Bài thuyết trình xây dựng tình bạn đẹp

“Một thời mực tím đáng yêu tuổi thần tiên 

Khoảng trời mộng ước đẹp lắm vui hồn nhiên 

Tuổi mực tím rất đậm sắc hương 

Tuổi thần tiên muôn vàn yêu thương….”

Tuổi học trò luôn là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Thế nhưng, có một vấn nạn đang xảy ra và ngày càng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong cộng đồng hiện nay chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một vấn đề vô cùng nhức nhối, đã và đang trở nên đáng lo ngại bởi lẽ nó gây ảnh hưởng xấu và có sự tác động sâu sắc đối với thế hệ trẻ, vì vậy cần phải có biện pháp để khắc phục, trả lại môi trường học đường trong sáng, lành mạnh cho học sinh.

Và trong những năm gần đây, vấn nạn này lại càng trở nên phổ biến hơn, mức độ nghiêm trọng cũng cao hơn. Chính vì vậy, nhằm giúp các em thiếu nhi hiểu rõ hơn về vấn đề này, Liên đội trường Tiểu học Quảng An gửi tới các em thiếu nhi nội dung tuyên truyền: “Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường”.

  1. Bạo lực học đường là gì?  Đó là những lời nói, hành vi bạo lực thô bạo, thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh và thậm chí là giữa học sinh với thầy cô giáo.… gây nên những tổn thương về mặt tinh thần và cả thể xác, diễn ra trong phạm vi trường học. 
  2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường? 

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các khía cạnh sau: 

  • Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm từ phía gia đình do cha mẹ chỉ chăm chú vào các công việc làm ăn hàng ngày thiếu sự kiểm soát và chăm sóc con cái thường xuyên hoặc do gia đình ít con nên sự chiều chuộng con cái quá mức chỉ biết cung cấp, đáp ứng về tiền bạc theo yêu cầu của con cái mà thiếu sự kiểm soát, quan tâm đến suy nghĩ, hành động của con em cũng chính là mối quan tâm mà chúng ta cần suy nghĩ.
  • Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, …
  • Từ phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè với những lý do rất đơn giản như nhìn đểu, nói móc, ghen tị về thành tích học tập và thậm chí là “Thích thì đánh cho chừa”.
  • Sự dửng dưng của một bộ phận người trong xã hội trước những hành động bạo lực học đường. Nó khiến cho các hành động bạo lực có cơ hội được lan rộng. 

3. Hậu quả của bạo lực học đường:

    Ngoài những nguyên nhân trên, còn rất rất nhiều những nguyên nhân khác nữa dẫn đến bạo lực học đường và điều này đã để lại những hậu quả khôn lường. 

      Đối với nạn nhân: Bạo lực học đường sẽ gây ra tổn thương về cả thể xác và tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ thường trực. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có người bị hại, bởi đã có những vụ bạo hành gây mất mạng. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn.

       Đối với người gây ra bạo lực thì sẽ bị mọi người lên án, xa lánh, ghét bỏ và nghiêm trọng hơn đó còn có thể là mầm mống cho những tội ác sau này, làm hỏng tương lai của chính mình và mất dần cơ hội thành công.

4. Biện pháp để ngăn chặn, xoá bỏ bạo lực học đường:

Bạo lực học đường đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng và chúng ta cần phải có những biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ vấn nạn này. 

  • Trước hết, bản thân mỗi người cần có những nhìn nhận đúng đắn về hành vi của mình, có cách điều chỉnh và rèn luyện bản thân theo những hướng tích cực hơn.
  • Cần có sự quan tâm, giáo dục, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình và nhà trường, giúp mỗi học sinh nâng cao ý thức, nhận thức đúng đắn về mối nguy hại của bạo lực học đường.
  • Cần có những biện pháp, nội quy nghiêm ngặt để xử lý việc gây ra bạo lực học đường… 
  • Và một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn chặn vấn nạn này đó chính là xây dựng tình bạn đẹp.

  Bạo lực học đường tuy không phải là vấn đề mới nhưng nó có ảnh hưởng cũng như tác động xấu đối với toàn xã hội, vì thế mỗi bạn thiếu nhi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy luôn có ý thức học tập rèn luyện, trau dồi đạo đức trở thành con ngoan - trò giỏi - bạn tốt - thành người có ích cho xã hội, nâng cao ý thức của chính mình cũng như những người xung quanh để ngăn chặn hành vi bạo lực, trả lại cho học đường môi trường phát triển lành mạnh. 

Hãy tích cực lan tỏa những hành động đẹp, cùng xây dựng tình bạn trong sáng, đoàn kết, yêu thương em nhỏ như anh em một nhà trong ngôi nhà thứ 2 - TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC. 

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

      Trong cuộc sống có rất nhiều tình cảm đáng quý: tình cảm gia đình, tình thầy trò…trong đó tình cảm đẹp nhất lứa tuổi học sinh đó là tình bạn.
      Mỗi người chúng ta, ai cũng có bạn, có người nhiều bạn có người lại ít bạn, tình bạn là sự gắn kết giữa hai người với nhau cùng với sự sẻ chia, thông cảm, tôn trọng lẫn nhau. Bạn, hiểu đơn giản thì đó là người mà ta quen biết. Tuy nhiên không phải bất cứ ai ta quen cũng là bạn của ta. Một khi đã coi ai đã là bạn tức là người ấy với ta phải có quan hệ thân thiết, luôn lắng nghe khi ta có chuyện rắc rối, luôn bên ta lúc ta khó khắn và giúp ta vượt qua cơn hoạn nạn. Đó là người ta yêu quý, quan tâm và thường xuyên chia sẻ với họ những vui buồn và ngược lại. Đó là một người bạn khiến ta cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh . Đó cũng là người ngăn ta mắc sai lầm hoặc giúp ta sửa chữa khi ta phạm lỗi. Đó là người luôn gắn bó và ủng hộ ta. Đó còn là gương sáng cho ta noi theo, nhiều khi bạn như người thầy dạy cho ta những điều hay lẽ phải .Vâng, chỉ có người bạn thân thiết và chân thành đó mới có thể là người " đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi".
      Trong cuộc sống, tình bạn được biều hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Bất cứ thời đại nào, cũng tồn tại rất nhiều tình bạn đẹp. Chẳng hạn như tình bạn của Lưu Bình và Dương Lễ, Bá Nha và Chung Tử Kỳ, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Hay tình bạn vô cùng tốt đẹp và sâu sắc của hai nhà chính trị lớn là Các-mác và Ăng-ghen. Tình bạn của hai ông bắt nguồn từ việc có cùng chung mục đích và lí tưởng. Trong suốt thời gian nghiên cứu và làm việc, hai ông đã không ngừng viết thư cho nhau và vô cùng vui sướng khi gặp lai nhau. Có lần Ăng-ghen bị bệnh, Các-mác đã bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết nghiên cứu sách vở để tự tìm ra cách trị bệnh cho bạn.. .Đâu chỉ có ở thủa xa xưa, sự hiện hữu của tình bạn đẹp còn là những câu chuyện đầy xúc động của ngày nay. Đó là bạn Đoàn Trường Sinh một cậu bé ở xã Vĩnh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã không quản ngại khó khăn, đường xá xa xôi trắc trở suốt mười năm để cõng bạn thân của mình là Hanh bị liệt hai chân đến trường. Sinh đã trở thành bờ vai, đôi chân để Hanh có thể an tâm nương tựa và vững bước thực hiện những ước mơ của mình. Vậy đấy! Tình bạn luôn là thứ tình cảm đặc biệt cần thiết và quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh, những người bạn là người đồng hành quan trọng không thể thiếu
      Tuy nhiên, ko phải ai cũng nhận thức rõ về giá trị của tình bạn cũng như trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè và ý nghĩa quan trọng của tình bạn đối với việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần [0,08 giây] thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động, thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới việc đánh nhau, chỉ những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp tấn công đối với người khác nhưng thực ra bạo lực xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, nói xấu, thậm chí còn quay clip bêu xấu trên mạng xã hội. Bạo lực học đường là cụm từ để chỉ những hành vi sai trái, dùng lời nói, hành động để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh trong nhà trường. Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng. Bạn học giỏi, xinh đẹp hoặc bạn ngang qua ai đó làm cho người khác cảm thấy “ngứa mắt ” sẽ bị các bạn xung quanh ghen ghét, đố kị  và bị …đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đánh nhau, gây sự với nhau không chỉ ngay trong trường học, mà còn xảy ra bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”. Những vấn nạn trên trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để.

      Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"…Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những bạn chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đối với người học sinh.Thực tế cho thấy, nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không nhận ra mình đang bị bạo lực học đường, chưa có kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường, đặc biệt là các kỹ năng xử lý tình huống khi bị bạo lực học đường từ đó dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
      Vậy khi bị bạo lực học đường học sinh cần phải làm gì để được an toàn? Dưới đây là một số kỹ năng xử lý tình huống bạo lực học đường:
      Khi bị bạn trêu ghẹo: các bạn cần phải bình tĩnh, lảng tránh đi ra nơi khác, không nên phản ứng gay gắt càng kích thích đối tượng trêu ghẹo. Dùng lời lẽ nhẹ nhàng yêu cầu không trêu ghẹo. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn cần phản ảnh đến giáo viên chủ nhiệm, với cha mẹ…Tránh xử lý tiêu cực như nhờ bạn bè ngoài xã hội can thiệp hoặc trêu ghẹo lại sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
      Khi bị đe dọa: Khi bị đe dọa, bạn phải bình tĩnh tỏ thái độ phối hợp. Sau khi tạm thời thoát ra khỏi sự đe dọa của đối tượng cần phải báo ngay những người có trách nhiệm để ngăn chặn, chấm dứt đe dọa dùng vũ lực của các đối tượng.
      Báo cáo với nhà trường để cùng gia đình phối hợp giải quyết. Nếu đối tượng là người ngoài xã hội, cần báo sự việc cho cảnh sát khu vực hoặc công an nơi gần nhất để ghi nhận sự việc và răn đe đối tượng.
      Khi bị đánh đập: Đối tượng sử dụng vũ lực bao giờ cũng có thời gian đôi co, đe dọa vì vậy các bạn phải bình tĩnh quan sát tìm vị trí thích hợp để có thể chạy thoát như hướng ra đường lớn, hướng ra cửa… .Sau khi thoát được nhóm đối tượng có hành vi bạo lực cần phải báo ngay cho phụ huynh và người có trách nhiệm để xử lý, tường trình lại toàn bộ sự việc để cơ quan chức năng đánh giá tính chất vụ việc và có hình thức xử lý. Tuyệt đối không nên tìm cách trả thù hoặc nhờ người ngoài xã hội giúp đỡ, thanh toán sẽ để lại hậu quả kéo dài, nghiêm trọng.
      Để “Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường”, chúng ta cần: 
      1. Không gây sự, bè phái, tham gia đánh nhau trong và ngoài trường.
      2. Không xúi giục, cổ vũ bạn bè đánh nhau gây mất đoàn kết.
      3. Không mang theo hung khí, vật dễ gây sát thương vào trường học.
      4. Không giao du với thành phần xấu ngoài nhà trường, lôi kéo thành phần xấu hiếp đáp bạn bè trong trường, trong lớp.
      5. Không có lời lẽ đe dọa, xúc phạm bạn bè.
      6. Không có hành vi làm tổn thương người khác như ném đồ vật, xô đẩy, chế nhạo bạn bè.
      7. Biết đoàn kết, hòa thuận, thân thiện với bạn bè trong trường, trong lớp.
      8. Tích cực thực hiện văn hóa học đường, nội quy trường, lớp, của Đoàn thanh niên.
      9. Kiên quyết phê phán và bài trừ hành vi đánh nhau trong và ngoài trường học.

      Chúng em thấy hạnh phúc khi được sống trong môi trường giáo dục tốt, gia đình,  thầy cô, có những người bạn tốt luôn quan tâm, giúp đỡ chúng em trong học tập cũng như trong cuộc sống. Chúng em mong, các bạn học sinh trên mọi miền đất nước luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.


                                               Đoàn Hiển Đan , Nguyễn Phan Bảo Chi – 6B
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Chủ Đề