Bài giảng điện từ ngữ văn 6 nghĩa của từ

WORD + POWERPOINT Bài giảng điện tử ngữ văn 6 cánh diều CẢ NĂM TÁCH TIẾT được soạn dưới dạng file word, pptx gồm các file trang. Các bạn xem và tải bài giảng điện tử ngữ văn 6 cánh diều. giáo án điện tử ngữ văn 6 cánh diều..về ở dưới.

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 6 – BỘ CÁNH DIỀU

BÀI 1: Ngày soạn .................. Ngày dạy:...................​

TRUYỆN [TRUYỀN THUYẾT VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH]

  1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
  2. CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN:

    1. Đọc:

    - Đọc – hiểu các văn bản: Thánh Gióng; Thạch Sanh.

    - Thực hành Tiếng Việt về từ đơn, từ ghép

    - Thực hành đọc – hiểu văn bản Sự tích Hồ Gươm.

    2. Viết:

    Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

    3. Nói và nghe.

    Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

    4. Tự đánh giá.

    II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 15 tiết – KHGD

  3. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC

    1. Kiến thức

    - Nhận biết được một số yếu tố hình thức [chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường....], nội dung [đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...] của truyện truyền thuyết, cổ tích.

    - Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức [từ ghép, từ láy] trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.

    - Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học [hoặc đã đọc, đã nghe] bằng các hình thức nói và viết.

    - Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài.

    2. Bảng mô tả năng lực và phẩm chất cần hình thành cho học sinh:

    STT ​

MỤC TIÊU​

MÃ HÓA​

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – viết- nói và nghe

1​

Nhận biết được văn bản kể chuyện gì, có những nhân vật nào, ai là người được chú ý nhất, những chi tiết nào đáng nhớ.

Đ1​

2​

Nêu được trình tự diễn ra của các sự việc và mối quan hệ của các sự việc ấy; mở đầu và kết thúc truyện có gì đặc biệt.

Đ2​

3​

Nhận biết được chủ đề truyện; chỉ ra được sự liên quan của chủ đề ấy với cuộc sống hiện nay và bản thân các em.

Đ3​

4​

Nhận biết được các đặc điểm riêng của từng thể loại truyện:

  • Với truyền thuyết: nhận biết được các sự kiện lịch sử liên quan đến câu chuyện được kể; chỉ ra được tác dụng của những chi tiết hoang đường, kì ảo.
  • Với truyện cổ tích: nhận biết được kiểu nhân vật trong truyện [nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch,…]; hiểu được quan niệm và ước mơ của nhân dân lao động qua cách kết thúc có hậu thường thấy trong truyện cổ tích; nêu được tác dụng của chi tiết thần kì.

Đ4​

5​

Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật/ tuyến nhân vật trong truyền thuyết hoặc truyện cổ tích; biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân tại sao lại yêu hoặc ghét nhân vật trong văn bản.

N1​

6​

Biết kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích bằng lời văn của em theo hình thức nói

N2​

7​

Nghe ý kiến bạn trình bày và tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

N3​

8​

Nói nghe tương tác: Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận

N4​

9​

Có khả năng tạo lập một văn bản tự sự : kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích bằng lời văn của em.

V1​

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ​

10​

- Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. - Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra.GT-HT

11​

Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề [ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực HS cấp THCS]. GQVĐPHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, NHÂN ÁI

12​

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, trách nhiệm bảo vệ đất nước. - Có thái độ cảm thông, giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh - Biết lên án thói xấu trong xã hội, bênh vực và bảo vệ người lương thiện. - Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực, hướng thiện.YN TN TT NA

Giải thích các kí tự viết tắt cột MÃ HÓA:

- Đ: Đọc [1,2,3,4: Mức độ].

- N: Nghe – nói [1,2,3,4: mức độ]

- V: Viết [1: mức độ]

- GT-HT: Giao tiếp – hợp tác.

- GQVĐ: Giải quyết vấn đề.

- YN: Yêu nước

- TN: Trách nhiệm.

- TT: Trung thực.

- NA: Nhân ái

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

    1. Giáo viên

    - Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .

    - Thiết kể bài giảng điện tử.

    - Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.

    +Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...

    +Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề

    * Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP 01: Sự ra đời của Thánh Gióng​

- Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng [bình thường/ khác thường]? - Nhận xét về những chi tiết ấy? Suy nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng?

PHIẾU HỌC TẬP 02: Sự lớn lên, quá trình đánh giặc và bay về trời của Thánh Gióng

Nhóm....... Nhóm trưởng:..................................................​

Chi tiết​

Cảm nhận về ý nghĩa chi tiết​

Nghệ thuật xây dựng​

a.Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặcb.Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắtc.Bà con góp gạo nuôi Gióngd.Gióng vươn vai trở thành tráng sĩđ.Gióng nhổ tre bên đường đánh giặce.Giặc tan, Gióng cởi bỏ giáp sắt rồi bay về trời

PHIẾU HỌC TẬP 03: Sự ra đời của Thạch Sanh​

Đọc đoạn văn từ đầu đến...."mọi phép thần thông". ? Tìm những chi tiết nói về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? ? Trong những chi tiết ấy, em thấy những chi tiết nào là bình thường, chi tiết nào mang tính chất khác thường? - Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch sanh như vậy nhằm mục đích gì?

PHIẾU HỌC TẬP 04: Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

Thử thách​

Chiến công​

Lần 1:...........................................................Lần 2:..................................................................Nhận xét:Nhận xét:

PHIẾU HỌC TẬP 05: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Bài tập 1,2,3,4, 5 trong Sách giáo khoa trang 24- 25 ​

Bài tập 1​

Bài tập 2​

Bài tập 3​

Bài tập 4​

Bài tập 5

Nhóm 1​

Nhóm 2​

Nhóm 3​

Nhóm 4​

Cá nhân

PHIẾU HỌC TẬP 06: TÌM HIỂU VĂN BẢN SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Sự kiện​

Long Quân cho mượn gươm​

Long Quân đòi gươm​

Hoàn cảnh lịch sử ………………………….………………………….Cách thức hành động………………………….………………………….Ý nghĩa ………………………….………………………….

2. Học sinh.

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản trong sách giáo khoa; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK.

- Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói v

học kì 1

học kì 2

THẦY CÔ TẢI NHÉ!

Chủ Đề