Bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh




Kết quả nổi bật
Thành phố giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế cả nước, đóng góp 23% GDP và 27% thu ngân sách cả nước, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá và ổn định, đạt chỉ tiêu đề ra [8,3%/năm]. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động bằng 2,7 lần năng suất cả nước, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Công tác quy hoạch, quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đạt nhiều kết quả thiết thực. Văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho các đối tượng nghèo, gia đình chính sách có nhiều tiến bộ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 11/13 chỉ tiêu nhiệm kỳ đã đạt và vượt kế hoạch theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra.

Việc thực hiện 7 Chương trình đột phá, thông qua những giải pháp và kết quả đạt được trong từng chương trình đã góp phần vào sự phát triển của thành phố. Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần hoàn thiện trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng trong từng chương trình nhánh. Chương trình cải cách hành chính gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả thiết thực, ngày càng đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của thành phố và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế thành phố bước đầu xây dựng được môi trường đầu tư, kinh doanh cạnh tranh, thuận lợi, ổn định, an toàn, lấy người dân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ. Chương trình giảm ngập nước đạt được những kết quả nhất định từ việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp công trình và phi công trình. Chương trình giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông có nhiều nỗ lực, tai nạn giao thông được kéo giảm qua các năm và ùn tắc giao thông tiếp tục được kiềm chế và từng bước cải thiện. Chương trình giảm ô nhiễm môi trường được tích cực triển khai, từng bước kiểm soát và có giải pháp tích cực khắc phục tình hình ô nhiễm. Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị được quan tâm, nỗ lực tạo chuyển biến trong điều kiện khó khăn về cơ chế, nguồn lực.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và vận động nhân dân đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống chính trị được củng cố, hoạt động ngày càng hiệu quả; cán bộ, đảng viên tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, lòng tin trong nhân dân từng bước được củng cố, đóng góp quan trọng trong ổn định, bảo vệ và phát triển thành phố. Cấp ủy các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI, XII]; trong đó, chú trọng nhận diện các biểu hiện và kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Công tác tự phê bình, phê bình trong sinh hoạt Đảng được thực hiện có hiệu quả gắn với phát huy vai trò nêu gương của cấp ủy, nhất là người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Việc thực hiện Quy định số 1374-QÐ/TU ngày 1-12-2017 của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về “Quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Ðảng, pháp luật của Nhà nước” đã góp phần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, tạo chuyển biến tích cực, góp phần đấu tranh ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thành phố.

Bài học kinh nghiệm
Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X, Đảng bộ thành phố đúc kết 5 bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, truyền thống cách mạng kiên cường, năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố trong thực hiện nhiệm vụ chính trị [trong đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế]. Quyết liệt, kiên trì trong đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát của cấp ủy có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp tình hình thực tế thành phố để tạo các chuyển biến có tính đột phá. Vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của các cấp ủy, người đứng đầu là nhân tố quyết định thành công.

Thứ hai, các chính sách phải đảm bảo an dân, tạo niềm tin trong nhân dân, tăng cường sự đoàn kết, gắn bó giữa Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Kịp thời ổn định tư tưởng, chia sẻ khó khăn, động viên tinh thần, tạo động lực làm việc cho cán bộ, đảng viên, công chức khi có các biến động của thành phố.

Thứ ba, giữ gìn đoàn kết, phát huy sự năng động, sáng tạo và dám chịu trách nhiệm của thành phố. Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, mạnh dạn đề xuất, kiên trì đeo bám, kiến nghị các cơ chế, chính sách đặc thù để thành phố phát triển nhanh, bền vững. Từng thời kỳ phải quan tâm xác định các điểm nghẽn cản trở sự phát triển của thành phố và các nguồn lực nội địa và quốc tế cần khai thác mạnh mẽ. Phải coi liên kết vùng, hợp tác quốc tế với các đối tác chiến lược là yếu tố có ý nghĩa sống còn để đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố.

Thứ tư, thực sự quan tâm công tác xây dựng Đảng, quyết liệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XI, XII] về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tăng cường, kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, các đồng chí bí thư cấp ủy và thủ trưởng đơn vị thực sự là tấm gương để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Thứ năm, cần tiếp tục hoàn thiện phương pháp và nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của chính quyền cùng cấp và cụ thể hóa cơ chế Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật về các quyết định của mình. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thông tin, truyền thông, hoạt động của các cơ quan báo chí. Phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát, phản biện của nhân dân, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.

Những thành quả và những tồn tại, yếu kém được nhận diện để khắc phục cùng với những bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ qua là nguồn lực vô cùng quý báu để Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn mới - giai đoạn xây dựng thành phố phát triển nhanh, bền vững trong thời đại công nghiệp 4.0.


Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5-2020.


Đồng chí Trần Lưu Quang - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh [thứ 4 từ trái sang] trao đổi cùng cùng các đại biểu dự Hội thảo khoa học “Chiến thắng 30-4-1975 - Đỉnh cao sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam”, ngày 8-7-2020.


Đồng chí Võ Thị Dung - Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Trưởng Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm Nhà giàn DK1 và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa [huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa] từ ngày 19 đến 27-4-2020.


Đồng chí Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh trao Cờ thi đua cho các đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2019.

P.V

4 bài học kinh nghiệm quý của TP Hồ Chí Minh sau 4 tháng giãn cách

VTV.vn - Trao đổi với PV VTV, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức đã chỉ ra 4 bài học kinh nghiệm quý báu giúp TP Hồ Chí Minh vượt "đỉnh dịch" sau 4 tháng giãn cách.

Người dân TP Hồ Chí Minh chấp nhận chịu khổ, chia sẻ với chính quyền

Ngày 30/9, TP Hồ Chí Minh chính thức kết thúc hơn 4 tháng giãn cách xã hội, trong đó có hơn 1 tháng giãn cách nghiêm ngặt. Nhiều tín hiệu khả quan khi hàng loạt quận, huyện trên địa bàn thành phố kiểm soát được dịch bệnh, số ca bệnh nặng và tử vong giảm mạnh.

Suốt nhiều tháng qua, công tác phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh là mối quan tâm chung của nhân dân cả nước. Đây là ổ dịch lớn nhất, phức tạp nhất, là trung tâm kinh tế văn hóa xã hội lớn nhất phía Nam. Sức khỏe của thành phố ảnh hướng lớn đến sức khỏe chung của cả nước. Chưa bao giờ TP Hồ Chí Minh trải qua một đợt giãn cách dài như thế, đối mặt với những khó khăn chồng chất như thế cả về hệ thống y tế, an sinh và hoạt động kinh tế.

Nhưng nói như Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: "Tới thời điểm này chúng ta đã bắt đầu thấy được ánh sáng nơi cuối đường hầm".

Hàng loạt quận, huyện đã tuyên bố kiểm soát được dịch bệnh. Quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận và trước đó là quận 7, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, TP Thủ Đức… cũng đã công bố cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Đây tín hiệu đáng mừng cho TP Hồ Chí Minh trước ngày 1/10 - dấu mốc của giai đoạn được xem là "từng bước nới lỏng" của thành phố sau khi thực hiện giãn cách nghiêm ngặt toàn địa bàn.

Các lực lượng tháo dỡ rào chắn trên đường Nguyễn Thái Học [Quận 1, TP Hồ Chí Minh]. Ảnh: TTXVN

Hơn 4 tháng giãn cách nhưng thực sự phát huy hiệu quả trong đợt giãn cách từ 23/8. Kết quả rõ nhất là số ca nặng và tử vong giảm mạnh, từ hơn 300 ca/ngày những ngày đầu giờ giảm chì còn hơn 100 ca/ngày.

Trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 30/9, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã có những phân tích về thời gian giãn cách 4 tháng qua: "TP Hồ Chí Minh trong một thời gian dài đã thực hiện giãn cách và trong quá trình thực hiện giãn cách có những lúc, có những nơi thực hiện chưa thực sự được nghiêm ngặt. Từ 23/8, với sự quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, với sự chỉ đạo của Chính phủ, của các bộ ban ngành và có sự hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương, TP Hồ Chí Minh đã thực hiện rất tốt những công tác liên quan đến phòng chống dịch. Một yếu tố mang tính rất quyết định là việc triển khai và thực hiện công tác chống dịch "các pháo đài" là các phường xã, thị trấn được tổ chức một cách hết sức quy củ".

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Dương Anh Đức. Ảnh: PLO

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng chia sẻ bài học kinh nghiệm giúp thành phố đi qua đỉnh dịch và thực sự nhìn thấy ánh sáng trong cuộc chiến chống COVID-19: "Yếu tố đầu tiên là sự ủng hộ, chia sẻ, đồng hành của người dân cùng với chính quyền thành phố, hệ thống chính trị của thành phố. Người dân chấp nhận chịu gian khổ, chịu khó khăn và chấp nhận những hạn chế mà trong điều kiện bình thường rất khó chấp nhận, kể cả chia sẻ một số sai sót trong quá trình điều hành".

"Thứ hai đó là sự thống nhất, đồng lòng của hệ thống chính trị. Thứ ba là sự hỗ trợ rất lớn và kịp thời của Trung ương và các tỉnh bạn giúp cho chúng tôi có thể vượt qua được. Và cuối cùng đó là sự thường xuyên xem xét lại những biện pháp đã và đang áp dụng để điều chỉnh ngày một hiệu quả hơn" - ông Dương Anh Đức cho biết.

"An toàn đến đâu thì mở đến đó", mục tiêu kiểm soát dịch trong tháng 10

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Hồ Chí Minh đã họp báo công bố chỉ thị mới về phòng chống dịch và phục hồi kinh tế. Theo đó từ 1/10, thành phố sẽ bắt đầu cuộc sống "bình thường mới", kinh tế mở cửa dần dần, xe cá nhân được lưu thông nội thành và nhiều hoạt động được phép diễn ra trong khuôn khổ.

Từ 1/10, TP Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc sống bình thường mới

Các hoạt động được mở lại từ 1/10 tại TP Hồ Chí Minh

- Đơn vị nhà nước được hoạt động trở lại, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quyết định số lượng lao động đảm bảo an toàn phòng chống dịch;

- Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế chủ động quyết định phương án làm việc phù hợp với quy định phòng chống dịch;

- Các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân, cơ sở dịch vụ y tế, cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế;

- Một số hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao;

- Hoạt động giáo dục và đào tạo: tiếp tục dạy học gián tiếp; với người đã được tiêm đủ vaccine có thể dạy học trực tiếp;

- Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 70 người;

- Hoạt động trong nhà [hội họp, tập huấn, hội thảo,...] tập trung tối đa 10 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 70 người.

- Hoạt động ngoài trời tập trung tối đa 15 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 được tập trung tối đa 100 người.

Về quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của đợt nới lỏng giãn cách này, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đó là "An toàn đến đâu thì mở đến đó" và giao trách nhiệm, sự chủ động cho các địa phương để đảm bảo luôn kiểm soát được tình hình. Tinh thần là linh động, tùy theo diễn biến thực tế để điều chỉnh kịp thời.

"Việc ứng dụng công nghệ chắc chắn phải làm. Thực tế, việc lây lan dịch bệnh không diễn ra trong quá trình di chuyển. Vì vậy, nếu chúng ta kiểm soát tốt ở những nơi điểm đi, điểm đến thì chúng ta có thể tương đối yên tâm về kiểm soát dịch bệnh. Những người tiêm vaccine là những người tương đối an toàn và có thể tham gia các hoạt động. Phải nói thêm TP Hồ Chí Minh là một thành phố trung tâm về kinh tế, dịch vụ của Việt Nam. Do đó, việc khôi phục lại các hoạt động là nhu cầu cấp thiết" - ông Dương Anh Đức cho biết thêm về vấn đề kiểm soát bằng mã QR.

Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh mục tiêu kiểm soát dịch trong tháng 10: "Trước mắt, TP Hồ Chí Minh sẽ thận trọng và triển khai các quy định mới trong vòng 1 tuần. Trong tuần này sẽ quan sát rút kinh nghiệm, đồng thời tiếp tục rút kinh nghiệm tại 3 địa phương đã thí điểm trước đó là huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ và quận 7 để sau đó có bước cân nhắc điều chỉnh tiếp theo. Mong muốn của thành phố là dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong tháng 10. Chúng tôi sẽ cố gắng bằng mọi nguồn lực, bằng sự quyết tâm cao độ để có thể thực hiện được".

Với một thành phố trẻ trung và năng động như TP Hồ Chí Minh, 4 tháng gần như nằm yên bất động với không ít hy sinh mất mát quả thực là quãng thời gian dài đầy căng thẳng. Ngày 1/10, người dân có thể đi cắt tóc gội đầu, có thể thong thả đi dạo hít thở khí trời. Cánh cửa mưu sinh cũng đã hé mở trở lại. Rất nhiều cảm xúc bộn bề, nhưng trên hết chắc chắn là cảm xúc phấn chấn của những người đã đi qua tâm bão.

Bão vẫn chưa tan, nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, thích ứng an toàn và linh hoạt. Những kinh nghiệm đã có của TP Hồ Chí Minh chắc chắn là những bài học hữu ích không chỉ cho chính thành phố mà cho các địa phương khác trong cuộc chiến chống COVID-19 và xây dựng nhịp sống "bình thường mới".

TP Hồ Chí Minh: Mở cửa theo lộ trình và một số nguyên tắc, đảm bảo thực hiện "mục tiêu kép"

VTV.vn - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố các nội dung điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

Tp Hồ Chí Minh, giãn cách, bình thường mới, nới lỏng, covid-19, Vấn đề hôm nay

Video liên quan

Chủ Đề