Bài tập ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

BÀI TẬP CHƯƠNG 3: ĐỘNG HÓA HỌCDạng bài tập:a/ Lý thuyết: Định luật tác dụng khối lượng, phương trình động học, các yếu tố ảnhhưởng đến tốc độ phản ứng hóa học.b/ Bài tập: - Tìm tốc độ, bậc riêng phần , bậc toàn phần , hằng số tốc độ của phản ứng.- Quy tắc Van’t Hoff, phương trình Arrehius xác định hệ số nhiệt độ, nănglương hoạt hóa, thừa số Arrhenius.Câu 1: Có phản ứng bậc 1 sau:CCl3COOH[k] → CHCl3[k] + CO2[k]0Ở 44 C, hằng số tốc độ của phản ứng là 2,19.10-7 [s-1]. Ở 1000C, hằng số tốcđộ của phản ứng là 1,32.10-3 [s-1]. Tính hệ số nhiệt của tốc độ phản ứng?Câu 2: Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 43,05 kJ/mol. Tính xem tốc độcủa phản ứng ở 300C lớn hơn tốc độ phản ứng ở 50C bao nhiêu lần?Vậy tốc độ của phản ứng ở 300C lớn hơn tốc độ phản ứng ở 50C 4,65 lần.Câu 3: Một phản ứng tiến hành với vận tốc v ở 200C. Hỏi phải tăng nhiệt độ lêntới bao nhiêu để vận tốc của phản ứng tăng lên 1024 lần ? Cho biết hệ số nhiệt độcủa phản ứng bằng 2.Đáp số : 1200CCâu 4: Ở 1500C, một phản ứng kết thúc trong 16 phút. Tính xem ở 2000C và 800Cphản ứng này kết thúc trong bao lâu? Cho hệ số nhiệt của phản ứng là 2,5.Đáp số : 0,16 phút và 162,76 giờ.Câu 5: Hằng số tốc độ của một phản ứng bậc một là 4,5.10-5 s-1. Nồng độ ban đầucủa chất phản ứng là 1,6 mol/l. Hãy tính tốc độ ban đầu của phản ứng bằng mol.l1 -1.s .Đáp số: v = 7,2.10-5 mol.l-1.s-1.Câu 6: Có phản ứng xảy ra trong dung dịchS2O82- + 2I- → 2SO42- + I2Nếu tăng nồng độ của S2O82- lên gấp 2 lần thì tốc độ ban đầu của phản ứng tăng lên2 lần. Tương tự vậy, khi tăng nồng độ I- lên 2 lần. Cho biết bậc của phản ứng?Câu 7: Phản ứng H2[k] + I2[k] → 2HI[k] có bậc theo hiđro là 1, theo Iốt là 1. Lúcđầu chỉ có 2,5 mol H2 và 2,5 mol I2 trong bình kín dung tích 10 lít. Sau 20 giây chỉcòn 2,4 mol Iốt. Tính tốc độ ban đầu và tốc độ sau 20 giây của phản ứng biết hằngsố tốc độ là 8,33.10-3 mol-1.l.s-1.Câu 8: Cho phản ứng A→BBiết ở 3020C hằng số tốc độ của phản ứng là 1,22.10-6. Năng lượng hoạt hóa củaphản ứng là Ea = 182,76 kJ.mol.a/ Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 3740C.b/ Tính xem tốc độ phản ứng ở 3740C tăng bao nhiêu lần so với ở nhiệt độ ban đầu.Câu 9: Viết phương trình động học của phản ứng sau và cho biết bậc phản ứng củachúng:2ICl + H2 → 2HCl + I2Có bậc 1 theo ICl và bậc 1 theo H2.Câu 10: Xét phản ứng2NO + Cl2 → 2NOClNgười ta tiến hành các thí nghiệm và thu được các kết quả như sau:TNo [NO] [M] [Cl2] [M]vận tốc pứ [M.s-1]10,0100,0101,2.10-420,0100,0202,4.10-430,0200,0209,6.10-4Hãy xác định bậc riêng phần, bậc toàn phần và hằng số tốc độ phản ứng ?Câu 11: Xét phản ứng :2FeCl3 + 2KI  2FeCl2 + 2KCl + I2Cho 0,1 mol FeCl3 khan vào 100 ml dung dịch KI 0,5 M [Coi sự thay đổi thể tích làkhông đáng kể]. Sau một thời gian người ta thấy KI đã phản ứng hết 60%. Để nghiên cứuphản ứng trên ở 25oC người ta tiến hành 3 thí nghiệm và thu được kết quả như sau:CFeCl3 [M]CKI [M] Vận tốc phản ứng[M.s-1]10,0250,0150,04520,1000,0301,44030,0250,0300,090Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định:a/ Bậc riêng phần đối với FeCl3 , KI và bậc toàn phần của phản ứng ?b/ Hằng số tốc độ của phản ứng ?c/ Vận tốc tại thời điểm KI phản ứng hết 60% ?d/ Biết ở 35 oC hằng số tốc độ của phản ứng gấp 2 lần giá trị hằng số tốc độ phản ứng ở25 oC Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng. Cho hằng số R = 8,314 [J/mol K]Thí nghiệm

Với Các dạng bài tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học có đáp án chi tiết Hoá học lớp 10 tổng hợp các dạng bài tập, trên 100 bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết với đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 10.

Tổng hợp Lý thuyết chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Phương pháp giải Các dạng bài tập chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Bài tập Lý thuyết về tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Bài 1. Cho phản ứng thuận nghịch sau ở nhiệt độ cao:

3Fe + 4H2 O → Fe2 O4 + 4H2 ↑

Cân bằng phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi.

a] Tăng nồng độ của H2

b] Giảm nồng độ của H2O

Hướng dẫn:

Cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nồng độ H2

Cân bằng cũng dịch chuyển theo chiều nghịch khi giảm nồng độ H2O

Bài 2. Xét các hệ cân băng sau:

C[r]+ H2O[k] CO[k]+ H[k]]; ΔH= 131kJ [1]

CO[k]+ H2[k] CO2[k] + H2[k] ; ΔH= - 42kJ [2]

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các điều kiện sau:

Tăng nhiệt độ.

Thêm lượng hơi nước vào.

Lấy bớt H2 ra.

Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

Dùng chất xúc tác.

Hướng dẫn:

Tăng nhiệt độ: Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

Thêm lượng hơi nước: Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

Thêm khí H2 vào: Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống không làm chuyển dịch cân bằng

Dùng chất xúc tác: không làm chuyển dịch cân bằng

Bài 3. Cho cân bằng hóa học: 2NO2 ⇋ N2 O4 ΔH= -58,04kJ. Cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào, giải thích, khi:

Tăng nhiệt độ, tăng áp suất.

Thêm khí trơ Ar trong 2 trường hợp: Giữ áp suất không đổi và giữ thể tích không đổi.

Thêm xúc tác.

Hướng dẫn:

Phản ứng hóa học: 2NO2 ⇋ N2 O4 ΔH= -58,04kJ ΔH 0

Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc [trong sản xuất gang]. Tăng nồng dộ khí oxi và tăng nhiệt độ để tăng tốc độ phản ứng thuận.

b] Phản ứng nung vôi: CaCO3 → CaO + CO2 [k] ΔH> 0

Nung đá vôi ở nhiệt độ cao ≈ 900 — 950oC để sản xuất vôi sống. Yếu tố nhiệt độ làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Miệng lò hở để giảm áp suất của khí CO2 để chuyển dịch cân bằng.

c] Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke [trong sản xuất xi măng]. Tăng diện tích tiếp xúc giữa nguyên liệu và nhiệt độ cao, tăng tốc độ phản ứng.

Bài 6. Phản ứng hóa học tổng hợp amoniac là:

N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 với ΔH= -92KJ

Hãy giải thích tại sao người ta thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac ở khoảng 400oC đến 500oC, dưới áp suất cao [100 - 150atm, thực tế càng cao càng tốt] và dùng sắt hoạt hóa xúc tác.

Hướng dẫn:

Phản ứng hóa học tổng hợp amoniac là:

N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 với ΔH= -92KJ

Đặc điểm của phản ứng tổng hợp NH3 là sau phản ứng có sự giảm số mol so với ban đầu, phản ứng tỏa nhiệt. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển sang chiều thuận, nên phản ứng thực hiện ở áp suất càng cao càng tốt. Do phản ứng tỏa nhiệt cho nên về nguyên tắc cân bằng sẽ chuyển sang chiều thuận khi giảm nhiệt độ, tuy nhiên khi nhiệt độ thấp thì tốc độ phản ứng lại chậm nên hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, người ta dung hòa hai xu hướng trên ở nhiệt độ 400 – 450oC. Chất xúc tác nhằm mục đích tăng tốc độ của phản ứng.

Phương pháp Tính nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng cực hay

Xét phản ứng đồng thể đơn giản tổng quát:

aA + bB ↔ cC + dD

- Khi hệ đạt trạng thái cân bằng: vthuận = vnghịch

: Hằng số cân bằng biểu diễn theo nồng độ[đối với dung dịch]

: Hằng số cân bằng biểu diễn theo áp suất riêng phần[đối với chất khí]

[Nồng độ các chất và áp suất các chất tại thời điểm cân bằng]

- Trong bình kín thì mt = ms

- Bình kín, nhiệt độ không đổi thì

Ví dụ 1: Cho phương trình phản ứng :2A[k] + B [k] ↔ 2X [k] + 2Y[k] Người ta trộn 4 chất, mỗi chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít [không đổi]. Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Nồng độ B ở trạng thái cân bằng lần lượt là :

A. 0,7M     B. 0,8M.

C. 0,35M.     D. 0,5M.

Hướng dẫn giải:

Ban đầu có sẵn 1 mol X nên số mol X được tạo ra là 1,6 - 1 = 0,6 mol

2A[k] + B[k] ↔ 2X[k] + 2Y[k]

BĐ [n0]: 1      1            1      1 [mol]

⇒ [B] = 0,7 : 3 = 0,35M

Đáp án C

Ví dụ 2: Trong bình kín dung tích 1 lít, người ta cho vào 5,6 gam khí CO và 5,4 gam hơi nước. Phản ứng xảy ra là :CO + H2O → CO2 + H2. Ở 850oC hằng số cân bằng của phản ứng trên là 1. Nồng độ mol của CO và H2O khi đạt đến cân bằng lần lượt là :

A. 0,2 M và 0,3 M.

B. 0,08 M và 0,2 M.

C. 0,12 M và 0,12 M.

D. 0,08 M và 0,18 M.

Hướng dẫn giải:

Ban đầu: [CO] = 0,2M; [H2O] = 0,3M

Gọi [CO]pư = Am

Tại cân bằng: [CO] = 0,2 – a; [H2O] = 0,3 – a; [CO2] = a; [H2] = a

a = 0,12 ⇒ [CO] = 0,08M; [CO2] = 0,18M

Đáp án D

Ví dụ 3: Một bình kín chứa NH3 ở 0oC và 1 atm với nồng độ 1 mol/l. Nung bình kín đó đến 546oC và NH3 bị phân huỷ theo phản ứng :2NH3[k] → N2[k] + 3H2[k]. Khi phản ứng đạt tới cân bằng áp suất khí trong bình là 3,3 atm, thể tích bình không đổi. Hằng số cân bằng của phản ứng phân huỷ NH3 ở 546oC là :

A. 1,08.10-4.

B. 2,08.10-4.

C. 2,04.10-3.

D. 1,04.10-4.

Hướng dẫn giải:

Gọi nồng độ NH3 phản ứng là 2x

Vì thể tích dung dịch không đổi nên:

⇒ x = 0,05

Ta có:

Đáp án C

Ví dụ 4: Cho cân bằng :N2O4 → 2NO2. Cho 18,4 gam N2O4 vào bình chân không dung tích 5,9 lít ở 27oC, khi đạt đến trạng thái cân bằng, áp suất là 1 atm. Hằng số cân bằng KC ở nhiệt độ này là :

A. 0,040.     B. 0,007.

C. 0,00678.     D. 0,008.

Hướng dẫn giải:

nN2O4 = 0,2 mol

Gọi nN2O4 pư = x mol

ncân bằng = 0,2 – x + 2x = 0,2 + x = 0,24 ⇒ x = 0,04 mol

⇒ [NO2] = 0,04 : 5,9 = ; [N2O4] = 8/295

Đáp án B

Ví dụ 5: Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là :

A. 10 atm.     B. 8 atm.

C. 9 atm.     D. 8,5 atm.

Hướng dẫn giải:

[hiệu suất tính theo H2]

Ta có thể tích và nhiệt độ không đổi

⇒ Psau = 10 : 5/4 = 8 atm

Đáp án B

Các dạng bài tập về cân bằng hóa học

Dựa vào định luật tác dụng khối lượng cho các cân bằng thông qua mối quan hệ giữa nồng độ cân bằng với hằng số cân bằng nồng độ hay quan hệ giữa áp suất riêng phần tại thời điểm cân bằng với hằng số cân bằng áp suất.

   - Trong dung dịch tồn tại cân bằng: aA + bB cC + dD

KC =

   - Phản ứng xảy ra trong pha khí: aA [k] + bB [k] cC [k] + dD [k]

Hằng số cân bằng tính theo nồng độ: KC =

Hằng số cân bằng tính theo áp suất: KP =

Ví dụ 1: Cân bằng của phản ứng khử CO2 bằng C: C[r] + CO2 [k] ⇋ 2CO[k]

Xảy ra ở 1000K với hằng số cân bằng KP =

a] Tìm hàm lượng khí CO trong hỗn hợp cân bằng, biết áp suất chung của hệ là 2,5atm.

b] Muốn thu được hỗn hợp khí có tì khối hơi so với H2 là 18 thì áp suất chung của hệ là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

a] Ta có cân bằng C[r] + CO2 [k] 2CO [k] Kp

Ta có:Pco+Pco2 =2,5 và Kp =

⇒ pCO = 2,071 atm; Pco2= 0,429 atm

Trong hệ cùng điều kiện nhiệt độ và thể tích ⇒ tỉ lệ về áp suất bằng tỉ lệ về số mol hay tỉ lệ về thể tích riêng. Vậy hỗn hợp lúc cân bằng chứa:

và CO2 chiếm 16,16%

b] Khi khối lượng mol trung bình của hỗn hợp CO và CO2 là 18.2=36 thì số mol CO và CO2 bằng nhau nên ta có Pco= Pco2= 0,5P

Suy ra Kp =

Ví dụ 2: Người ta tiến hành phản ứng: PC15 ⇋ PC13 + Cl2 trong một bình kín có dung tích không đổi ở nhiệt độ xác định. Nếu cho vào bình 0,5 mol PCl5 thì áp suất đầu là 1,5 atm. Khi cân bằng được thiết lập, áp suất đo được bằng 1,75 atm

a] Tính độ phân li và áp suất riêng của từng cấu tử.

b] Thiết lập biểu thức liên hệ giữa độ phân li và áp suất chung của hệ.

Hướng dẫn:

Cân bằng: PCl5 ⇋ PCl3 + Cl2 [1]

Ban đầu: x

Phản ứng: αx          αx     αx

Cân bằng: x[1 – α]      αx     αx

Tổng số mol hỗn hợp khí tại thời điểm cân bằng: n= x [1 + α]

Trong cùng điều kiện nhiệt độ, thể tích hỗn hợp phản ứng không đổi nên tỉ số mol bằng tỉ lệ áp suất.

Vậy ta có:

Áp suất riêng phần của PCl5 :

Áp suất riêng phần của PCl3 = áp suất riêng phần của Cl2:

b] Theo cân bằng [1] trong hệ có thể tích và nhiệt độ không đổi thì:

PS = PT × [1 + α]

Ví dụ 3: Trong một bình kín có dung tích không đổi, người ta thực hiện phản ứng:

Ở nhiệt độ thí nghiệm, khi phản ứng đạt tới cân bằng, ta có:PN2= 0,38atm, PH2= 0,4atm, PNH3= 2atm. Hãy tính Kp.

Hút bớt H2 ra khỏi bình một lượng cho đến khi áp suất riêng phần cửa N2 ở trạng thái cân bằng mới là 0,45atm thì dừng lại. Tính áp suất riêng phần của H2 và NH3 ở trạng thái cân bằng mới, biết rằng nhiệt độ của phản ứng không đổi.

Hướng dẫn:

Cân bằng: N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 [1]

Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng [1]:

Kp =

Khi hút bớt H2 theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng thì cân bằng [1] sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch [chống lại sự giảm nồng độ hay áp suất riêng phần của H2]. Do đó áp suất của N2 tăng là: 0,45 – 0,38 = 0,07 [atm], do đó áp suất riêng của NH3 giảm đi bằng 2 lần áp suất của N2 tăng: 0,07×2=0,14 [atm]

Vậy áp suất riêng phần của NH3 tại thời điểm cân bằng mới là:

2 – 0,14 = 1,86 [atm]

Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng [1]:

Kp =

Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng: “ Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ sẽ chuyển dịch cân bằng theo chiều làm giảm tác đọng bên ngoài.”

Ví dụ 1: Xét cân bằng sau trong một bình kín:

CaCO3[rắn] CaO[rắn] + CO2[khí] ΔH=178kJ

Ở 820oc hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3.

a] Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt ?

b] Khi phản ứng đang ở trạng thái cân bằng, nếu biến đổi một trong những điều kiện sau đây thì hằng số cân bằng KC biến đổi như thê nào? Giải thích.

      +] Giảm nhiệt độ của phản ứng xuống.

      +] Thêm khi CO2 vào.

      +] Tăng dung tích của bình phản ứng lên.

      +] Lấy bớt một lượng CaCO3 ra.

Hướng dẫn:

Phản ứng: CaCO3[rắn] CaO2 + CO2[khí] ΔH=178kJ

a] Phản ứng thu nhiệt vì ΔH> 0

b] KC = [CO2]

      +] Khi giảm nhiệt độ của phản ứng xuống thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch [chiều tỏa nhiệt] để đến trạng thái cân bằng mới và ở trạng thái cân bằng mới này thì nồng độ CO2 giảm ⇒ KC giảm +] Khi thêm khí CO2 vào ⇒ Nồng độ CO2 tăng ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nhưng ở trạng thái cân bằng mới nồng độ CO2 không thay đổi KC không đổi.

      +] Khi tăng dung tích của bình phản ứng lên ⇒ Áp suất của hệ giảm [nồng độ CO2 giảm] ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm tăng nồng độ CO2 nhưng chỉ tăng đến khi nồng độ CO2 trước khi dung tích của bình lên thì dừng lại và cân bằng thiết lập ⇒ KC không đổi.

      +] Lấy bớt một lượng CaCO3 ra thì hệ cân bằng không chuyển dịch ⇒ KC không đổi.

Ví dụ 2: Cho cân bằng hóa học: 2NO2 ⇋ N2O4 ΔH= -58,04kJ. Cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào, giải thích, khi:

a] Tăng nhiệt độ, tăng áp suất.

b] Thêm xúc tác.

Hướng dẫn:

Phản ứng hóa học: 2NO2 ⇋ N2O4 ΔH = -58,04kJ ΔH 0: thu nhiệt và có số mol khí tăng lên.

Vây biện pháp để cân bằng chuyển dịch hoàn toàn theo chiều thuận là

- Đun nóng [tăng nhiệt độ].

- Giảm áp suất bằng cách thực hiện phản ứng trong bình hở.

Câu 2. Cho phản ứng: 2SO2 [k] + O2 [k] ⇋ 2SO3 [k]     ΔH < 0

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:

a] Tăng nồng độ SO2

b] Giảm nồng độ O2

c] Giảm áp suất

d] Tăng nhiệt độ.

Lời giải:

Đáp án:

a] Khi tăng nồng độ SO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nghĩa là chiều làm giảm nồng độ SO2.

b] Khi giảm nồng độ O2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là chiều tạo ra O2.

c] Khi giảm áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là chiều tăng số mol khí.

d] Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là chiêu phản ứng thu nhiệt.

Câu 3. Sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phương trình hóa học sau:

2N2[k] + 3H2[k] ⇋ 2NH3[k] ΔH = -92kJ

Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra amoniac nhiều hơn khi thực hiện. những biện pháp kĩ thuật nào? Giải thích.

Lời giải:

Đáp án:

Để thu được nhiều amoniac, hiệu quả kinh tế cao có thể dùng các biện pháp kĩ thuật sau đây:

- Tăng nồng độ N2 và H2.

- Tăng áp suất chung của hệ lên khoảng 100 atm, vì phản ứng thuận có sự giảm thể tích khí.

- Dùng nhiệt độ phản ứng thích hợp khoảng 400 - 450oC và chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng tạo thành NH3. Chú ý rằng chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng.

- Tận dụng nhiệt của phản ứng sinh ra để sấy nóng hỗn hợp N2 và H2.

- Tách NH3 ra khỏi hỗn hợp cân bằng và sử dụng lại N2 và H2 còn dư.

Câu 4. Sự tăng áp suất ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng của các phản ứng hóa học sau:

a] 3O2 [k] ⇋ 2O3 [k]

b] H2[k] + Br2[k] ⇋ 2HBr[k]

c] N2O4[k] ⇋ 2NO2[k]

Lời giải:

Đáp án:

Để đánh giá tác động của áp suất cần so sánh sự biến đổi của thể tích khí trước và sau phản ứng. Nếu sau phản ứng có sự giảm thể tích thì áp suất tăng làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược lại, áp suất không có ảnh hưởng tới cân bằng của các phản ứng không thay đổi thể tích khí.

3O2 [k] ⇋ 2O3 [k]

Phản ứng [a] có sự giảm thể tích, cân bằng chuyển theo chiều thuận khi áp suất tăng.

H2[k] + Br2[k] ⇋ 2HBr[k]

Phản ứng [b] không có sự thay đổi thể tích, cân bằng không phụ thuộc vào áp suất.

c] N2O4[k] ⇋ 2NO2[k]

Phản ứng [c] có sự tăng thể tích, cân bằng chuyển theo chiều nghịch khi áp suất tăng.

Câu 5. Cho phản ứng: CO [k] + Cl2 [k] ⇋ COCl2 [k] được thực hiện trong bình kín ở nhiệt độ không đổi, nồng độ ban đầu của CO và Cl2 bằng nhau và bằng 0,4M.

a] Tính hằng số cân bằng của phản ứng biết rằng khi hệ đạt trạng thái cân bằng thì chỉ còn 50% lượng CO ban đầu.

b] Sau khi cân bằng được thiết lập ta thêm 0,1 mol CO vào 1 lít hỗn hợp. Tính nồng độ các chất lúc cân bằng mới được thiết lập.

Lời giải:

Đáp án:

Câu 6. Cho cân bằng hóa học sau:

2SO2[k] + O2 [k] ⇋ 2SO3 [k]; ΔH < 0

Để cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch thì:

A. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ, giảm nồng độ O2

B. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ, lấy SO2 ra khỏi hệ

C. Lấy SO3 ra liên tục

D. Không dùng xúc tác nữa.

Lời giải:

Đáp án:

B.

Câu 7. Phát biểu nào về chất xúc tác là không đúng?

A. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng

B. Chất xúc tác làm giảm thời gian đạt tới cân bằng của phản ứng

C. Chất xúc tác được hoàn nguyên sau phản ứng

D. Chất xúc làm cho phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận.

Lời giải:

Đáp án:

D. Lưu ý: chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng.

Câu 8. Cho phản ứng thuận nghịch sau:

A2[k] + B2[k] ⇋ 2AB[k]; ΔH > 0

Để cân bằng dịch chuyển sang chiều thuận thì:

A. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất

B. Tăng nhiệt độ, giữ nguyên áp suất

C. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất

D. Nhiệt độ và áp suất đều tăng

Lời giải:

Đáp án:

B. Phản ứng thu nhiệt theo chiều thuận

Do số mol không thay đổi nên áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề