Anh trao trả hồng kông cho trung quốc năm nào năm 2024

Đã một phần tư thế kỷ trôi qua kể từ khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc. Hiện tại, Bắc Kinh cam kết rằng quyền tự do của Hong Kong được đảm bảo dưới cái mà nước này gọi là khuôn khổ "một đất nước, hai chế độ". Tuy nhiên, việc áp dụng luật an ninh quốc gia năm 2020 trên thực tế vi phạm khuôn khổ này.

Giờ đây, một số người Hong Kong ở Nhật Bản tuyên bố làm những gì có thể cho cuộc đấu tranh giành tự do ở quê nhà.

Những người hay đi cà phê ở Tokyo hẳn đã nhận thấy các quán kiểu Hong Kong, gọi là Cha Chaan Teng, gia tăng nhanh chóng trong những tháng gần đây. Các quán cà phê giá rẻ với không khí tươi vui này là nơi tụ tập của những người Hong Kong nhớ hương vị quê nhà.

Anh Kelvin Cheng, chủ một quán cà phê kiểu này, cho biết người Hong Kong bị thu hút bởi quyền tự do cá nhân mà họ có được ở thủ đô Nhật Bản.

Anh cho biết: "Ở châu Á không có nhiều nơi bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Tôi nghĩ ngày càng có nhiều người chọn Nhật Bản".

Văn hoá ẩm thực

Kỹ sư phần mềm Chan Wing In chuyển tới Nhật Bản 4 năm trước và hiện đang hy vọng xin tư cách vĩnh trú.

Tuy nhiên, cô vẫn nhớ những thứ ở quê nhà. Vì thế, cô cùng bạn bè lập một nhóm quảng bá văn hoá Hong Kong ở Nhật Bản, trong đó có nền ẩm thực đặc trưng.

Giống như khu tự trị này, ẩm thực Hong Kong là sự giao thoa giữa các nền văn hoá của phương Tây, khu vực và Trung Quốc đại lục.

Ví dụ như món "bánh mỳ chiên trứng sữa kiểu Hong Kong" kết hợp bánh mỳ chiên, món ăn sáng tiêu biểu của Trung Quốc, với bơ lạc, một nét phương Tây. Còn món trà sữa kiểu Hong Kong được làm bằng cách rót trà nóng vào cốc, sau đó thêm cà phê và sữa đặc có đường.

"Bánh mỳ chiên trứng sữa kiểu Hong Kong" được bán tại một quán cà phê ở Tokyo.

Nhóm của cô Chan hy vọng tổ chức các buổi hội thảo về ẩm thực Hong Kong. Cô cho biết: "Có vẻ như Hong Kong đang dần đánh mất nền văn hoá. Dù ở Nhật Bản, tôi hy vọng người Hong Kong có thể gặp gỡ và truyền bá văn hoá của chúng tôi".

Khao khát tự do

Ẩm thực là niềm đam mê của những người xa xứ. Nhưng trong những ngày gần đây, một điều còn quan trọng hơn là động lực bảo vệ quyền tự do của Hong Kong. Vào giữa tháng 6, hơn 150 người đã tuần hành ở trung tâm Tokyo. Kể từ khi luật an ninh quốc gia được ban hành, các cuộc biểu tình ở khu tự trị bị coi là phạm pháp.

Một người biểu tình cho biết: "Tôi có thể bị bắt nếu về Hong Kong, nên tôi rất sợ".

Người khác nói: "Rủi ro bị bắt giữ ngày càng tăng. Tôi muốn về Hong Kong nhưng không thể".

Anh William Lee tham gia một cuộc biểu tình ở Tokyo hồi tháng 6.

Anh William Lee là một trong số ít người không che giấu danh tính của mình khi biểu tình ở nước ngoài. Dù thừa nhận rằng việc tuần hành ở Nhật Bản có thể không mang lại nhiều kết quả, anh tin mình đang làm những gì mà bạn bè ở Hong Kong không thể làm.

Anh cho biết: "Tôi cảm thấy vô cùng thất vọng khi nghĩ tới việc không bao giờ có thể về Hong Kong. Tạm thời tôi phải tiếp tục sống ở nước ngoài".

Tự do báo chí bị tấn công

Quyền tự do ở Hong Kong tiếp tục bị xói mòn. Tháng 12 năm ngoái, cảnh sát đã đột kích văn phòng của Stand News, hãng truyền thông trực tuyến cuối cùng thuộc phe ủng hộ dân chủ. Các biên tập viên bị bắt giữ, phóng viên bị sa thải, và Stand News bị buộc ngừng hoạt động.

Ông Lian Yi-Zheng là thành viên hội đồng quản trị của công ty sở hữu hãng tin này. Ông ở Nhật Bản từ năm 2012 và giảng dạy tại các trường đại học ở đây.

Cuối năm ngoái, truyền thông thân chính quyền đưa tin cảnh sát Hong Kong đã ra lệnh truy nã ông.

Ông Lian coi lệnh truy nã là lời cảnh báo của giới chức buộc ông im lặng hoặc coi chừng. Ông cho biết: "Tôi khá chắc chắn là nếu tôi quay về Hong Kong, họ sẽ bắt giữ tôi tại sân bay".

Ông hầu như không nghi ngờ gì về tương lai của khuôn khổ "một đất nước, hai chế độ". Ông cảm thấy chính quyền Hong Kong và giới chức Trung Quốc tỏ rõ rằng sẽ không có nền dân chủ nào. Ông nói: "Thực ra thì không chỉ không có nền dân chủ, mà trên thực tế sẽ chỉ có chủ nghĩa toàn trị trong xã hội".

Ông không hề có ý định im lặng và đã thiết lập mạng lưới các phóng viên Hong Kong ở nước ngoài.

Ông Lian Yi-Zheng

Trong khi viễn cảnh chính trị của khu tự trị có vẻ bi quan, một số người Hong Kong ở Nhật Bản vẫn nỗ lực duy trì bản sắc của mình. Ông Lian tin rằng việc cho thế giới tiếp tục biết về những gì xảy ra ở Hong Kong là rất quan trọng đối với cuộc chiến này.

Chủ Đề