Bài tập củng cố bài 5 tin học 11 năm 2024

1. MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀO - RA THÔNG DỤNG

- Các thiết bị vào cho phép nhập dữ liệu vào máy tính. - Các thiết bị ra chuyển thông tin từ máy tính ra ngoài.

  1. Một số thiết bị vào thông dụng

- Bàn phím. - Chuột. - Máy quét,... Lưu ý: Ta có thể điều chỉnh chế độ làm việc của chuột như sau: - Mở tiện ích Setting, chọn nhóm chức năng Devices sau đó chọn Mouse để làm xuất hiện cửa sổ tuỳ chỉnh chuột như Hình 5.1.

- Tăng/giảm tốc độ của chuột: kéo con trượt trên thanh Cursor speed sang phải/trái. - Chọn lại nút ưu tiên là phải [right] thay vì trái [left] dưới vị trí Select your primary button cho người thuận tay trái. Ngoài ra còn nhiều tuỳ chỉnh khác như chọn hình dáng của chuột, chọn để lại hay không để lại vết di chuyển trên màn hình của chuột,...

  1. Thiết bị ra

- Màn hình là thiết bị ra phổ biến nhất. Màn hình có các thông số chung sau đây: + Kích thước. + Độ phân giải. + Khả năng thể hiện màu. + Tần số quét. + Thời gian phản hồi. - Máy in. Có nhiều loại như: + Máy in kim. + Máy in laser. + Máy in phun. + Máy in nhiệt. Các thông số chung của máy in là: + Độ phân giải. + Kích thước giấy. + Tốc độ in. + Khả năng in màu. + Các kết nối với máy tính,... - Máy chiếu,…

2. KẾT NỐI MÁY TÍNH VỚI THIẾT BỊ SỐ

  1. Các cổng kết nối

Có thể có các cổng kết nối sau: cổng VGA, cổng HDMI, cổng USB, cổng mạng.

  1. Kết nối máy tính với thiết bị số

- Không có phương thức kết nối chung giữa máy tính và các thiết bị số. - Tuỳ từng loại thiết bị số mà có cách kết nối với máy tính khác nhau. - Có thể kết nối các thiết bị số với máy tính thông qua cable, wifi, bluetooth,...

- The end! -

VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Giải bài tập Tin học 11 bài 5, nội dung tài liệu kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

Giải bài tập Tin học 11 bài Khai báo biến

Mọi biến trong chương trình đều cần khai báo tên và kiểu dữ liệu. Tên biến dung để xác lập quan hệ giữa biến với địa chỉ bộ nhớ lưu trữ giá trị của biến. Mỗi biến chỉ được khai báo một lần.

Cú pháp:

var

: ;

: ;

Trong các danh sách biến các biến được cách nhau bới dấu , .

Kiểu dữ liệu thương là các kiểu dữ liệu giới thiệu từ bài trước hoặc là các kiểu dữ liệu tự định nghĩa.

Các ví dụ khai báo biến đúng:

Ví dụ 1:

Var

a,b,c: integer;

d,e: real;

Khai báo biến a, b, c kiểu integer các biến này được cấp phát 2 byte và có thể chứa các giá trị nguyên từ -32768 đến 32767.

Các biến d, e kiểu real được cấp phát 6 byte và có thể chứa các giá trị thực từ 0 hoặc có giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vi từ 2.9*1039 đến 1.7*1038.

Ví dụ 2:

Var

A:integer;

B:integer;

C:integer;

D, e:real

Các ví dụ khai báo biến sai:

Var

a,b:integer;

a:real;

Sai do khai báo biến a hai lần

Note: Các chú ý khi đặt tên biến

+ Đặt tên biến nên sát với ý nghĩa của biến.

Ví dụ: không nên đặt biến lưu trữ diện tích là a, b, c mà nên đặt là S, dt, dientich;

+ Không nên đặt tên biến quá ngắn hoặc quá dài.

+ Cần chú ý đến phạm vi lưu gái trị của biến.

----

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Giải bài tập Tin học 11 bài 5 Khai báo biến, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Tin học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Sinh học lớp 11, Vật lý lớp 11, Hóa học lớp 11, Giải bài tập Toán 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chủ Đề