Anti hiv dương tính là gì

Mục đích xét nghiệm hiv:

1- Chẩn đoán phát hiện nhiễm HIV: xác định tình trạng nhiễm HIV của người được làm xét nghiệm

2- Đảm bảo an toàn trong truyền máu, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và thụ tinh nhân tạo.

3- Giám sát dịch tễ HIV/AIDS: xác định tỷ lệ nhiễm HIV trong một số nhóm quần thể nhất định theo thời gian và địa điểm để theo dõi sự phân bố, chiều hướng phát triển của dịch nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.

Trong bài viết này tôi chủ yếu chia sẻ các thông tin cơ bản về các bước tiến hành xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV.

Để xác định một người có nhiễm HIV hay không thì phải xét nghiệm qua 2 bước.

Bước 1:  Xét nghiệm sàng lọc

– Xét nghiệm sàng lọc là xét nghiệm dùng các test siêu nhạy để tìm kháng thể HIV [Anti HIV/ HIV Ab] trong máu của bệnh nhân.

Bước 2: Xét nghiệm khẳng định

Xét nghiệm khẳng định được tiến hành sau khi xét nghiệm sàng lọc dương tính. Phải dùng các test có độ đặc hiệu cao.

Xét nghiệm khẳng định dùng Chiến lược III – BYT:

– Áp dụng cho chẩn đoán nhiễm HIV.

– Mẫu được coi là dương tính với chiến lược III khi mẫu đó có phản ứng với cả ba loại sinh phẩm có nguyên lý hoặc chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.

ĐIỀU CẦN NHỚ:

  • Bạn có thể làm xét nghiệm sàng lọc HIV ở bất cứ cơ sở y tế nào thậm chí tự xét nghiệm tại nhà.
  • Bạn nên xét nghiệm khẳng định ở các cơ sở uy tín như: trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, Bệnh viện nhiệt đới TP HCM, Viện Pasteur TP HCM.
  • Người có xét nghiệm khẳng định dương tính mới kết luận là nhiễm HIV.
  • Người có xét nghiệm sàng lọc có phản ứng nhưng xét nghiệm khảng định âm tính thì kết luận là không nhiễm HIV. [Dương tính giả]

Hướng dẫn tiến hành xét nghiệm test nhanh HIV.

Lấy máu đầu ngón tay hoặc lấy máu tĩnh mạch [có thể lấy huyết thanh] nhỏ 2 giọt vào test chờ 15 phút là có kết quả.

Kết quả test có phản ứng: [Có 2 vạch]

Chào bạn cảm ơn câu hỏi thắc mắc của bạn, tôi thay mặt các bác sĩ của Khoa Miễn dịch, BVTWQĐ 108 trả lời bạn như sau:

- Xét nghiệm HIV Ag/Ab được gọi với tên đầy đủ là xét nghiệm HIV Combo Ag/Ab nhằm mục đích tìm ra kháng thể HIV I hoặc HIV II và kháng nguyên p24 trong huyết tương bệnh nhân.

- Xét nghiệm HIV Combo Ag/Ab có ưu điểm vượt trội hơn so với phương pháp khác, đây là kỹ thuật có độ chính xác lên đến 99% và cho kết quả nhanh.

- Xét nghiệm này chạy trên hệ thống máy Architect có xuất xứ từ hãng Abbott [Mỹ], dựa theo nguyên lý miễn dịch hóa phát quang.

- Kết quả xét nghiệm thường gặp:

+ Âm tính tức là hiện tại bệnh nhân không có kháng thể kháng virus HIV trong máu, khi đó phiếu trả lời kết quả của bệnh nhân sẽ có đơn vị S/CO 1, để khẳng định bệnh nhân có nhiễm HIV không phải làm thêm 1 số xét nghiệm bổ sung khác mới khẳng định được có nhiễm HIV hay không;

+ Nghi ngờ tức là chưa chắc chắn bệnh nhân có hay không nhiễm HIV, khi đó phiếu trả lời kết quả của bệnh nhân sẽ có đơn vị S/CO = 1.0, điều này có nhiều nguyên nhân.

Có thể bệnh nhân đang trong giai đoạn cửa sổ, hoặc bệnh nhân dùng thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm....

Như vậy với câu hỏi của bạn là kết quả xét nghiệm anti-HIV Ag/Ab của em là 0.05 S/CO [0? Nếu không bị HIV phải = O chứ?

Bạn yên tâm đây chỉ là qui định về thông số kỹ thuật máy do hãng qui định thôi, quan trọng là bạn có kết quả âm tính với kháng thể HIV trong máu ở thời điểm hiện tại.

Trân trọng!

HIV âm tính là có bị nhiễm HIV không?

Trả lời:

Thân chào bạn, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm âm tính và dương tính trong xét nghiệm.

Khi tiến hành làm một xét nghiệm nào đó, bạn sẽ thấy kết quả là ghi là âm tính hoặc dương tính, đôi khi kết quả này cũng được ghi bằng tiếng Anh là Negative [Viết tắt là NEG – nghĩa là âm tính] hay Positive [Viết tắt là POS – nghĩa là dương tính]. Dương tính có nghĩa là người xét nghiệm có sự hiện diện của yếu tố cần xét nghiệm và âm tính là không có sự hiện diện của yếu tố cần xét nghiệm.

Nếu một người đi xét nghiệm HIV, kết quả HIV âm tính có nghĩa là người đó không mắc HIV, còn kết quả trả về là HIV dương tính thì có nghĩa là người đó đã nhiễm HIV. Tuy nhiên, nhiều trường hợp xét nghiệm HIV bằng test nhanh vẫn có thể đưa lại trường hợp dương tính giả nhưng khi xét nghiệm HIV lại cho kết quả là HIV âm tính và nếu sau khi có hành vi nguy cơ cao từ 5-7 tháng, kết quả này vẫn là âm tính thì đây là kết quả chính xác.

Nếu như chưa yên tâm với kết quả HIV âm tính, bạn có thể tiến hành tái kiểm tra, xét nghiệm trong thời gian sau đó để kết quả được khẳng định một cách chính xác. Thêm vào đó, các biện pháp xét nghiệm HIV cũng như các cơ sở tiến hành làm xét nghiệm HIV cũng rất quan trọng trong việc khẳng định kết quả HIV có chính xác hay không.

HIV là một virus nguy hiểm nhưng nếu biết cách phòng tránh thì nó không dễ lây. Nếu còn thắc mắc gì về xét nghiệm HIV hay các vấn đề sức khỏe, bạn đừng ngại gửi những thắc mắc đó tới ASIA Health để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

HIV là căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây nhiễm cao và nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Để xác định bản thân có mắc bệnh hay không, phương án nhanh và chính xác nhất được thực hiện là xét nghiệm. Vậy, xét nghiệm HIV sau 4 tuần có chính xác không? Cùng lắng nghe những chia sẻ dưới đây của các bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để tìm được câu trả lời nhé!

1. Mục đích của việc xét nghiệm HIV là gì?

Theo các chuyên gia khoa bệnh xã hội, mục đích chủ yếu của việc xét nghiệm HIV là tìm ra kháng thể kháng lại virus hoặc kháng nguyên [con virus] có trong cơ thể người. Chính vì vậy, để kháng thể được sản sinh cần phải có đủ thời gian, thông thường từ 3 - 6 tháng và được gọi chung là “thời kì cửa sổ”.

- Xét nghiệm nhằm mục đích tìm ra kháng thể kháng [Anti-HIV]

Xét nghiệm được tiến hành thực hiện trên các đối tượng có hành vi nguy cơ, trên các đối tượng có tình trạng sốt lâu ngày không rõ nguyên nhân, sụt cân, trước khi phẫu thuật, phụ nữ mang thai,... Hiện nay có nhiều kỹ thuật xét nghiệm có thể phát hiện được kháng thể HIV có trong máu một cách nhanh và chính xác như: HIV test nhanh, phương pháp ELISA, Serodia, miễn dịch tự động,... trong máu người mắc bệnh, có thể gồm cả test nhanh, xét nghiệm Eia hoặc Elisa,…

- Xét nghiệm nhằm mục đích nhằm tìm ra bản thân virus [hay còn gọi là kháng nguyên]:

Hiện nay cũng có nhiều xét nghiệm có thể phát hiện ra kháng nguyên từ vài tuần trở ra như:

+ Xét nghiệm HIV nhanh phát hiện kháng nguyên [ít phổ biến].

+ Xét nghiệm miễn dịch ELISA phát hiện kháng nguyên P24.

+ Xét nghiệm miễn dịch tự động phát hiện đồng thời kháng nguyên - kháng thể [Architec, Cobas,...]

+ Xét nghiệm HIV PCR giọt máu khô [DBS]

+ Xét nghiệm Tải lượng HIV Realtime phát hiện acid nucleic của virus trong máu,...

Xét nghiệm HIV nhằm mục đích chính là tìm ra kháng thể kháng lại virus có trong cơ thể con người

2. Những ai nên thực hiện xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt?

Mỗi năm, theo thống kê, Việt Nam có khoảng 10.000 trường hợp được phát hiện nhiễm HIV và một số bệnh xã hội lây qua đường tình dục. Có thể nói, đây là căn bệnh thế kỷ cực kì nguy hiểm, đe dọa đến công đồng bởi tốc độ lây lan nhanh, mạnh và tàn phá nghiêm trọng hệ miễn dịch của người bệnh, thậm chí dẫn ung thư, gây tử vong nhanh nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời.

HIV là căn bệnh tiến triển âm thầm, kín đáo, thường không có triệu chứng. Rất ít trường hợp sau 2 - 8 tuần có các dấu hiệu HIV như sốt, đau nhức cơ, nổi hạch, viêm họng, phát ban, tiêu chảy, chán ăn,… Tuy nhiên, những biểu hiện bất thường này tương đối giống với sốt, cảm cúm nên thường bị chủ quan, bỏ qua.

Các chuyên gia hàng đầu tại MEDLATEC khuyên rằng, nếu có bất cứ hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và một số bệnh xã hội lây qua đường tình dục như dưới đây, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán, tư vấn hướng khắc phục hiệu quả, kịp thời, tránh những hệ lụy nghiêm trọng về sau.

  • Từng quan hệ với gái mại dâm hay với nhiều bạn tình mà không sử dụng bất cứ biện pháp an toàn nào.

  • Có quan hệ với bạn tình mới nhưng không xác định được người đó có mắc bệnh HIV hay không.

  • Có quan hệ đồng giới nam không sử dụng các biện pháp an toàn.

  • Sử dụng chung kim tiêm, truyền máu, xăm trổ, chăm sóc người bị nhiễm HIV, hay có đụng chạm, tiếp xúc với vết thương hở người mắc bệnh.

  • Bên cạnh đó, nếu cha hoặc mẹ mắc căn bệnh thế kỷ thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị lây nhiễm sẽ rất cao nên cần thực hiện xét nghiệm sau 18 tháng.

Nếu có bất cứ hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV hay một số bệnh xã hội lây qua đường tình dục, bạn nên tiến hành xét nghiệm chẩn đoán HIV

3. Xét nghiệm HIV sau 4 tuần có chính xác không?

Để xác định chính xác căn bệnh HIV kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ, xét nghiệm chẩn đoán được đánh giá là phương án nhanh và chuẩn xác nhất. Việc xét nghiệm HIV được khuyến cáo thực hiện 4 lần:

+ Lần 1: ngay sau thời điểm có hành vi nguy cơ để xác định chắc chắn rằng chưa bị nhiễm HIV trước đó.

+ Lần 2: Xét nghiệm lại sau 4 - 6 tuần kể từ thời điểm có hành vi nguy cơ để có thể phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể trong máu.

+ Lần 3: Nếu lần 2 có kết quả âm tính, xét nghiệm lại sau 3 tháng.

+ Lần 4: Nếu lần 3 âm tính, xét nghiệm lại sau 6 tháng để khẳng định chắc chắn rằng bạn không bị lây nhiễm HIV từ hành vi có nguy cơ nếu kết quả sau 6 tháng là âm tính.

Vậy, xét nghiệm HIV sau 4 tuần có chính xác không?

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của ngành y học hiện đại, người mắc bệnh hoàn toàn có thể tầm soát HIV bằng các sinh phẩm thế hệ thứ 4 phát hiện đồng thời kháng nguyên - kháng thể [Combo] chỉ sau khoảng 28 ngày kể từ khi có hành vi nguy cơ [tức 4 tuần] cho kết quả tương đối chuẩn xác. Loại xét nghiệm này có khả năng tìm thấy kháng nguyên P24 và các kháng thể HIV1, HIV2,… Ngoài ra, phương pháp chẩn đoán này còn giúp phát hiện và tầm soát bệnh nhanh gấp 3 lần bình thường, kết quả thường được trả sớm nhất sau 60 - 90 phút sau khi lấy mẫu.

Như vậy, sau 4 tuần, người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán HIV và loại bỏ nguy cơ mắc một số bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu,… Hơn nữa, về mặt y khoa, các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên tầm soát HIV càng sớm càng tốt, có thể sau 2 tuần khi có nguy cơ mắc bệnh mà không cần chờ đợi đến “thời kỳ cửa sổ” [3 tháng] bởi bản chất, căn bệnh thế kỷ này là bệnh mãn tính, rất khó xác định được thời gian phơi nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm sau 4 tuần âm tính chưa loại trừ được giai đoạn cửa sổ và khác nhau ở mỗi người, có thể 3 - 6 tháng. Do vậy bạn vẫn cần làm lại xét nghiệm mốc lần 3 và 4 như nói trên để khẳng định mình âm tính với HIV.

Tầm soát HIV là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng

4. Địa chỉ xét nghiệm chẩn đoán HIV uy tín, chất lượng

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là một trong những địa chỉ uy tín và tốt nhất được đông đảo bệnh nhân tìm đến xét nghiệm chẩn đoán HIV và bệnh tình dục nhờ những ưu điểm nổi bật sau:

  • MEDLATEC sở hữu đội ngũ chuyên gia - kỹ thuật viên xét nghiệm giỏi, dày dặn kinh nghiệm, tận tình tận tâm, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bệnh nhân khi cần,…

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hỗ trợ xét nghiệm chẩn đoán tối tân, đầy đủ, tân tiến được nhập khẩu hoàn toàn từ những nước lớn trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

  • Môi trường y tế chuyên nghiệp, thủ tục tư vấn - xét nghiệm diễn ra nhanh chóng, không để bệnh nhân phải chờ đợi lâu.

  • Chúng tôi cam kết mọi thông tin cá nhân của khách hàng đến thực hiện xét nghiệm chẩn đoán HIV được bảo mật tuyệt đối, lưu trữ điện tử, tránh hiện tượng rò rỉ, xáo trộn cuộc sống,…

  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC mở cửa phục vụ quý khách hàng tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tết,…

Rất hy vọng với những thông tin như chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết kì này sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc bấy lâu nay “Xét nghiệm HIV sau 4 tuần có chính xác không?”. Ngoài ra, nếu còn bất cứ câu hỏi hay băn khoăn nào chưa hiểu rõ, xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề