Bài văn tự nhận xét bản thân trong học tập năm 2024

- Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ về bản thân mình, bao gồm tính cách, cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, giá trị, mục tiêu,... Người có khả năng tự nhận thức tốt có thể đánh giá bản thân một cách khách quan, biết được mình cần gì, muốn gì, hiểu được những tác động của bản thân đến người khác.

- Tự nhận thức đúng đắn bản thân là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta:

+ Nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. + Hiểu được những mong muốn, nhu cầu của bản thân để đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống. + Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác. + Tự tin và thành công trong cuộc sống.

Câu 2: Một câu chuyện về sự tự nhận thức bản thân

Bài làm Em từng đọc một câu chuyện về một chàng trai có tên là Nam. Nam là một học sinh giỏi, luôn được bạn bè và thầy cô yêu quý. Tuy nhiên, Nam lại có một nhược điểm là rất tự cao, luôn cho rằng mình giỏi nhất. Một ngày nọ, Nam tham gia một cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Nam rất tự tin vào khả năng của mình và nghĩ chắc chắn sẽ giành giải cao. Tuy nhiên, kết quả lại không như mong đợi. Nam chỉ đạt giải khuyến khích. Lần đầu tiên trong đời Nam phải đối mặt với thất bại, Nam cảm thấy rất thất vọng và xấu hổ. Nam bắt đầu suy nghĩ lại về bản thân và nhận ra rằng mình đã quá tự cao, không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Sau đó, Nam đã thay đổi bản thân. Nam trở nên khiêm tốn hơn, luôn lắng nghe ý kiến của người khác và cố gắng học hỏi thêm. Kết quả là trong những năm học tiếp theo, Nam đã đạt được nhiều thành tích cao hơn và trở thành một người thành công trong cuộc sống. Câu chuyện của Nam là một minh chứng cho tầm quan trọng của sự tự nhận thức bản thân. Khi chúng ta biết nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, chúng ta sẽ có thể thay đổi và phát triển bản thân theo hướng tích cực.

Mẫu bản nhận xét cá nhân học sinh hay nhất hiện nay? Học sinh bị kỷ luật khi nào? Hình thức kỷ luật như thế nào? [Câu hỏi của anh Sơn - Nam Định]

Mẫu bản nhận xét cá nhân học sinh hay nhất hiện nay?

Mẫu bản nhận xét cá nhân học sinh được dùng để đánh giá , phân tích các mặt học tập, rèn luyện của học sinh theo các tiêu chí cụ thể.

Bản nhận xét này được thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hoặc những người có trách nhiệm trong nhà trường.

Mẫu bản nhận xét cá nhân học sinh như sau:

Tải Mẫu bản nhận xét cá nhân học sinh tại đây. Tải về.

Mẫu bản nhận xét cá nhân học sinh hay nhất hiện nay? [Hình từ Internet]

Học sinh bị kỷ luật khi nào? Hình thức kỷ luật như thế nào?

Căn cứ tại Điều 38 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng và kỷ luật cụ thể như:

Khen thưởng và kỷ luật
1. Thực hiện khen thưởng và kỉ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
.....
3. Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Bên cạnh đó, theo Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về khen thưởng và kỷ luật như sau

Khen thưởng và kỷ luật
....
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a] Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b] Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c] Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông qua các quy định trên, việc xử ký kỷ luật đối với học sinh được quy định như sau:

[1] Đối với học sinh tiểu học:

- Học sinh bị xử lý khi có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua.

- Tùy theo mức độ vi phạm, học sinh tiểu học có thể bị kỷ luật theo các hình thức như sau:

+ Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn.

+ Thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

*Lưu ý: Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

[2] Đối với học sinh cấp 2 và cấp 3:

- Học sinh bị xử lý kỷ luật khi vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện.

- Trong trường hợp này, học sinh được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

+ Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

+ Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

+ Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học sinh nào được miễn học phí theo quy định?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, học sinh được miễn học phí nếu thuộc các trường hợp như sau:

[1] Học sinh khuyết tật.

[2] Học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng đang học phổ thông thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

[3] Học sinh phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà [trong trường hợp ở với ông bà] thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

[4] Học sinh phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP.

[5] Học sinh THCS ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 [được hưởng từ ngày 01/9/2022].

[6] Học sinh THCS khác được miễn học phí từ năm học 2025 - 2026 [được hưởng từ ngày 01/09/2025].

[7] Học sinh hệ cử tuyển [kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên] theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

[8] Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

[9] Học sinh tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà [trong trường hợp ở với ông bà] thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

[10] Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

[11] Học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người gồm: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ.

Chủ Đề