Các bạn trẻ muốn trở thành game thủ vì sao

Game thủ là gì? Họ không đơn giản là những người chơi game như bạn vẫn tưởng đâu. Cùng đào sâu tìm hiểu về họ nhé!

  • Lập trình game là gì? Những yêu cầu trở thành lập trình game

Game thủ [còn gọi là gamer] là tên gọi để chỉ những người chơi của các trò chơi điện tử, tuy nhiên không phải người chơi nào cũng được coi là game thủ chân chính. Chỉ những người thực sự có năng lực, luôn xếp thứ hạng cao trong game và kiếm được tiền từ chính việc chơi game ấy mới là những game thủ “danh xứng với thực”.

Game thủ là gì?

Game thủ cũng là một khái niệm còn khá mới. Các game thủ sinh ra cũng nhờ công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhu cầu chơi game của con người từ đó cũng tăng cao. Nhiều người trẻ đam mê thế giới ảo trong game, thích thú việc được hóa thân thành nhân vật ảo để chiến đấu… Đó chính là tiền đề ra đời cho khái niệm game thủ.

Nhìn về lịch sự, thực ra khái niệm gamer thực ra đã xuất hiện từ rất lâu. Nó đã xuất hiện ở Anh quốc từ những năm 1422, cách đây gần 600 năm. Khi ấy, người ta sử dụng từ “gamer” để chỉ những người chơi đánh bạc, đổ xúc xắc và các loại trò chơi phi pháp khác.

Tuy nhiên một số đất nước lại không chấp nhận ý nghĩa theo chiều hướng tiêu cực này của từ “gamer” nên dần dần họ đổi nghĩa này sang 1 nghĩa khác tích cực hơn. Gamer về sau dùng để chỉ những người chơi các loại trò chơi, đặc biệt khi công nghệ đã phát triển thì nó thường được dùng để chỉ những người chơi trò chơi điện tử.

Sau khi nắm được game thủ là gì, chúng ta cần tìm hiểu xem các game thủ được phân loại như thế nào. Thông thường, họ sẽ được phân chia thành 4 loại dưới đây:

“Newbie” là từ dùng để chỉ những người mới, họ mới bắt đầu mày mò chơi game và chưa có nhiều kinh nghiệm.

Game thủ thông thường thường là những người chơi các loại game thông thường nên mới có tên gọi như thế. Tuy nhiên cụm từ này cũng có thể dùng cho những người chơi game không thường xuyên, có nghĩa rằng họ không dành hầu như toàn bộ quỹ thời gian cho việc chơi game như những game thủ chuyên nghiệp.

Game thủ cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau

Core gamer là những người chơi chính. Họ có năng lực vượt trội hơn các game thủ thông thường và thường chơi được nhiều loại game khác nhau.

Game thủ chuyên nghiệp là những người chơi chuyên nghiệp. Họ có năng lực vượt trội hơn người, phần trăm chiến thắng trong trò chơi của họ luôn ở mức cao. Họ cũng đam mê game và muốn kiếm những đồng tiền chân chính từ sở thích của mình cho nên họ dành hầu hết thời gian để nghiên cứu và luyện tập chơi game; sau đó tham gia các cuộc thi, giải đấu để rồi giành chiến thắng và nhận được những khoản tiền lớn.

Một game thủ chuyên nghiệp có thể là người chơi chỉ 1 game duy nhất hoặc họ có thể chơi nhiều loại game khác nhau do khả năng của họ có thể đáp ứng được yêu cầu của tất cả những trò chơi ấy.

Chơi game vốn chỉ là thú vui nhưng nhiều người lại muốn thực sự nghiêm túc và coi nó như 1 nghề nghiệp có thể kiếm ra tiền. Họ có khả năng và họ vận dụng tối đa khả năng ấy vào việc chơi game. Họ chính là những game thủ chuyên nghiệp luôn được ca tụng không ngớt trong miệng giới trẻ hiện nay.

Nếu bạn cũng đam mê các trò chơi điện tử và có ý định muốn trở thành 1 game thủ chuyên nghiệp thì hãy đọc những việc cần làm để có thể trở thành game thủ chuyên nghiệp ở dưới đây:

Nếu muốn trở thành game thủ chuyên nghiệp thì việc đầu tiên bạn cần làm chính là chọn cho mình trò chơi sở trường, trò chơi mà bạn thật sự thành thạo và luôn giành được thứ hạng cao. Chỉ có như vậy, bạn mới phát huy được tiềm năng và dễ dàng thành công với con đường game thủ chuyên nghiệp.

Bạn đến với game vì đam mê nhưng để gắn bó lâu dài với nó, để giữ “lửa” thì dĩ nhiên bạn cần có động lực. Động lực của các game thủ chính là giải thưởng và sự công nhận của những người xung quanh.

Tiền luôn là đích đến chính của con người ta dù họ có làm ở ngành nghề nào đi chăng nữa và cảm giác thành tựu, cảm giác tài năng của mình được công nhận cũng là 1 lý do để bạn kiên trì với con đường mình đã chọn.

Làm sao để trở thành 1 game thủ chuyên nghiệp?

Đừng nghĩ làm game thủ chuyên nghiệp là có thể “ngồi mát ăn bát vàng”, chẳng làm gì mà vẫn kiếm được khoản tiền khổng lồ. Không có chuyện đó đâu bạn nhé! Muốn chiến thắng các đối thủ và giành về khoản tiền thưởng lớn thì các game thủ phải chăm chỉ và nỗ lực hơn ai hết.

Họ phải dành ra 8 đến 10 tiếng/ngày, thậm chí nhiều hơn để luyện tập, nghĩ ra các chiến thuật khác nhau để có thể toàn thắng trước các đối thủ. Họ có thể luyện game đến quên ăn quên ngủ trước mỗi lần có giải thi đấu lớn. Họ cũng phải nỗ lực và bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian thì mới có thể giành được chiến thắng và giải thưởng.

Một chiến sĩ không thể thiếu đi vũ khí và một game thủ thì không thể thiếu vắng sự hỗ trợ của công nghệ và máy móc. Muốn kỹ năng chơi game ngày càng được nâng cao thì bạn phải luyện chơi game trên các thiết bị công nghệ. Một chiếc máy tình để bàn “xịn xò” và một chiếc notebook vừa mỏng vừa nhẹ đều là vật dụng cần thiết dành cho bạn.

Khi ở nhà, bạn có thể luyện tập chơi game trên máy tính còn khi ra ngoài hoặc hội họp với bạn bè về so đấu và bàn luận về chiến thuật thì hãy sử dụng chiếc notebook đem theo người. Vậy là bạn có thể “luyện tay” ở bất cứ nơi đâu bạn muốn rồi!

Trên đây là những thông tin hữu ích về game thủ, bao gồm: Game thủ là gì, phân loại game thủ và cách thức để trở thành 1 game thủ chuyên nghiệp. Nếu đây là con đường bạn chọn thì chúc bạn sớm gặt hái được thành công nhé!

► Tìm hiểu những tin tức tìm việc làm hấp dẫn hiện nay để có sự lựa chọn tốt nhất.

Nếu bạn đã từng mong muốn rằng sau này sẽ trở thành một game thủ chuyên nghiệp, thì đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mà đến bây giờ điều đó vẫn chưa thể trở thành hiện thực không?

  • Tin hot Lộ trình tướng 2022: Nữ hoàng Hư Không, Xạ Thủ tay ngắn và tướng Đỡ Đòn Shurima
  • Tin hot ĐTCL: Kẹp tướng 2 bên vẫn bị Blitzcrank kéo, và đây là cách để bạn tránh điều đó
  • Tin hot Lê Bống bất ngờ tiếp tục gây tranh cãi khi ăn mặc “nhạy cảm”
  • Hầu hết các game thủ đều được phân làm 2 loại: Casual hoặc Hardcore. Họ đều là những sống với niềm đam mê game, chơi khá nhiều game cùng 1 lúc, miệt mài sốt sắng với những bom tấn mới ra, và nói chung là biết rất nhiều thứ xung quanh chiếc PC hay console của mình. Tuy nhiên, thực tế tồn tại một nhóm game thủ khác với tính cạnh tranh thường cao hơn hẳn. Họ biến việc chơi game trở thành một cuộc thi thố về tài năng, chơi game để đi tham dự giải đấu trong nước và quốc tế, đạt được tiền tài và danh vọng.

    Mặc dù có vẻ như đó là điều mà mọi người chơi đều muốn, nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số họ thực hiện được. Bạn muốn trở thành một game thủ chuyên nghiệp ư? Hãy chuẩn bị tinh thần để đánh đổi và hy sinh rất nhiều thú vui khác trong cuộc sống.

    Bản thân tôi là một người ưa thích cạnh tranh, trong thể thao, học tập và trong các lĩnh vực khác cũng vậy; đó là lý do mà tôi luôn bị thu hút bởi những cuộc thi hay giải đấu game. Tôi đã dành khá nhiều thời gian để đạt rank cao trong các game như Dota 2, Hearhstone, Heroes of the Storm, và thậm chí cũng rất hào hứng với các giải đấu Đột Kích. Mặc dù tình yêu của tôi và sự cống hiến của tôi đối với những game này không hề nhỏ, nhưng có một điều khiến cho tôi [và nhiều người khác nữa] rất khó đạt được tới những đỉnh cao [trong nước thôi chứ chưa nói đến quốc tế], đó là: Multitasking [có thể hiểu là chơi nhiều tựa game cùng một lúc, không tập trung vào một tựa game nhất định nào đó].

    Những game thủ xuất sắc của League of Legends, Counter-Strike, và DOTA 2 trên thế giới có thể không không hẳn là chơi mỗi một trò chơi, song chắc chắn lượng thời gian mà họ dành cho những game đó lớn hơn gấp nhiều lần so với các tựa game khác. Trong khi phần còn lại trong chúng ta đang giành hàng hàng tá [thậm chí hàng trăm] giờ cho nào là GTA V hay Fallout 4 hoặc World of Warcraft, thì các game thủ chuyên nghiệp trên thế giới đang trau dồi kỹ năng của họ. “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, khi chúng ta thích thú, say mê và khám phá những tựa game mới, thì phong độ thể hiện trong trò chơi có tính cạnh tranh cao cũng cùng lúc mà giảm, thậm chí giảm rất nhanh.

    Tôi vẫn còn nhớ như in mình đã háo hức như thế nào khi đã mua được Batman: Arkham Knight, và bất chấp bản port trên PC thảm họa của tựa game này thì tôi vẫn cứ dành hàng giờ để lái chiếc Batmobile vi vu vài vòng quanh thành phố Gotham. Trước khi chơi Arkham Knight tôi có làm vài trận trong Heroes of the Storm. Ấy thế mà chỉ sau có vài ngày chìm đắm với Batman và đồng bọn, phong độ của tôi trong HoTS đã xuống đi trông thấy.


    Nhiều người khác cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, bị mắc kẹt ở ranh giới giữa game thủ thông thường và game thủ chuyên nghiệp. Đã rất nhiều lần chúng ta tự hứa với bản thân mình rằng cần phải rèn giũa kỷ năng và đạt mức độ thượng thừa ở một game nào đó, song khi thời gian trôi qua, những niềm vui khác xuất hiện, thì tính tò mò vốn có đã kích thích chúng ta đi khám phá cái mới, và “bỏ quên” trách nhiệm do chính mình đặt ra với mục tiêu ban đầu. “Game là để giải trí mà, đâu nhất thiết cứ phải cắm mắt cắm mũi vào một trò?”

    Đương nhiên sẽ còn rất nhiều yếu tố khác quyết định xem bạn có thể theo đuổi con đường game thủ chuyên nghiệp hay không, chẳng hạn như ở VN đó là tiền bạc,  điều kiện bản thân và sự nhìn nhận của xã hội. Song điều cơ bản nhất vẫn là ở trong tim chúng ta, liệu chúng ta có chấp nhận từ bỏ những niềm vui khác để dành thời gian củng cố kỹ năng và ngày càng tiến bộ hơn không. Trả lời câu hỏi đó thì dễ, song đôi khi lời nói và hành động cách nhau một quãng khá xa.

    Bạn đã bao giờ dành hàng ngày, hàng tuần cho một game nào đó? Đã khi nào bạn cảm thấy phong độ của bạn giảm đi khi chuyển sang chơi thử một game khác? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến nhé.

    Video liên quan

    Chủ Đề