Tại sao chọn lập trình game

Triển vọng của ngành lập trình game, thiết kế game ra sao?

2. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc của lập trình viên game, thiết kế game theo quy định của Luật Lao động là 2 tháng. Tuy nhiên, thời gian thử việc có thể dài hoặc ngắn hơn theo thoả thuận giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Những lập trình viên, thiết kế game có kinh nghiệm và hoàn thành nhiều dự án lớn có thể không cần thử việc, trong khi các ứng viên mới ra trường sẽ cần thời gian để thử thách và thích nghi.

3. Mức lương khởi điểm

Có thể nói, lập trình, thiết kế game thuộc top những ngành có thu nhập cao nhất trong khối kỹ thuật hiện nay, cho dù bạn chỉ mới ra trường hay chưa có kinh nghiệm. Ở Mỹ, trung bình một nhà thiết kế game nhận mức lương 64.800 USD [khoảng 1,5 tỷ đồng/năm]. Mức lương khởi điểm thấp nhất là 40.000 USD/năm [tương đương 900 triệu/năm].
Còn ở Nhật, mức lương trung bình của một lập trình viên game là 4.842.497/năm [khoảng 1 tỷ đồng/năm]. Tại Việt Nam, lương khởi điểm cho lập trình game, thiết kế game có thể là từ 5 - 8,8 triệu/tháng cho các bạn mới ra trường, cao hơn nếu bạn đã có những sản phẩm sáng tạo, thú vị được đánh giá cao.

4. Mức lương theo năm kinh nghiệm

Khi đã làm việc từ 3 - 5 năm, lương của mỗi lập trình viên và nhà thiết kế game ở Mỹ có thể tăng lên đến 65.000 USD/năm [1,6 tỷ đồng/năm]. Những người có năng lực thậm chí có thể nhận tới 102.000 USD/năm [gần 2,5 tỷ đồng/năm]. Ở Việt Nam, sau khoảng 3 - 5 năm làm việc, bạn sẽ có mức thu nhập từ 20 triệu trở lên mỗi tháng. Nhiều người thậm chí nhận tới 35 triệu/tháng.
Bên cạnh mức lương chính thức, lập trình viên, nhà thiết kế game có thể nhận được phụ cấp, hoa hồng cho mỗi dự án thành công. Nhìn chung, tổng thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào hiệu suất công việc thực tế. Nhìn chung, một lập trình viên game có thể kiếm được tới 40 - 50 triệu/tháng nếu có trên 5 năm kinh nghiệm và thành tích xuất sắc qua các sản phẩm trò chơi điện tử ấn tượng.

5. Cơ hội sự nghiệp

Nếu muốn làm trong ngành lập trình, thiết kế game, bạn có thể cân nhắc một số vị trí việc làm sau:

  • Nhà thiết kế game.
  • Lập trình game.
  • Kỹ sư âm thanh game.
  • Giám đốc sáng tạo.
  • Hoạ sĩ game.
  • Nhà tiếp thị game/PR game.
  • Tester [kiểm thử game].
  • Nhà thiết kế hệ thống game.

5.1. Cơ hội việc làm của lập trình, thiết kế game tại Việt Nam

Như đã trình bày ở trên, thị trường game ở Việt Nam phát triển rất nhanh những năm gần đây, đặt ra nhu cầu lớn về nhân sự có trình độ và kỹ năng. Nếu theo học các ngành lập trình, khoa học máy tính, v.v. có định hướng thiết kế game, bạn gần như không phải lo lắng nhiều về việc làm sau khi ra trường.
Bạn có thể xin vào các công ty game, các công ty phần mềm, thiết kế và bắt đầu phát triển sự nghiệp của mình ở đó. Với sự sáng tạo và chuyên nghiệp bạn sẽ có nhiều cơ hội để tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Nhiều người sau một thời gian đi làm và tích luỹ kinh nghiệm có thể tự lập công ty, nghiên cứu và phát triển công ty game của riêng mình.

5.2. Cơ hội việc làm tại nước ngoài

Lập trình viên game, nhà thiết kế game có thể làm việc tại Việt Nam hoặc lựa chọn phát triển sự nghiệp ở nước ngoài. Một số thị trường lớn mà bạn có thể xem xét như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, để có thể tìm kiếm công việc ở nước ngoài bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ và am hiểu về thị trường game tại quốc gia đó.

6. Khi nào thì được thăng chức?

Trong ngành thiết kế, lập trình game, quá trình được ghi nhận và thăng tiến chủ yếu dựa vào khả năng thực tế: bạn làm được những gì, đóng góp những gì cho dự án phát triển game nói riêng, công ty nói chung. Một số người lên làm trưởng nhóm chỉ sau khoảng 2, 3 năm kinh nghiệm, cũng có người làm trưởng phòng sau khoảng 5 năm kinh nghiệm. Nhìn chung, bạn sẽ được thăng chức sau khi có những thành tích được định lượng.

Cơ hội và thách thức của ngành lập trình game, thiết kế game

7. Cơ hội tăng thêm thu nhập

Hầu hết những lập trình viên game và thiết kế game đều có khả năng nhận thêm các dự án bên ngoài về làm. Đây là một lựa chọn kiếm thêm thu nhập phổ biến với nhiều người. Điều quan trọng là bạn phải xây dựng được uy tín, có các mối quan hệ tích cực trong ngành và có khả năng, hoàn thành đúng deadline, không để các công việc làm thêm ảnh hưởng tới việc làm toàn thời gian.

8. Thách thức

Các nhà thiết kế game, lập trình game không chỉ đưa ra những ý tưởng chơi trò chơi tuyệt vời mà còn tìm ra phương pháp thực hiện chúng theo cách tốt nhất có thể. Tất cả những trò chơi vui và gây nghiện được tạo ra từ những nhà thiết kế, lập trình game sáng tạo, đam mê và có năng lực để biến ý tưởng thành thực tế.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều công việc khác, trở thành một nhà thiết kế game, lập trình game không có nghĩa là bạn lúc nào cũng thoải mái, vui vẻ vừa làm vừa chơi. Trên thực tế, các công việc này là một trong những vai trò căng thẳng nhất trong studio phát triển game. Sau đây là một số thách thức mà bạn có thể phải đối mặt trên con đường trở thành một lập trình viên game hay nhà thiết kế game.

8.1. Lập trình game, thiết kế game không chỉ cần ý tưởng

Một quan niệm sai lầm lớn về vai trò của một nhà thiết kế game, lập trình viên game là họ chỉ ngồi chơi game sau đó nghĩ ra những ý tưởng. Thực tế là thời gian dành cho việc nghĩ ra ý tưởng chỉ là một phần nhỏ so với những gì một nhà thiết kế game, lập trình game thực sự phải làm. Từ giai đoạn đầu tiên tạo mẫu cho đến tuần phát hành cuối cùng [và đôi khi xa hơn], công việc chính của nhà thiết kế game, lập trình game là đảm bảo mọi thứ khớp với nhau, mang lại trải nghiệm thú vị và bóng bẩy cho người chơi.
Thậm chí, nếu bạn là một nhà thiết kế chính thì bạn cũng có nhiệm vụ đảm bảo mọi người trong nhóm/bộ phân tuân theo mục tiêu của dự án. Bạn cũng phải biết cách làm cho game trở lên độc đáo, thú vị. Dù thiết kế game, lập trình game là công việc hấp dẫn có mức lương cao nhưng ngành này cũng có sự cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Nếu bạn không khác biệt, bạn sẽ rất khó thành công.

Thu nhập của lập trình game, thiết kế game được đánh giá tương đối cao

8.2. Bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề mọi lúc

Nếu bạn ít khi bị căng thẳng khi gặp vấn đề, có lẽ trở thành một nhà thiết kế game sẽ phù hợp với bạn. Vì các game có xu hướng phức tạp hoá và liên tục phát triển, các nhà thiết kế game gần như đối mặt với khó khăn mỗi ngày. Bạn sẽ xử lý lỗi kỹ thuật mọi lúc để game chạy trơn tru và đúng như dự định.
Bạn cũng sẽ được yêu cầu xử lý tốt khi lối chơi cần được điều chỉnh hoặc một phần lớn của trò chơi [nhiệm vụ, giao diện, v.v.] bị hạn chế vì nhiều lý do, đề ra giải pháp thay đổi nhận vật, kịch bản game, v.v. Trở thành một nhà thiết kế game, lập trình viên game yêu cầu bạn biết và học cách giữ cho game được mới mẻ dù nhiều vấn đề có thể luôn xuất hiện và không đi theo kế hoạch.

8.3. Áp lực về thời gian

Một thách thức khác với lập trình viên game và nhà thiết kế game là áp lực về thời gian. Bạn thường sẽ phải làm việc nhiều giờ hơn bình thường để đáp ứng thời hạn, nhất là khi một giai đoạn trong dự án cần phải nghiệm thu. Trong khi những người khác làm việc từ 8 - 10 giờ/ngày, lập trình viên game và thiết kế game có thể sẽ phải làm từ khoảng 12 đến 15 giờ/ngày.

Qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đọc đã nắm rõ về ưu điểm và hạn chế của việc làm ngành lập trình game, thiết kế game. Đây là ngành nghề hot nhiều bạn trẻ theo đuổi bởi có triển vọng tốt trong tương lai. Nếu bạn có niềm đam mê với ngành lập trình game, thiết kế game thì hãy tìm cho mình môi trường đào tạo tốt. Bạn hãy tham khảo thêm các trường đại học đào tạo chuyên ngành liên quan đến game để cân nhắc lựa chọn sự nghiệp sáng suốt nhé.

Các trường đại học liên quan đến game

MỤC LỤC:
I. Lập trình game và thiết kế game có phải ngành vừa làm vừa chơi?​
II. Ngành lập trình, thiết kế game: Triển vọng, mức lương, cơ hội và thách thức
III. Trở thành lập trình game thì học trường nào?

Đọc thêm: Học gì ra làm Video Game Designer?

Đọc thêm: Lập trình game học ngành nào, thi khối nào?

Ngôn ngữ lập trình game công cụ biến ý tưởng thành hiện thật. Cùng với sự phát triển của công nghệ thì ngôn ngữ lập trình game cũng không ngừng được nâng cấp và sáng tạo. Trước sự đa dạng của ngôn ngữ lập trình game, bạn không biết lập trình game nên học ngôn ngữ nào? Teky sẽ giúp bạn tổng kết 9 ngôn ngữ lập trình game nên biết.

Tại sao lại sinh ra nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau?

Lập trình game nên học ngôn ngữ nào?

Ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ lập trình game là công cụ làm việc của các lập trình viên. Có rất nhiều các loại phần mềm, các nền tảng với các đặc tính riêng biệt cần sử dụng ngôn ngữ tương thích. Đồng thời, công nghệ phát triển như vũ bão, các ngôn ngữ lập trình game  qua thời gian cần được nâng cấp, thay đổi để phù hợp với xu thế, nâng cao hiệu quả công việc.

Với các lí do trên con người không ngừng sáng tạo, việc xuất hiện thêm nhiều ngôn ngữ lập trình mới là điều tất yếu. Trước sự phong phú, đa dạng của ngôn ngữ ắt hẳn những người mới đều gặp khó khăn trong lựa chọn ngôn ngữ bắt đầu.

9 Ngôn ngữ lập trình game phổ biến hiện nay

1.Ngôn ngữ lập trình C

Ngôn ngữ C – Lập trình game nên học ngôn ngữ nào?

Khi nhắc đến Ngôn ngữ C, đây là ngôn ngữ lập trình lâu đời nhất, phổ biến nhất. Nó được phát triển từ thập niên những năm 1970 cha đẻ là Dennis Ritchie.

Bạn sẽ hiểu được cấu trúc, tư duy cơ bản về lập trình thông qua học C. Ở hầu hết các trường đại học về công nghệ C thường là ngôn ngữ được lấy giảng dạy các môn như nhập môn lập trình, tin học.

C cung cấp cho người lập trình khả năng xây dựng các trò chơi ở nhiều loại nào, nhiều cấu trúc khác nhau. Các trò chơi đơn giản như: cờ vua, dò bom, cờ caro,… được tạo ra bởi C.

Các ngôn ngữ lập trình khác như Java, Python, C++,… dễ dàng tiếp thu hơn khi bạn đã thông thạo về C. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu bằng việc học lập trình bằng cách làm chủ ngôn ngữ C.

Một số game nổi tiếng được lập trình bằng C: Pokemon Go, Getting Over It, Beat Saber, Hearthstone, Deus Ex: The Fall

>>> Có thể bạn quan tâm: #Trẻ em có nên học lập trình sớm hay không vì sao?

Tính năng của ngôn ngữ lập trình C

  • C thường được sử dụng trong các hệ thống bởi tốc độ nhanh, mạnh so với các ngôn ngữ lập trình khác.
  • Sử dụng ngôn ngữ C lập trình ta sẽ có quyền kiểm soát cơ bản phần cứng như TPU, GPU, đám mây,… có khả năng chạy trên mọi nền tảng.
  • C là ngôn ngữ lập trình mẹ của Python, PHP, Ruby.

Khi nào sử dụng C?

C dùng trong phát triển game, những hệ thống nhúng, lập trình hệ thống, hệ thống Internet of thing và thời gian thực, trong Machine Learning, Deeping Learning.

2. Ngôn ngữ lập trình C++

Ngôn ngữ C++ – Lập trình game nên học ngôn ngữ nào?

Ngôn ngữ C++ được xây dựng từ ngôn ngữ C vào năm 1985, được đánh giá là ngôn ngữ tầm trung. Tư duy đối tượng là yếu tố cần thiết để sử dụng ngôn ngữ C++. Theo thời gian, C++ được phát triển mở rộng với nhiều tính năng: lập trình hướng đối tượng, lập trình tổng quát,…

Đây là ngôn ngữ phổ biến và được yêu thích bởi hiệu suất và tính linh hoạt cao. Bạn có thể sử dụng C++ dễ dàng hơn khi đã thành thạo ngôn ngữ C. Thông thạo sử dụng ngôn ngữ lập trình game C+ sẽ giúp bạn thuận lợi tiếp nhận ngôn ngữ mới.

Một số game được lập trình bằng C++: Football Pro, King Quest, Invictus, Master Of Orion III, Doom III Engine, Counter Strike,…

4 tính năng chính của ngôn ngữ C++

  • C++ luôn được cập nhật để phù hợp với những thay đổi của phần cứng, hệ sinh thái.
  • C++ cung cấp quyền kiểm soát cơ bản có thể chạy trên mọi nền tảng: GPU, TPU, Container,…
  • C++ được sử dụng nhiều trong các phần mềm như Java Virtual Machine, Chrome V8 Engine, hệ thống hạn chế tài nguyên,…
  • C++ có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, Mac OS,… do được thiết kế bằng ngôn ngữ biên dịch.

Khi nào sử dụng C++?

Tương tự như C, c++ sử dụng để phát triển game, sử dụng trong hệ thống nhúng, lập trình hệ thống, Machine Learning, Deeping Learning,…

3. Ngôn ngữ lập trình C#

Ngôn ngữ lập trình C# là sản phẩm của Microsoft cùng với Framewwork. NET  hỗ trợ mạnh mẽ.

Microsoft sẽ hộ trợ bạn khi làm việc bằng ngôn ngữ C# điều này giúp làm giảm bớt một phần công việc so với việc sử dụng các mã nguồn khác.

Đây vừa là thuận lợi vừa là thách thức dành cho bạn. Ngôn ngữ C# không ngừng được Microsoft thay đổi, nâng cấp bạn cần phải cập nhật, thích nghi theo các đổi mới.Game nổi tiếng được lập trình bằng C#: Game Engine Unity

Tính năng chính của C#

  • Tạo các webside bằng  MVC.NET, Wedform, các ứng dụng trên điện thoại di động.
  • Hỗ trợ lập trình Xamarin giúp các lập trình game có thể tạo ra các ứng dụng đa nền tảng mà không mất nhiều thời gian để viết lại nhiều lần.

Khi nào sử dụng C#

Sử dụng C# trong lập trình game, lập trình webside, Internet of thing, xây dựng đám mây, thực hiện thực tế ảo, tạo phần mềm cho nền tảng Windows,…

>>> Có thể bạn quan tâm: Lời khuyên của chuyên gia – Lập trình game học ngành nào?

4. Lập trình với ngôn ngữ JAVA

Java – Lập trình game nên học ngôn ngữ nào?

Java được thiết kế là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng [OOP] và dựa trên các lớp [class]. Java biên dịch mã nguồn thành các bytecode. Sau đó, bytecode sẽ được thực thi.

Java nổi bật với tính ổn định và độc lập với các nền tảng vì có máy ảo Java nên chỉ càn viết một lần và chạy ở mọi nơi. Nó được sử dụng để phát triển các web quy mô doanh nghiệp ngoài ra dùng để phát triển các ứng dụng Android. Đây là ngôn ngữ lập trình game phổ biến, đạt được nhiều thành công. Một số game được lập trình bằng Java: Powder Game, Robofoget, Star Wars Galaxy, Runescape,…

Tính năng nổi bật của Java

  • Giàu tính năng, đa mô hình
  • Khả năng tương thích ngược là tính năng cần thiết đối với các ứng dụng doanh nghiệp.
  • JVM của Java- một trong những máy ảo tốt nhất thế giới cung cấp tính năng, hiệu năng cao cho Java.

Khi nào sử dụng Java?

Sử dụng Java vào phát triển ứng dụng doanh nghiệp, lập trình game, lập trình ứng dụng di động, xây dựng dữ liệu lớn, phát triển Web,…

5. Python

Python – Lập trình game nên học ngôn ngữ nào?

Python là ngôn ngữ lập trình game bậc cao do Guido van Rossum tạo ra vào 1991. Nhờ thiết kế dễ đọc, dễ học, dễ nhớ, hình thức sáng sủa, cấu trúc rõ ràng, Python được đánh giá rất thân thiện với người dùng.

Hiện nay Teky đang có Lớp dạy lập trình Python cho trẻ từ 4 đến 18 tuổi.

>>Tham khảo ngay khóa học :  Siêu nhân làm web với Python Giúp trẻ phát triển tư duy và tăng khả năng sáng tạo

Với việc mang trong mình 2 đặc điểm nổi bật là tính chất của ngôn ngữ kịch bản, vừa mang tính dynamatic. Python rất được ưa chuộng sử dụng để hát triển game.

Cơ chế hoạt động của Python là cấp phát bộ nhớ tự động. Ban đầu nó phát triển trên nền tảng Unix sau đó mở rộng sang hệ điều hành Ms-Docs, Mac Os, Windows,…

Vì là mã nguồn mở nên có thể làm chậm tốc độ của ngôn ngữ lập trình Python. Vì điều này mà hiệu suất tốc độ, của các ứng dụng lập trình Python không nhanh bằng C, C++.

Tính năng nổi bật của Python

  • Python giảm tải được các tác vụ nặng của CPU nhờ được tích hợp với C và C++. Người dùng đánh giá về bộ công cụ hoạt động cho Toán học, Thống kê và Khoa học tính toán,… của Python đem lại năng suất lớn.
  • Dễ dàng tìm thấy các khung Python, thư viện ở các ứng dụng doanh nghiệp, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu khác.

Khi nào dùng Python?

Dùng Python cho: tạo khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu, lập trình Game, ứng dụng doanh nghiệp, phát triển web,…

6. Lua

Lua một ngôn ngữ đa nền tảng được tạo ra bởi Roberto Ierusalimschy, Luiz Henrique de Figueiredo và Waldemar Cele vào năm 1993. Lua được tạo ra từ việc đơn giản hóa ngôn ngữ C và hệ thống API. Lua độc lập với phần cứng, dễ dàng test hay debug, khá linh động. Nhờ cấu trúc đơn giảm,có mã nguồn mở và miễn phí, Lua trở thành ngôn ngữ lập trình game phổ biến. Bạn có thể sử dụng Lua cho mục đích thương mại một cách tự do và miễn phí.

Game được lập trình bằng ngôn ngữ Lua: Crysis, Dota 2, Dark Souls, Far Cry, Roblox, Star Wars: Battlefront,…

Tính năng nổi bật của Lua

  • Lua được phân phối trong từng gói nhỏ và được xây dựng độc lập trong tất cả những nền tảng có bộ biên dịch C chuẩn.
  • Các nền tảng Unix và Windows đều tương thích với Lua. Lua chạy được trên cả các nền tảng di động [Android, Symbian, iOS, Windows Phone, BREW]. Với ác vi xử lí nhúng [ ARM và Rabbit, cho các ứng dụng như Lego MindStorms] Lua đều thực hiện chương trình được.
  • Lua có thể tích hợp vào các hệ thống viết bằng các loại ngôn ngữ khác. Dễ dàng sử dụng các thư viện của các ngôn ngữ khác trong Lua. Dễ dàng dùng các thư viện của Lua trong các ứng dụng viết bằng ngôn ngữ khác.

Khi nào dùng Lua?

Lua chủ yếu được dùng để lập trình, phát triển quản lý ứng dụng, game và wed.

7. HTML

HTML [Hypertext Markup Language] là một ngôn ngữ dùng lập trình game phổ biến. Các trang web trên World Wide Web được thiết kế bởi HTML.

Các trò chơi trên điện thoại mà bạn chơi ngày nay phần lớn sử dụng ngôn ngữ đánh này. HTML đang ngày càng trở thành ngôn ngữ được yêu thích trong giới lập trình vì có thể thiết kế được nhiều trò chơi mà không cần các thuật táo quá khó.

Các game được lập trình bằng ngôn ngữ HTML: 3D Tetris, Diablo-JS, Bejeweled HexGL, Browser Quest, Kingdom Rush

Tính năng nổi bật của HTML

  • HTML có nhiều tính năng như canvas, các element.
  • Khi các bạn kết hợp cùng với JavaScript và kể cả WebGL, JavaScript hoạt động hiệu quả hơn cho thiết kế đồ họa.
  • Khả năng tạo cấu trúc, vận hành trang web đi vào quy củ một hệ thống hoàn chỉnh là điểm nổi bật của HTML. Đây là công cụ hoàn hảo để tạo ra một website có cấu trúc tốt có mục đích sử dụng nhiều loại yếu tố trong văn bản.

Khi nào dùng HTML?

HTML là công cụ để lập trình game, phát triển web. Ngoài ra, còn có chức năng như điều khiển hình thức và nội dung của trang xuất bản, các tài liệu trực tuyến,…

Sử dụng HTML thêm audio clip, video clip, các thành phần ActiveX, Flash và các Java Applet,…

8. JavaScript

Javascript – Lập trình game nên học ngôn ngữ nào?

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình game thông dịch được được tạo bởi Brendan Eich tại Hãng truyền thông Netscape. Tên ban đầu của ngôn ngữ này là Mocha, sau đó là LiveScript, và cuối cùng là JavaScript. Qua nhiều cải tiến, JavaScript đang dần khẳng định được mình trở thành ngôn ngữ phổ biến và đáng học.

Ngôn ngữ JavaScript được đánh giá là ngôn ngữ tốt nhất trong xây dựng các trò chơi trực tuyến tương tác. JavaScript có khả năng tích hợp mã nổi trội. Đồng thời, ngôn ngữ này có khả năng tương thích với các công nghệ web như HTML và CSS.

JavaScript đang có nhiều cống hiến trong việc tạo ra ngày càng nhiều trò chơi di động đa nền tảng. Các game được lập trình bằng ngôn ngữ Javascript: Kingdom of Loathing, Nothing to Hide, Gods will be watching, Cookie Clicker,…

Tính năng nổi bật của JavaScript:

  • JavaScript có tính tương thích cao có thể chạy trên hầu hết tất cả các nền tảng máy chủ và thiết bị di động.
  • Dựa trên mã nguồn JavaScript như Angular, VueJS, NodeJS, React,… hầu hết các framework được phát triển từ đây.
  • Ngôn ngữ JavaScript rất dễ đọc, dễ hiểu. Đặc biệt đây là ngôn ngữ lập trình miễn phí.

Khi nào sử dụng JavaScript?

JavaScript là ngôn ngữ thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển web, phát triển ứng dụng di động, Serverless Computing, phát triển trò chơi trên trình duyệt.

9.Object C

Object C – Lập trình game nên học ngôn ngữ nào?

Nhắc đến ngôn ngữ lập trình game trên nền tảng iOS và Os X Object C là cái tên không thể không nhắc đến. Với cấu trúc của Smalltalk và C, ngôn ngữ này cung cấp các giải pháp thuận tiện để xây dựng trò chơi iOS.

Các công cụ tạo ra trò chơi như Core3D, Cocos2D đều được Object C hỗ trợ. Phong cách game OOP được xây dựng bằng ngôn ngữ này.

Nếu bạn muốn một ngôn ngữ lập trình thiết kế trò chơi dễ nắm bắt Object C là một lựa chọn khả thi. Các game được lập trình bằng ngôn ngữ Object C: Star Trek, RivalsJewel, SmashAnomaly, WordScape,…

Tính năng nổi bật của Object C

  • Object C sử dụng phương pháp hướng đối tượng để lập trình.
  • Object C được trang bị thêm Dynamic Script Language nên có khả năng biên dịch nhanh.
  • Tương thích với C và C++, sử dụng để khai báo tất cả các kiểu dữ liệu của C, C++.
  • Tích hợp Cocoa. Trên thực tế, hầu hết các ứng dụng cảm ứng đều dùng thư viện Cocoa.

Khi nào dùng Object C?

Object C được sử dụng để lập trình trò chơi điện tử, các ứng dụng trên nền tảng IOS.

Lời kết

Trên là 9 ngôn ngữ lập trình game mà chuyên gia lập trình game chuyên nghiệp nào cũng biết. Teky hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

Xem thêm:

Lập trình web với Python – Hướng dẫn cho người chưa biết gì

Lập trình game Java – 3 kỹ năng cần có để thành chuyên gia

Video liên quan

Chủ Đề