An ninh trật tự công an là gì

An ninh, trật tự là cách viết gọn của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Định nghĩa trên được nêu ra tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trên đây là định nghĩa về an ninh, trật tự. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP.

Trân trọng!

1.Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Công an nhân dân gồm lực lượng An ninh nhân dân và lực lượng Cảnh sát nhân dân.

2.Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1.Thu thập thông tin phân tích đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành và chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, kiến nghị việc kết họp yêu cầu của chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội với chiến lược, chính sách về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước.

2.Bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân dân; bảo vệ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và khách quốc tế, bảo vệ sự kiện quan trọng, mục tiêu, công trình trọng điểm về an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước.

3.Tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác về tội phạm; khởi tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

4.Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác theo quy định của pháp luật.

5.Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra cơ quan, tố chức, công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

6.Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

7.Được sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết để chủ động tấn công tội phạm và phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

8.Trong trường hợp cần thiết, được ra quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và trưng dụng phương tiện giao thông, thông tin, các phương tiện kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện đó theo quy định của pháp luật.

9.Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp hoạt động, cung cấp thông tin có liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

10.Phối hợp chặt chẽ với quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, cơ quan nhà nước trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

11.Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn.

12.Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

III. Hệ thống tổ chức

1.Hệ thống tổ chức của Công an nhân dân gồm có:

  • Bộ Công an;
  • Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Công an xã, phường, thị trấn.

2.Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của Uỷ ban nhân dân xã và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên.

Tổ chức, hoạt động, trang bị, trang phục, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đối với Công an xã do pháp luật quy định.

3.Căn cứ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập các đồn, trạm Công an và các đơn vị độc lập, bố trí tại những địa bàn cần thiết.

Trật tự an ninh có nghĩa là gì?

An ninh, trật tự là cách viết gọn của cụm từ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Định nghĩa trên được nêu ra tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trên đây là định nghĩa về an ninh, trật tự.

Công an an ninh nhân dân là gì?

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Công việc của công an an ninh là gì?

Công an an ninh là gì và có nhiệm vụ chính là gì? Công an an ninh là một lực lượng thực thi pháp luật có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì trật tự công cộng. Nhiệm vụ chính của họ là đảm bảo an toàn và bình yên cho quốc gia và cộng đồng.

Cảnh sát QLHC là gì?

Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội [QLHC về TTXH] là lực lượng nghiệp vụ chuyên ngành thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên các lĩnh vực: Quản lý cư trú; quản lý CMND/ CCCD; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại pháo; quản lý con dấu ...

Chủ Đề