Bài 1 trang 13 sgk văn 8 tập 2

Câu hỏi trang 13 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.

Trả lời: Ca dao:

Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao mẹ già.

*Trải nghiệm cùng VB

Câu 1 trang 13 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?

Trả lời: Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru sau:

Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.

Câu 2 trang 13 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?

Trả lời:

Nếu như 7 khổ thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên, tình yêu quê hương được thể hiện qua lời mẹ, thì sang đến khổ thơ cuối, lời ru của mẹ là lời động viên để con biết phấn đấu, biết nuôi dưỡng ước mơ, đam mê và đó là động lực lớn để người con cố gắng.

*Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 14 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Xác định thể thơ của bài Trong lời mẹ hát.

Trả lời:

Thể thơ sáu chữ

Câu 2 trang 14 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

- Vần trong bài thơ là: vần cách “ngào - dao”; “xanh - chanh”...

- Căn cứ: Vần cách là vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ ở ca dao, tục ngữ.

Câu 3 trang 14 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?

Trả lời:

Bố cục của bài thơ:

- Phần 1 [Khổ 1,2]: Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ

- Phần 2 [Khổ 3,4,5,6,7]: Theo thời gian, mẹ ngày càng già đi

- Phần 3 [Khổ cuối]: Niềm tin về tương lai của người con

Câu 4 trang 14 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.

Trả lời:

Chòng chành nhịp võng ca dao: Câu thơ gợi về thế giới tuổi thơ với tình yêu thương của mẹ, cho con những tháng năm ngọt ngào như cổ tích

Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau: hình ảnh vầng trăng nhắc tới thời trẻ của mẹ, vẫn còn thơm ngát hương cau, tác giả đã sử dụng hình ảnh nhân hóa để tô đậm lên hình ảnh của lúc trẻ, là lúc mẹ xinh đẹp nhất, rực rỡ nhất và chính thời gian, sự hi sinh cho con đã khiến mẹ già đi mỗi ngày.

Câu 5 trang 14 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy?

Trả lời:

Hình ảnh mẹ được tác giả khắc họa khiến cho ai đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Mẹ trong văn bản cũng giống như tất cả nhưng bà mẹ ngoài đời thực luôn yêu thương con vô bờ bến, nâng niu, chắt chiu, dành dụm để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất, hi sinh tất cả vì con, mong con lớn khôn nên người

Câu 6 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.

Trả lời: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương và biết ơn sâu sắc đối với công ơn và sự hi sinh của người mẹ. Tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh: nhấn mạnh, gây ấn tượng cho lời thơ. Nhấn mạnh thời gia trôi quá nhanh kéo theo sự già đi của mẹ. Gợi cảm xúc nôn nao, buồn đến xót xa khi trông thấy mẹ ngày càng già đi, thêm tuổi. Đã khắc hoạ tình yêu thương vô bờ bến cùng lòng biết ơn vô hạn của người con với mẹ mình. Bên cạnh đó, Trương Nam Hương đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc để nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh – sự già nua của mẹ đến cũng nhanh.

Câu 7 trang 15 SGK Ngữ văn 8 Tập 1: Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau theo yêu cầu nêu ở dưới:

RỪNG CỌ QUÊ TÔI

Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ chập chùng.

Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.

Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trog rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

Quê tôi có câu hát:

Dù ai đi ngược về xuôi

Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.

[Nguyễn Thái Vân]

  1. Cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào và viết về vấn đề gì? Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự nào? Theo em, có thể thay đổi trình tự sắp xếp này được không? Vì sao?
  1. Nêu chủ đề của văn bản trên.
  1. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.
  1. Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản.

Trả lời bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1

  1. Văn bản trên viết về rừng cọ quê tôi.
  • Văn bản viết về sự gắn bó trong cuộc sống của những người dân sông Thao với rừng cọ quê mình.
  • Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự : giới thiệu rừng cọ, lá cây cọ, tác dụng của cây cụ và tình cảm gắn bó với cây cọ.
  • Như vậy, các ý trong văn bản được sắp xếp hợp lí, do đó, không nên thay đổi.
  1. Chủ đề của văn bản trên là: Tình cảm gắn bó của người dân sông Thao với rừng cọ.
  1. Chứng minh chủ đề ấy được thể hiện trong toàn văn bản:
  • Nhan đề: Rừng cọ quê tôi
  • Căn nhà tôi núp dưới rừng cọ
  • Ngôi trường tôi học khuất sau rừng cọ
  • Ngày ngày đến lớp tôi đi trong rừng cọ
  • Cuộc sống quê tôi gắn với cây cọ
  • Người sông Thao đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình….

\=> Như vậy, từ nhan đề đến các ý triển khai, tập trung vào đối tượng của văn bản là rừng cọ: miêu tả các bộ phận của cây cọ, cả rừng cọ; nói về sự gắn bó giữa cuộc sống của người dân với rừng cọ [trong cuộc sống sinh hoạt, lao động; trong cuộc sống tinh thần].

  1. Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản đó là:
  • Các từ ngữ: Rừng cọ, cây cọ, thân cọ, lá cọ, búp cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ,...
  • Các câu tiêu biểu: “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.“, “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ”…

---

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trong chương trình soạn văn 8 được tốt hơn trước khi đến lớp.

Chủ Đề