Bài tập Dự án: Bữa ăn Kết nối yêu thương

- Tính toán sơ bộ được dinh dưỡng, chỉ phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

- Thiết kế được thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình.

  1. Năng lực
  2. a] Năng lực công nghệ

- Chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức, kĩ năng từ các nguồn tài liệu và cuộc sống thực tiễn về bữa ăn hàng ngày để thực hiện dự án.

- Tạo thành nhóm để cùng nhau tìm hiểu kiến thức liên quan đến dự án, lắng nghe và phản biện, đánh giá các bài báo cáo dự án trên nguyên tắc tôn trọng và xây dựng.

- Xác định được các yêu cầu, biết tìm hiểu các thông tin liên quan và để xuất được giải pháp giải quyết một số vấn để liên quan đến việc thực hiện dự án.

- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

- Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu để mở rộng hiểu biết về dinh dưỡng, thực phẩm, cách chế biến các món ăn; có ý thức vận dụng kiến thức về dinh dưỡng và nấu ăn vào cuộc sống hằng ngày.

- Có trách nhiệm với bản thân và gia đình về việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản và chế biến món ăn.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Tiêu chí đánh giá dự án dành cho GV

- Tiêu chí hướng dẫn đánh giá dự án dành cho PH

- Nguyên vật liệu, đồ dùng thực hiện món ăn

- Video/ slide/ poster báo cáo dự án.

- Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU [HOẠT ĐỘNG DẪN NHẬP] [GIỚI THIỆU DỰ ÁN]
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung:
  4. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV giới thiệu: Bữa ăn gia đình không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp con người sống khỏe mạnh mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự sum họp, là khoảnh khắc kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đinh. Để hiểu hơn, chúng ta cũng đi vào Dự án Bữa ăn kết nối.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Giới thiệu dự án

  1. Mục tiêu: HS biết được nội dung dự án.
  2. Nội dung: nghe giới thiệu về ý nghĩa, nhiệm vụ và cách tiến hành dự án.
  3. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

- Thời gian giới thiệu: 1 tiết

- Ý nghĩa của dự án: Bữa ăn gia đình không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp con người sống khoẻ mạnh, mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự sum họp, đoàn viên, là khoảnh khắc kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.

- Nhiệm vụ của dự án:

+ Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình.

+ Tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chỉ phí tài chính cho bữa ăn.

- Tiến trình thực hiện dự án:

- Hình thức báo cáo dự án: Qua video hoặc bài thuyết trình.

- Cấu trúc bài báo cáo:

+ Mở bài: Giới thiệu tên, lớp, ý nghĩa của dự án.

+ Thân bài: Các bước thực hiện dự án.

+ Kết bài: Cảm nhận sau khi hoàn thành dự án.

- Cách thức đánh giá dự án:

+ Phụ huynh HS: Đánh giá 50% điểm qua việc quan sát quá trình HS thực hành ở nhà.

+ GV và HS: Đánh giá 50 % điểm qua việc HS báo cáo dự án trên lớp.

- Thời gian nộp dự án: Sau 1 tuần.

- Hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án.

Hoạt động 2: Thực hiện dự án [ thời gian 1 tuần]

  1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là một ngôi nhà thông minh. Những hệ thống thường có trong ngôi nhà thông minh là gì.
  2. Nội dung: HS đọc nội dung mục Ï trong SGK, quan sát Hình 3.1 và thực hiện nhiệm vụ các trong hộp chức năng Khám phá trang 16 và hộp chức năng Luyện tập trang 17. GV giới thiệu thêm về nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được khái niệm về ngôi nhà thông minh, một số hệ thống trong ngôi nhà thông minh.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Địa điểm: thực hiện ở nhà

- Nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình.

+ Lên được thực đơn [bữa trưa/ bữa tối] cho gia đình.

- Lên danh sách thực phẩm.

- Làm báo cáo dự án.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.

1. Tìm hiều về nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình [tham khảo thông tin trong Bảng 6.1] và trình bày theo mẫu.

2. Tính tổng nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình cho một bữa ăn [giả định bằng 1/3 nhu cầu dinh dưỡng cả ngày].

3. Tham khảo Bảng 6.2 và Hình 6.3, xây dựng thực đơn bữa ăn để đáp ứng nhu cầu

dinh dưỡng cho cả gia đình đã tính toán ở bước 2.

4. Lập danh sách các thực phẩm cần chuẩn bị bao gồm: tên thực phẩm, khối lượng,

giá tiên.

5. Tính toán chỉ phí tài chính cho bữa ăn.

6. Làm báo cáo kết quả về dự án học tập.

Hoạt động 3: Báo cáo dự án [1 tiết]

  1. Mục tiêu: HS báo cáo kết quả thực hiện dự án
  2. Nội dung: HS báo cáo sản phẩm qua slide/ poster/ tranh ảnh
  3. Sản phẩm học tập: bài báo cáo của HS

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung

  • Dự án: BỮA ĂN KẾT NỐI YÊU THƯƠNG SGK Công nghệ 6

    Dự án: BỮA ĂN KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

    Xem lời giải

  • Quảng cáo

>> [Hot] Đã có SGK lớp 7 kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều năm học mới 2022-2023. Xem ngay!

Bạn đang xem: Công nghệ 6 Bài 6: Dự án: Bữa ăn kết nối yêu thương Kết nối tri thức với cuộc sống

Bữa ăn gia đình không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp con người sống khoẻ mạnh mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự sum họp, là khoảnh khắc kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình cùng LuatTreEm xây dựng một bữa ăn gia đình đày đủ chất dinh dưỡng với nội dung bài học Dự án: Bữa ăn kết nối yêu thương

– Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lý cho gia đình.

– Tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chi phi tài chính cho bữa ăn.

– Bước 1: Tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình [tham khảo thông tin trong Bảng 6.1] và trình bày theo mẫu dưới đây.

Thành viên Giới tính Độ tuổi Nhu cầu dinh dưỡng/ 1 ngày
? ? ? ?
? ? ? ?

Bảng 6.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam trong một ngày để đảm bảo hoạt động ở mức độ trung bình, được tính bằng đơn vị kcal.

Lứa tuổi

Nam

Nữ

0 – 2 tháng

405

3-5 tháng

505

6-8 tháng

769

9 -12 tháng

858

1-3 tuổi

1180

4-6 tuổi

1470

7-9 tuổi

1825

10-12 tuổi

 2110

13-15 tuổi

2650

2205

16-18 tuổi

2980

2240

19-30 tuổi

2934

2154

31 – 60 tuổi

2634

2212

> 60 tuổi

2128

1962

– Bước 2: Tinh tổng nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình cho một bữa ăn [giả định bằng 1/3 nhu cầu dinh dưỡng cả ngày].

– Bước 3: Tham khảo Bảng 6.2 và Hình 6.3, xây dựng thực đơn bữa ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả gia đình đã tính toán ở bước 2. 

Bảng 6.2. Bảng thành phần dinh dưỡng tính trên 100g của một số món ăn

Tên món ăn

Khối lượng thực phẩm  [gam]

Năng lượng[kcal]

Cơm

Cơm trắng

Gạo: 100

345

Món ăn mặn

Thịt kho tiêu

Thịt lợn: 100

185

Thịt kho trứng

-Thịt lợn: 55 – Trứng vịt: 45

252

Gà kho gừng

-Thịt gà: 90 – Gừng: 10

243

Cá chuối kho

Cá chuối: 100

162

Sườn rang

Sườn lợn: 100

272

Trứng đúc thịt

-Thịt nạc: 70 – Trứng vịt: 30

277

Tép rang

Tép: 100

217

Món rau, món canh

Bầu xào trứng

– Bầu: 84 -Trứng: 16

125

Giá đỗ xào thịt

– Giá đỗ: 50. Rau hẹ: 15 -Thịt lợn: 35

99

Canh bắp cải

– Bắp cải: 90 -Thịt nạc băm: 10

67

Canh bí đao

– Bí đao: 90 -Thịt nạc băm: 10

53

Canh rau ngót

– Rau ngót: 80 -Thịt nạc băm: 20

116

Rau muống luộc

Rau muống: 100

23

Nước chấm

Nước mắm

100

21

Nước tương

100

40

Trái cây

Bưởi

100

31

Dưa hấu

100

16

Đu đủ

100

35

– Bước 4: Lập danh sách các thực phẩm cần chuẩn bị bao gồm: tên thực phẩm, khối lượng, giá tiễn. 

– Bước 5: Tính toán chi phí tài chính cho bữa ăn. 

– Bước 6: Làm báo cáo kết quả về dự án học tập.

Sản phẩm của dự án sẽ được đánh giá theo các tiêu chí sau: 

a. Nội dung báo cáo gồm có:

– Danh sách các thành viên trong gia đình với nhu cầu về dinh dưỡng. 

– Thực đơn cho một bữa ăn [trưa hoặc tối]. 

– Danh sách chuẩn bị thực phẩm.

– Chi phí cho bữa ăn. 

b. Trình bày kết quả dự án trước lớp:

– Cấu trúc bài báo cáo đầy đủ nội dung, rõ ràng, chặt chẽ. 

– Diễn đạt tự tin, trôi chảy, thuyết phục. 

– Hình thức báo cáo đẹp, phong phú, hấp dẫn.

– Học xong bài này, các em cần:

+ Ôn tập và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn

+ Xây dựng, chế biến được 1 bữa ăn hợp lí theo ý muốn

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 2 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Đặc điểm của bữa ăn thường ngày ra sao?

    • A.
      Có từ 3 – 4 món
    • B.
      Được chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản
    • C.
      Gồm 3 món chính và 1 đến 2 món phụ
    • D.
      Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 2:

    Các món ăn trong bữa ăn hàng ngày bao gồm các món nào?

    • A.
      Canh, dưa chua
    • B.
      Món mặn
    • C.
      Món xào
    • D.
      Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 3:

    Hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây?

    • A.
      Rau, củ, quả
    • B.
      Dầu, mỡ
    • C.
      Thịt, cá
    • D.
      Muối

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Chương 2 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi 1 trang 33 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Câu hỏi 2 trang 33 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Câu hỏi 3 trang 34 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Câu hỏi 4 trang 34 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Câu hỏi 5 trang 34 Công nghệ 6 SGK Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ LuatTreEm sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Video liên quan

Chủ Đề