Ai thế nào là sao

Ai là gì lớp 3 là một ba dạng câu cơ bản nhất trong nội dung luyện từ và câu của môn tiếng Việt bậc tiểu học. Câu kể Ai là gì? dùng để giới thiệu, định nghĩa hoặc nêu nhận định về sự vật.

Câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? là các dạng câu học sinh bắt đầu học từ lớp 2 và các em thường hay bị nhầm lẫn dù đã được học về từ loại [danh từ, động từ, tính từ]. Đặc biệt có nhiều câu kể khi xác định không thể dựa hoàn toàn vào cấu trúc các em đã học, chẳng hạn khi yêu cầu học sinh xác định các câu sau thuộc kiểu câu nào?

;        1. Nhà em có một đàn ngan.

         2. Khung ảnh treo trên tường.

         3. Bạn Lan viết đẹp.

         4. Cái giàn mướp trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh.

         5. Tôi có nhiều tiền.

         6. Vào đầu tháng 6, học sinh được nghỉ hè.

         7. Chị mây cưỡi gió qua đỉnh núi.

         8. Cựa chú gà trống dài như quả ớt.

         9. Hoa hồng là chúa của các loài hoa.

         10. Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và chẳng bao giờ kể công.

Thực tế học sinh rất lúng túng, nhiều em đã làm sai. Trong cùng một câu em thì cho là kiểu câu này, em lại xác định là kiểu câu khác.

Ngay bản thân giáo viên, nếu không có kiến thức vững vàng, không có sự linh hoạt trong tư duy và phương pháp giảng dạy mà cứng nhắc dựa vào cấu trúc cơ bản của từng kiểu câu đó thì cũng trở nên lúng túng trong việc giúp học sinh phân biệt ba kiểu câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?

Để giúp học sinh phân biệt tốt ba loại câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? trong từng trường hợp cụ thể, những biện pháp sau đây:

Yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể, vì chỉ có câu kể mới được phân thành ba kiểu câu. Do đó, khi xác định ba kiểu câu kể, học sinh phải xác định đúng câu kể. Tránh trường hợp nhầm câu khiến có hình thức giống câu kể thành câu kể.

Muốn xác định câu kể ta dựa vào đâu? Dựa vào hình thức câu kể: Cuối câu kể có dấu chấm; Dựa vào mục đích nói của câu kể để: Kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét.

Tiếp theo, muốn xác định được câu kể đó thuộc kiểu câu nào thì trước tiên các em phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ trong câu đó.

+ Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? [con gì?]. Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ [cụm danh từ] tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì?. Vì vậy Vị ngữ là động từ [cụm động từ] tạo thành.

+ Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? [cái gì? con gì?]. Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ [cụm danh từ] tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi thế nào?. Vì vậy Vị ngữ thường do tính từ [cụm tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm động từ chỉ trạng thái] tạo thành.

+ Câu kể Ai là gì? gồm hai bộ phận: Chủ ngữ trả lời câu hỏi Ai? [cái gì? con gì?]. Vì vậy Chủ ngữ thường do danh từ [cụm danh từ] tạo thành. Vị ngữ trả lời câu hỏi là gì? [là ai? là con gì?]. Vì vậy Vị ngữ thường do danh từ [cụm danh từ] tạo thành.

Ai thế nào và Ai như thế nào là dạng câu/ bộ phận câu học sinh từ lớp 2 bắt đầu phải phân biệt được. Nhiều phụ huynh cũng phải vò đầu bứt tai không biết “thế nào” và “như thế nào” khác nhau thế nào để mà giảng cho con hiểu.

Thực ra, trong loại câu thì chỉ có câu Ai thế nào? Còn bộ phận câu có dạng “ai như thế nào”?

Đây là giải thích của cô giáo lớp 2 của con mình:

Phân biệt Ai thế nào, ai như thế nào

Từ khóa: ai thế nào và ai như thế nàoAi thế nào và Ai như thế nào phân biệt ra sao?Bài tập về màu câu ai the nào lớp 2Bài tập về mẫu câu Ai the nào lớp 3Các kiểu câu kể lớp 4Các kiểu câu ở Tiểu họcĐặt 3 câu kể Ai the nàoÔn tập câu kiểu ai the nào

- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?[ trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.]

-Chỉ người, vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? [làm gì?/ thế nào? ]

- Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

- Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động.

- Trả lời cho câu hỏi làm gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

- Trả lời cho câu hỏi thế nào?

Ví dụ

Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Ai?: Bạn Nam

Là gì?: Là lớp trưởng lớp tôi.

- Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.

Ai?: Đàn trâu

Làm gì?: đang gặm cỏ.

- Bông hoa hướng dương rất đẹp

- Đàn bò đi đủng đỉnh trên cánh đồng.

Ai?: Đàn bò

Thế nào?: đi đủng đỉnh trên cánh đồng.

 

2. Mẫu câu Ai làm gì?

Ví dụ với mẫu câu Ai làm gì?:

Dạng câu hỏi:

- Ai làm giáo viên của trường tiểu học của xã ?

- Mẹ em đang làm gì?

Dạng câu trả lời:

- Mẹ em là cô giáo của trường tiểu học xã.

- Mẹ em đang nấu ăn.

- Bố em đang làm việc trên cánh đồng.

- Em giúp mẹ trồng rau.

Phân tích đặc điểm:

Ví dụ trên có thể thấy khi đặt câu hỏi cho một câu trả lời dạng ai làm gì ta sẽ nhấn mạnh đối tượng cần hỏi vào: một là chủ ngữ, hoặc hai là vị ngữ. Chẳng hạn trong ví dụ trên, để đặt câu hỏi cho câu trả lời “Mẹ em làm giáo viên của trường tiểu học xã”, đây là một dạng câu trần thuật ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ bởi động từ “làm”.

Phân tích thành phần của câu trên ta có chủ ngữ là “mẹ em”, vị ngữ là “giáo viên của trường tiểu học xã”.

Ta sẽ đặt câu hỏi mẫu “ai làm gì?” để hỏi về đối tượng “mẹ em”, hoặc đối tượng “cô giáo của trường tiểu học xã” bằng cách thay thế từ “ai” [thay thế chủ ngữ] hoặc từ “làm gì” [thay thế vị ngữ] tương ứng vào tính vị trí đó trong câu trần thuật. Cụ thể câu hỏi ai làm gì sẽ được thể hiện như sau:

- Đối tượng của câu hỏi là chủ ngữ: “Ai làm giáo viên của trường tiểu học xã?"

- Đối tượng của câu hỏi là vị ngữ: “Mẹ em làm gì?” hoặc, mở rộng câu nhấn mạnh đến công việc hiện tại có thể hỏi: “Mẹ em đang làm gì?”

 

3. Mẫu câu Ai là gì?

Ví dụ với mẫu câu Ai là gì?

Dạng câu hỏi:

- Ai là học sinh giỏi toán nhất lớp em?

- Minh là gì?

Dạng câu trả lời:

- Thảo là học sinh giỏi toán nhất lớp em.

- Minh là anh trai của em.

- Mẹ em là giáo viên.

Phân tích đặc điểm:

Ví dụ trên có thể thấy khi đặt câu hỏi cho một câu trả lời dạng ai là gì ta sẽ nhấn mạnh đối tượng cần hỏi vào: một là chủ ngữ, hoặc hai là vị ngữ.

Chẳng hạn trong ví dụ trên, để đặt câu hỏi cho câu trả lời “Bạn Minh là học sinh giỏi toán nhất lớp em”, đây là một dạng câu trần thuật định nghĩa ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ bởi trợ từ “là”.

Phân tích thành phần của câu trên ta có chủ ngữ là “Bạn Minh”, vị ngữ là “học sinh giỏi toán nhất lớp em”.

Ta sẽ đặt câu hỏi mẫu “ai là gì?” để hỏi về đối tượng “Bạn Minh”, hoặc đối tượng “học sinh giỏi toán nhất lớp em” bằng cách thay thế từ “ai” [thay thế chủ ngữ] hoặc từ “là ai” [thay thế vị ngữ] tương ứng vào tính vị trí đó trong câu trần thuật. Cụ thể câu hỏi ai là gì sẽ được thể hiện như sau:

- Đối tượng của câu hỏi là chủ ngữ: “Ai là học sinh giỏi toán nhất lớp em?”

- Đối tượng của câu hỏi là vị ngữ: “Bạn Minh là ai?”

 

4. Mẫu câu Ai thế nào?

Ví dụ với mẫu câu Ai thế nào?

Dạng câu hỏi:

- Ai rất tốt bụng?

- Bố của Nam thế nào?

Dạng câu trả lời:

- Bố của Nam rất tốt bụng.

- Bà em rất hiền hậu.

- Mẹ em rất đảm đang.

- Anh em rất thông minh.

Phân tích đặc điểm:

Ví dụ trên có thể thấy khi đặt câu hỏi cho một câu trả lời dạng “Ai thế nào?” ta sẽ nhấn mạnh đối tượng cần hỏi vào: một là chủ ngữ, hoặc hai là vị ngữ. Chẳng hạn trong ví dụ trên, để đặt câu hỏi cho câu trả lời “Bố của Nam rất tốt bụng, đây là một dạng câu miêu tả tính cách của một người.

Phân tích thành phần của câu trên ta có chủ ngữ là “Bố của Nam”, vị ngữ là “tốt bụng” với trợ từ/ tình thái từ biểu cảm sự mãnh liệt “rất”.

Ta sẽ đặt câu hỏi mẫu “ai thế nào?” để hỏi về đối tượng “Bố của Nam”, hoặc đối tượng “tốt bụng” bằng cách thay thế từ “ai” [thay thế chủ ngữ] hoặc từ “thế nào” hoặc “như thế nào” [thay thế vị ngữ] tương ứng vào tính vị trí đó trong câu miêu tả. Cụ thể câu hỏi “Ai thế nào?” sẽ được thể hiện như sau:

- Đối tượng của câu hỏi là chủ ngữ: “Ai rất tốt bụng?”

- Đối tượng của câu hỏi là vị ngữ: “Bố của Nam thế nào?” hoặc “Bố của Nam như thế nào?”.

 

5. Một số bài tập vận dụng

Bài tập 1: Em hãy đặt câu hỏi theo mẫu "ai là gì?" trong câu có chứa từ "bố em".

Hướng dẫn trả lời:

Để trong câu có chứa từ “Bố em” là một chủ ngữ thì chủ ngữ này sẽ thay thế Thế từ “ai” trong câu hỏi “ai là gì ?”. Như vậy thành phần vị ngữ của câu trả lời sẽ là một vị ngữ có tính định nghĩa, có thể là: Vị trí của bố em trong gia đình, công việc của bố em , … Một số ví dụ:

- Bố em là chủ cột của gia đình

- Bố em là một giáo viên Bố em là một công dân có trách nhiệm

Bài tập 2: Đặt câu hỏi theo mẫu "ai làm gì?" cho câu  sau:

"Trên cánh đồng, các bác nông dân đang gặt lúa rất hăng say."

Hướng dẫn trả lời:

Phân tích câu trần thuật trên ta có chủ ngữ là “các bác nông dân”, vị ngữ là “gặt lúa rất hăng say”, trạng ngữ là trên cánh đồng, từ “đang” thể hiện thì tiếp diễn của câu tức là ám chỉ việc làm đang xảy ra tại thời điểm nói.

Như vậy để đặt câu hỏi theo mẫu "Ai làm gì?" ta sẽ sẽ có hai câu hỏi cơ bản nhấn mạnh vào chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu câu bằng cách thay thế từ “ai” hoặc từ “làm gì” tương ứng vào chủ ngữ và vị ngữ theo phân tích ở trên.

Hai câu hỏi ví dụ như sau:

- "Ai đang gặt lúa rất hăng say trên cánh đồng" - Hỏi chủ ngữ

- "Các bác nông dân đang làm gì trên cánh đồng" - Hỏi vị ngữ

Bài tập 3: Đặt ba câu theo mẫu Ai là gì?

Hướng dẫn trả lời: Chúng ta sẽ tìm các câu trần thuật mang tính định nghĩa cho đơn giản, ví dụ:

- Bố em là kĩ sư xây dựng cầu đường

- Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới của nước ta.

- Bạn Lan là người bạn thân nhất chơi với em từ hồi mẫu giáo.

Bài tập 4: Đặt 1 câu theo mẫu Ai làm gì?

Hướng dẫn trả lời: 

Ví dụ một số câu tường thuật chỉ hành động như sau:

  • Mẹ em thường tập Yoga vào mỗi buổi sáng sớm thức dậy
  • Em chơi cầu lông cùng với bạn hàng xóm
  • Cuối tuần, bố thường đi nhậu với các đồng nghiệp ở cơ quan ...

Bài tập 5: Chọn vế câu ở bên B phù hợp với từ ngữ ở bên A dể tạo 2 câu mẫu Ai làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Nối a] với 3]; b] với 1]; c] với 2]. ta có các câu hoàn chỉnh sau:

Cụ già phàn nàn là chiếc đồng hồ báo thức đã hỏng.

Cậu bé bước vào tay ôm một chú gà trống.

Gà trống là một cái đồng hồ báo thức cổ truyền.

Bài tập 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a. Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

b. Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

c. Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.

d. Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.

Hướng dẫn trả lời:

a. Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.

=> Ở câu lạc bộ, chúng em làm gì?

b. Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.

=> Ai là người thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?

c. Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường

=> Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?

d. Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập

=> Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?

Bài tập 7: Đặt 6 câu theo trả lời cho câu hỏi "là gì?"

Hướng dẫn trả lời:

- Ông tôi là một bác sĩ.

- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

- Anh trai tôi là huấn luyện viên thể hình.

- Văn miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta nằm ở Hà Nội.

- Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học lớn của nước ta.

- Cô ấy là chị gái tôi.

Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích, trân trọng cảm ơn!

Câu Kiệu Ai thế nào?

Câu ai thế nào gồm có hai bộ phận là bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai” và bộ phận trả lời cho câu hỏi “thế nào?”. Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai?” thường nhằm chỉ người, vật và trả lời câu hỏi Ai? Con ? Cái ?.

Tiếng Việt lớp 3 mẫu câu Ai là gì?

Ai là gì lớp 3 là một ba dạng câu cơ bản nhất trong nội dung luyện từ và câu của môn tiếng Việt bậc tiểu học. Câu kể Ai là gì? dùng để giới thiệu, định nghĩa hoặc nêu nhận định về sự vật.

Đặt câu hỏi Ai làm gì?

Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì ? – Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. – Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. – Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.

Khi nào dùng thế nào và như thế nào?

Cứ theo như sách giáo khoa, "thế nào" dùng để chỉ tính chất đặc điểm của sự vật, "như thế nào" cũng dùng để chỉ đặc điểm nhưng lại đứng sau hoạt động. Tựu chung, "thế nào" là vị ngữ còn "như thế nào" là định ngữ bổ ngữ. bổ sung cho danh từ, động từ đứng phía trước trong bộ phận vị ngữ.

Chủ Đề