyết định họ đưa ra, theo các hướng dẫn chi tiết về chuyên môn đã có của ngành y tế.

Ông Tuấn cho hay theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khi F1 đã có kết quả âm tính sẽ giải phóng F2, tuy nhiên trong tình hình hiện nay dịch bệnh rất phức tạp, đặc biệt đối với các ổ dịch liên quan đến những bệnh nhân có lịch trình phức tạp hay yếu tố dịch tễ chưa rõ ràng như BN3634 [ông Thanh-Nguyên Giám đốc Hacinco] thì các Ban chỉ đạo của các địa phương tuỳ tình hình cụ thể để có những quyết định sao cho phù hợp.

“Về thời gian cách ly các đối tượng, CDC Hà Nội cũng không thể can thiệp được bởi quyền quyết định thuộc Ban chỉ đạo phòng chống dịch của quận, huyện, xã, phường, còn thành phố quản lý trên cơ sở các Ban chỉ đạo đó làm phải theo quy định, quyết định của Bộ Y tế,” ông Tuấn nhấn mạnh.

Thí điểm cách ly F1 tại nhà

Từ ngày 29/4/2021 đến ngày 25/5, Việt Nam đã có 30 tỉnh thành có người nhiễm SARS-CoV-2.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, ngày 25/5, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe [cách ly]: 165.935 người, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 5.307, cách ly tập trung tại cơ sở khác: 35.896 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 124.732 người.

Việc xuất hiện biến chủng mới của Ấn độ có khả năng lây nhiễm nhanh hơn, khiến người mắc mới COVID-19 tăng nhanh và số trường hợp phải cách ly ngày càng nhiều hơn.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 gần đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thí điểm cách ly F1 tại nhà trong trường hợp có nhiều người bị nhiễm và các khu cách ly tập trung không đáp ứng đủ. Phó Thủ tướng giao 2 tỉnh thí điểm quy mô nhỏ kết hợp giám sát bằng công nghệ thông tin và cộng đồng.

Phó giáo sư Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp Sự kiện y tế công cộng, đánh giá trong bối cảnh số ca F1 tại các khu công nghiệp ngày càng đông, việc cho phép cách ly F1 tại nhà là chủ trương hoàn toàn phù hợp trong tình hình mới.

Hai trường hợp mẹ con tại khu cách ly Trung đoàn 834 Vĩnh Phúc. [Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN]

Theo Phó giáo sư Phu, hầu hết F0 tại Bắc Giang được phát hiện trong các khu công nghiệp, đây là nơi có mật độ đông, tiếp xúc rất lớn nên khi có 1 ca dương tính có thể phải cách ly hàng trăm F1.

Cách ly tập trung cùng lúc hàng nghìn F1 khiến lực lượng chức năng khó khăn trong sắp xếp chỗ ăn ở, phục vụ sinh hoạt, nếu lên tới hàng trăm nghìn F1 thì không đủ cơ sở vật chất. Trường hợp cách ly tập trung không đảm bảo sẽ làm lây nhiễm chéo, rất nguy hiểm. Vì vậy, cần tính đến phương án cách ly F1 tại nhà khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn phòng chống dịch.

Tuy nhiên, Phó giáo sư Phu cũng lưu ý để đảm bảo an toàn, các nơi cần phải phân loại F1, trường hợp nào nguy cơ cao hơn thì phải đưa cách ly tập trung bắt buộc, trường hợp ít nguy cơ hơn thì cách ly tại nhà.

Bên cạnh đó, chỉ cách ly tại nhà với các gia đình có đủ điều kiện cơ sở vật chất như có phòng riêng, thông thoáng, khu vệ sinh khép kín, có xà phòng rửa tay, thùng rác có nắp đậy… và thực hiện theo đúng hướng dẫn về vệ sinh cá nhân của ngành y tế.

Khi cách ly tại nhà, người cách ly đặc biệt lưu ý thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định.

Đặc biệt, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giám sát chặt và theo dõi sức khỏe người cách ly tại nhà; có trách nhiệm thu gom, xử lý rác thải hàng ngày đúng quy định phòng dịch bệnh. Nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn gia đình các quy định, cách thức theo dõi sức khỏe, thu gom rác, khử trùng nhà cửa…

Phó giáo sư Phu cho rằng nếu triển khai tốt việc cách ly F1 tại nhà sẽ vừa giảm gánh nặng cho cơ quan chức năng, tiết kiệm ngân sách vừa tạo điều kiện cho người cách ly được sinh hoạt trong môi trường gia đình./.

Hướng dẫn phân loại và cách ly người nhiễm, nghi nhiễm, tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19 của Bộ Y tế: 

F0 [người được xác định nhiễm Sars-CoV2]: Điều trị theo chỉ định của bác sỹ; điều trị và cách ly tại các Bệnh viện được điều trị người bệnh dương tính theo quy định của Bộ Y tế; tự phục vụ để hạn chế lây cho mọi người đồng thời báo cho F1 về tình trạng của mình.

F1 [Người nghi nhiễm, người đi về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với F0]: Đeo ngay khẩu trang; báo cho cơ sở y tế nơi sinh sống; cách ly tại khu vực được quy định của Bộ Y tế theo cập nhật trong từng giai đoạn phòng dịch đồng thời báo cho F2 về tình trạng của mình.

F2 [Người tiếp xúc với F1]: Đeo ngay khẩu trang; báo cho cơ sở y tế nơi sinh sống; cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế. Trong trường hợp F1 âm tính, F2 có thể giải phóng và tự theo dõi sức khỏe đồng thời báo cho F3 về tình trạng của mình.

F3 [Người tiếp xúc với F2]: Đeo ngay khẩu trang; báo cho cơ sở y tế nơi sinh sống; tự theo dõi sức khỏe và báo cáo nếu có triệu chứng ho, sốt, khó thở, mệt mỏi... đồng thời báo cho F4 về tình trạng của mình.

F4 [người tiếp xúc với F3] hoặc F5 [Người tiếp xúc với F4]: Đeo ngay khẩu trang; không cần cách ly, tự theo dõi sức khỏe.

Thời gian cách ly từ 14-21 ngày phụ thuộc vào cập nhật chỉ đạo trong từng giai đoạn dịch của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia hoặc Bộ Y tế.

PV [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề