Bác ca sĩ quân đọi hát nhạc sơn tùng là ai?

Sinh ra tại mảnh đất Đức Yên [nay là thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh], nhạc sỹ Xuân Thủy đã được đắm mình trong những câu hò, điệu ví ngọt ngào, sâu lắng ân tình của người miền Trung từ tấm bé. Những làn điệu Ví Dặm, những câu hò bên bờ sông Lam và phong cảnh hữu tình của miền quê nắng gió đã bồi đắp cho tâm hồn anh tình yêu sâu sắc về miền quê nơi mình sinh ra và lớn lên, để sau này, chính những chất liệu dân gian đậm đặc ấy đã ngấm vào các sáng tác của anh một cách vô cùng tự nhiên, như hơi thở của một người con luôn nhớ về quê hương, xứ sở.

Quán quân Sao Mai - Bùi Lê Mận.

Cũng vì lẽ đó, ngay khi mở màn chương trình, khán giả sẽ được đắm chìm trong một không gian âm nhạc đậm đặc “hồn cốt” miền Trung với "Về Hà Tĩnh người ơi" – một ca khúc ra đời từ năm 1999 mà “giấu” tận 14 năm sau mới phát hành qua tiếng hát của quán quân Sao Mai - Bùi Lê Mận. Đây cũng được coi là một trong những bài hát nổi bật nhất trong mảng ca khúc dân gian của nhạc sỹ Xuân Thủy.

Hàng loạt những ca khúc khác xuất hiện trong chương trình, cũng đều mang thông điệp tri ân quê hương của nhạc sỹ.

Hàng loạt những ca khúc khác xuất hiện trong chương trình, cũng đều mang thông điệp tri ân quê hương của nhạc sỹ. Đó chính là “Đôi miền sông quê” dạt dào nỗi nhớ như con sóng ngàn đời vỗ về dòng Lam; đó còn là “Lời con muốn nói”, “Lời ru nguồn cội” như tiếng lòng của người nhạc sỹ luôn đau đáu hướng về quê hương mình…

Bên cạnh những ca khúc ngợi ca quê hương, nhạc sỹ Xuân Thủy còn có nhiều sáng tác về Bác Hồ kính yêu, về người lính, về tình yêu, mùa xuân… Ở mỗi mảng đề tài, nhạc sỹ lại lựa chọn các chất liệu âm nhạc khác nhau tạo nên sự đa sắc. Khán giả sẽ thấy thích thú với “Hát đợi anh về” mang âm hưởng dân gian Tây Bắc qua trọng hát trong veo, cao vút của quán quân Sao Mai Đỗ Tố Hoa, sự trong trẻo, dễ thương qua ca khúc “Mây à, mây ơi”, hay không khí mùa xuân rộn ràng, phấn chấn qua bài hát “Sắc xuân”.

Thế mạnh của nhạc sỹ Xuân Thủy là những ca khúc mang âm hưởng thính phòng cổ điển. Hàng loạt những ca khúc được anh sáng tác theo thể loại này như “Tượng đài chiến thắng”, “Em – mùa xuân”, “Nhớ Bác”, “Lời con muốn nói” vừa đủ độ “hàn lâm” nhưng lại dễ nghe, dễ cảm bởi không chỉ giai điệu đẹp mà ca từ cũng rất gần gũi, giản dị được sáng tác bằng những cảm xúc chân thành nên dễ dàng chiếm được cảm tình của khán giả. Vì thế, có rất nhiều thí sinh trong các cuộc thi Sao Mai đã lựa chọn các ca khúc của nhạc sỹ Xuân Thủy để tham gia thi tài, trong đó phải kể đến những ca khúc như “Tượng đài chiến thắng”, “Lời con muốn nói”, “Về Hà Tĩnh người ơi” – và chính những bài hát này đã trở thành “hit” của các ngôi Sao Mai như Xuân Hảo, Vũ Thắng Lợi, Bùi Lê Mận và nhiều ca sỹ trẻ khác.

Ca sĩ Xuân Hảo.

Gần nửa thế kỷ cống hiến cho nghệ thuật, từ sáng tác cho đến công tác đào tạo, nhạc sỹ Xuân Thủy luôn đam mê, nhiệt huyết, tận tâm cũng như rất nghiêm khắc với nghề. Không chỉ sáng tác ca khúc, anh còn viết khí nhạc, làm công việc phối khí, chỉ huy dàn nhạc và chơi đàn; và ở mảng nào anh cũng có những thành tựu của riêng mình được đồng nghiệp nể trọng và khán giả quý mến.

"Con đường âm nhạc" tháng 3 không thể khái quát toàn bộ sự nghiệp của nhạc sỹ Xuân Thủy, mà chỉ đề cập đến mảng sáng tác ca khúc, nhưng chừng ấy cũng đủ để khắc họa chân dung đậm nét về một nhạc sỹ tài năng và tâm huyết với nghề.

Nhạc sỹ Xuân Thủy.

“Sáng tác muốn sống được thì phải có cảm xúc, lấy được cảm xúc của người khác thì không gì bằng “cái tâm” trong cảm xúc của chính mình” - Đó là lời chia sẻ của Nhạc sĩ Xuân Thủy khi nói về  hành trình gần nửa thế kỷ cống hiến cho nghệ thuật của mình. Trong chương trình còn có nhiều tâm sự, nhận xét của đồng nghiệp, học trò về những cống hiến cho nghệ thuật của nhạc sỹ Xuân Thủy. Cùng với những bài hát đầy cảm xúc, Con đường âm nhạc tháng 3 đã vẽ nên chân dung của Xuân Thủy - một nhà giáo ưu tú, yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”, một người nghệ sĩ tài ba.

Chương trình với sự tham gia của các ca sỹ Xuân Hảo, Vũ Thắng Lợi, Bùi Lê Mận, Đỗ Tố Hoa cùng dàn nhạc và sự dẫn dắt duyên dáng của MC Mỹ Vân. "Con đường âm nhạc" của Nhạc sỹ Xuân Thủy sẽ được phát sóng lúc 20h10 – 21h40 ngày 03 tháng 4 năm 2022 trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam./.

Thời gian vừa qua, Đoàn Văn công Quân khu 1 đã có chuyến công tác biểu diễn dài ngày tại Sư đoàn 3, Quân khu 1 và một số địa điểm khác của tỉnh Bắc Giang như Bệnh viện quân y 110, trước cổng các khu cách ly... Chuyến công tác đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với các nghệ sĩ, chiến sĩ trong đoàn.

Thiếu úy, quân nhân chuyên nghiệp [QNCN], ca sĩ trẻ Lâm Bảo Ngọc kể lại, theo lời dặn dò của lãnh đạo Quân khu, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, các nghệ sĩ, chiến sĩ đã luôn phải mặc bộ quần áo bảo hộ để giữ an toàn cho bản thân và mọi người. Thời điểm đoàn biểu diễn cũng chính là giữa tháng 6, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C, đồng thời cũng là lúc dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng ở Bắc Giang, Bắc Ninh… Bộ quần áo bảo hộ đã để lại những ấn tượng không thể quên đối với cô.

Lâm Bảo Ngọc chia sẻ: “Thông thường khi biểu diễn, chúng em ai cũng mong muốn được xinh đẹp, trẻ trung trước mắt khán giả. Thế nhưng, đi biểu diễn trong vùng dịch, chứng kiến các cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, y tá, nhân viên y tế khoác trên mình bộ quần áo bảo hộ đứng giữa trời trong cái nắng gay gắt làm nhiệm vụ em rất cảm phục và đồng cảm với những khó khăn vất vả của lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch. Chúng em không coi đây là nhiệm vụ khó khăn mà thực sự là điều may mắn của người nghệ sĩ, được đi thực tế trải nghiệm, được làm nên sản phẩm nghệ thuật ý nghĩa mang giá trị tinh thần trong thời điểm phát huy tinh thần đoàn kết của tất cả mọi người để phục vụ quân đội và nhân dân”

Được biết, mặc dù đây chuyến đi vào vùng dịch, nhưng nhiều nghệ sĩ trẻ đã xung phong tham gia. Thượng tá, Nghệ sĩ ưu tú [NSƯT] Dương Thị Kim Ngân, Đoàn trưởng, là người mẹ đang nuôi con nhỏ chưa đầy một tuổi, nhưng cũng đã dẫn đầu đoàn nghệ sĩ với 10 người hướng về vùng dịch.  

Ngoài biểu diễn tại cổng các bệnh viện, khu cách ly, Đoàn còn thực hiện nhiệm vụ ghi hình ở bệnh viện, ở khu cách ly, phản ánh công việc của các y bác sĩ như hướng dẫn, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm phòng cho người dân; trên các tuyến phố với hình ảnh của những chiếc xe quân sự làm nhiệm vụ phun khử khuẩn; các cán bộ, chiến sĩ hậu cần cặm cụi chế biến hàng nghìn suất cơm...

 Cảnh quay trong phim ca nhạc. Ảnh cắt từ clip.

Công việc của các nghệ sĩ thường bắt đầu vào lúc 3 giờ sáng, kéo dài tới 12 giờ đêm. Đó cũng khoảng thời gian mà các lực lượng tuyến đầu bắt đầu công việc của mình.

Những hình ảnh này được ghi lại trong bộ phim ca nhạc “Cảm ơn những ngôi sao tuyến đầu”, do Thiếu tá QNCN Lê Anh Thủy, nhạc sĩ Đoàn Văn công Quân khu 1 làm Tổng đạo diễn. Nhạc sĩ, Thiếu tá Lê Anh Thủy cho biết, toàn bộ năm ca khúc thể hiện trong phim đều là sáng tác mới của nghệ sĩ trong đoàn và trong quân khu.

Bộ phim ca nhạc mở đầu bằng ca khúc “Có một nghề được gọi là lương cao” của Đại úy Vũ Văn Quốc, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3, Quân khu 1. Ca khúc là những lời anh kể các câu chuyện đời thường của chính đồng đội mình, những người đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc, cũng như những người đã ngã xuống vì sự bình yên của đất nước]. Phim còn gồm các ca khúc “Những đoàn quân chiến thắng”, sáng tác Dương Đức; “Những ngôi sao Việt Nam” sáng tác Đào Hồng Quân; bản rap “Sứ mệnh từ trái tim” của tác giả Mùi Thái và tác phẩm “Cảm ơn những ngôi sao tuyến đầu”, sáng tác Lê Anh Thủy. 

Trong ca khúc chủ đạo của phim có sự góp mặt nhiều các gương mặt nghệ sĩ trong toàn quân như: Ca sĩ Viết Danh [Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội], ca sĩ Khánh Hòa [Đoàn Văn công Hải quân], ca sĩ Lê Nhung [Đoàn Văn công Bộ đội Biên phòng], ca sĩ Tiến Lâm [Đoàn Văn công QK 4], ca sĩ Hoàng Nghiệp [Đoàn Văn công QK 9]... Bên cạnh đó còn có những lời nhắn gửi cảm ơn, động viên chia sẻ khó khăn vất vả, hứa hẹn tương lai tươi sáng với lực lượng tuyến đầu chống dịch của Á hậu, MC Thụy Vân; MC Mỹ Lan; ca sĩ Quang Dũng; ca sĩ Hoàng Hồng Ngọc...

Chính vì thế, “Cảm ơn những ngôi sao tuyến đầu” không chỉ là sự tri ân, mà còn là những cảm xúc, sự thấu hiểu, tình cảm của những người tuyến sau dành cho tuyến đầu đang căng mình chống dịch trên khắp cả nước.
 

KHÁNH NGUYÊN

Ca sĩ Sơn Tùng trình diễn Chín bậc tình yêu - Ảnh: Minh Tâm HD

Liveshow tưởng nhớ An Thuyên diễn ra đúng dịp tròn một năm ngày mất của ông. Có nhiều điều đặc biệt ở đêm nhạc này.

Không gian biểu diễn là khoảng sân chùa trải dài trước điện Tam Thế, trong khuôn viên của Bái Đính tân tự. Bậc thềm rộng là sàn diễn, cửa điện và vòm mái cong thành hậu cảnh.

Sân khấu của chương trình còn mang tính "độc nhất" ở chỗ được toà bảo tháp 13 tầng sáng long lanh tô điểm. Những điều này mang đến không khí lắng đọng, trầm mặc cho một đêm nhạc tưởng nhớ.

Cùng với sự đặc biệt của điểm diễn, gia đình nhạc sĩ An Thuyên còn thể hiện sụ "táo bạo" khác khi mời nhiều gương mặt "lạ" với nhạc An Thuyên biểu diễn cùng những ca sĩ được cho là phù hợp, gắn bó với dòng nhạc của ông.

Đêm nhạc quy tụ khá đông ca sĩ, trong đó có Hồ Ngọc Hà, Uyên Linh, Văn Mai Hương, Sơn Tùng, cùng hai nhóm nhạc Oplus và PB Nation.

Không phải khi các ca sĩ trẻ hát nhạc An Thuyên thì khán giả mới thấy hoá ra nhạc của cố nhạc sĩ còn tươi trẻ, giàu năng lượng sống như thế. Là cái tên gây chú ý khi được mời tham gia đêm nhạc, Sơn Tùng trình diễn một bài duy nhất là Chín bậc tình yêu.

Ca khúc có không gian của vùng cao phía Bắc, cụ thể ở đây là màu sắc văn hoá dân tộc Tày, được chàng ca sĩ của Thái Bình mồ hôi rơi, thể hiện theo phong cách pop trẻ trung, hiện đại.

Cũng không phải người từng hát nhạc An Thuyên trước đó, nhưng Uyên Linh trình diễn hai ca khúc là Bến trăng và Hồ Gươm chiều thu phù hợp với giọng hát của cô.

Những phần trình diễn của nhóm Oplus với Đi tìm bóng núi, Lạc và PB Nation với liên khúc Bạn trong vườn, Ông vua đi cày với những đoạn bè phối và đọc ráp khiến không gian thưởng thức trở nên sôi nổi, khán giả cả trẻ và lớn tuổi nơi sân chùa vỗ tay hoà nhịp.

Hồ Ngọc Hà trong tiết mục Dòng sông thi ca - Ảnh: Minh Tâm HD

Thiếu vắng ca sĩ Thanh Lam như BTC thông báo lúc đầu, phía các nghệ sĩ thế hệ đi trước tham gia trình diễn còn có Tấn Minh, Trọng Tấn, Vân Khánh, Lan Anh, Phương Thảo và con gái nhạc sĩ An Thuyên là ca sĩ Bông Mai.

Các ca khúc nổi tiếng nhất của An Thuyên được các ca sĩ thể hiện với cảm xúc đầy đặn như Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác, Huế thương, Về miền Trung, Dương cầm thu không em, Ca dao em và tôi...

Ngoài các ca khúc về quê hương xứ sở với chất liệu dân gian nhiều vùng miền được An Thuyên vận dụng tài tình và mảng ca khúc về tình yêu Hà Nội, thì phần ca khúc và những tâm sự của nhạc sĩ về mẹ có thể coi là điểm nhấn của chương trình, mang đến sự xúc động và đồng cảm với nhiều người có mặt ở sân chùa.

Gia đình nhạc sĩ và các ca sĩ hát Ca dao em và tôi chào khán giả - Ảnh: Minh Tâm HD

Đến với khán giả qua giọng nói từ băng tư liệu, nhạc sĩ An Thuyên tâm sự ba mẹ ông có 7 người con. Khi xưa nhà ông rất nghèo, mẹ ông phải dành dụm, chắt chiu cực khổ để nuôi con.

Khi con cái lớn khôn, có bát ăn bát để thì mẹ không còn nữa. Hình ảnh về mẹ bà tình yêu của mẹ luôn là nỗi ám ảnh mới nhạc sĩ.

"Trong tôi mỗi ngày lại càng đầy lên nỗi nhớ mẹ mênh mông. Nghĩ đến mẹ, tôi chỉ còn biết trú ẩn vào âm nhạc. Tình yêu của mẹ là tình yêu lớn lai theo tôi suốt cuộc đời, nhờ đó mà các con được bay lượn nơi trời gần trời xa...", An Thuyên đã nói thế.

Toàn cảnh sân khấu ấn tượng từ trên cao - Ảnh: Minh Tâm HD

Với đêm nhạc "Trăng", có thể nói, gần như sự nghiệp âm nhạc của An Thuyên - nguyên hiệu trưởng trường ĐH Văn hoá nghệ thuật quân đội - làm được một điều như ông nói là qua âm nhạc để đưa văn hoá của quê hương mình đến với nhiều người, nhiều vùng đất, như con sông nhỏ hoà vào dòng chảy lớn.

DANH ANH

Video liên quan

Chủ Đề