Bài văn tự sự về người mù ninh hòa

“Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”, mất đi đôi mắt, cuộc sống của những người khiếm thị thật sự khó khăn. Những năm qua, Hội Người mù tỉnh Ninh Bình đã khắc phục mọi trở ngại, hướng tới những hoạt động thiết thiệt như: Tăng cường công tác dạy nghề, tạo việc làm, chăm sóc đời sống hội viên…không ngừng củng cố tổ chức Hội, là chỗ dựa vững chắc, tạo niềm tin cho những người khiếm thị, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái trong cộng đồng.

Cơ sở bấm huyệt của Chi hội người mù thành phố Ninh Bình tạo nghề, làm việc cho hội viênCơ sở bấm huyệt của Chi hội người mù thành phố Ninh Bình đi vào hoạt động từ năm 2003, ban đầu chỉ có 3 thành viên, hiện nay cơ sở đang duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho 35 hội viên, đảm bảo mức thu nhập bình quân từ 3,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Với phương châm lấy chất lượng phục vụ và sự hài lòng của khách hàng làm tiêu chí, do đó các nhân viên thường xuyên được đào tạo nghề, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

Hiện nay, Hội Người mù tỉnh có trên 1460 hội viên sinh hoạt ở 129 chi hội xã, phường, thị trấn, có 1 chi hội trực thuộc thành Hội Ninh Bình. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các địa phương, tổ chức Hội luôn tạo điều kiện, chăm lo đời sống hội viên. Hàng năm, tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề, giới thiệu các lớp dạy chữ Braille, dạy các nghề xoa bóp, bấm huyệt, tin học văn phòng; tín chấp vay vốn để hội viên phát triển kinh tế. Người mù từ chỗ đói nghèo, tự ti, mặc cảm với xã hội, giờ đây đã được động viên bằng tinh thần lẫn vật chất, hòa nhập cuộc sống; nhiều người đã xóa được đói, giảm được nghèo, đời sống ngày càng được nâng lên.

Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, công tác chăm sóc đời sống hội viên được tổ chức Hội quan tâm. Hàng năm tổ chức khảo sát nắm tình hình đời sống hội viên, đề xuất với các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm giúp đỡ về tinh thần, vật chất; nhiều gia đình hội viên nghèo, khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây nhà mới. Những kết quả và đóng góp của Hội Người mù tỉnh thời gian qua đã giúp nhiều người khiếm thị có học vấn và tay nghề vững vàng, khơi dậy tiềm năng, trí lực để họ phát huy và đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội.

Để hội viên người mù có thêm nhiều việc làm, nâng cao mức sống, giảm nghèo bền vững, ngoài các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần có các chính sách ưu tiên, đặc biệt là các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, nhằm giúp họ vượt lên số phận, hòa nhập với cộng đồng./.

Quê hương Khánh Hòa đã sản sinh ra nhiều nữ anh hùng mà khi hi sinh tuổi đời mới chỉ đôi mươi như chị Nguyễn Thị Trừ, chị Trần Thị Tính, chị Trần Thị Tư, chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh... Họ đã sống một cuộc đời thật đẹp "làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi. Vật chất họ mất nhưng tinh thần họ sẽ luôn luôn còn với non sông Việt Nam. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ." [1] Riêng với chị Nguyễn Thị Ngọc Oanh, là một trí thức, đã học xong tú tài ở trường Collège Francaise Hàn Thuyên – Nha Trang, rồi sau đó trở thành một nhà giáo. Trước cảnh quê hương đất nước đang bị giày xéo bởi ngoại bang, chị đã không sống an phận mà đến với cách mạng, để "đền nợ nước". Xin giới thi

Hiện nay, Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh có 1.058 hội viên, trong đó có 920 người mù và 138 người khuyết tật nhìn. Những năm qua, với sự tích cực của các cấp hội, sự quan tâm, chăm lo của cấp ủy, chính quyền các địa phương và cộng đồng xã hội, đời sống mọi mặt của người khiếm thị đã từng bước được nâng lên, giúp họ tự tin hòa nhập và vươn lên trong cuộc sống.

Chị Lê Thị Dịu ở khu 2, phường Nam Hòa là hội viên Hội Người mù TX Quảng Yên. Mắt kém, sức khỏe lại yếu nên trước nay chị chỉ loanh quanh với sào ruộng gần nhà và chủ yếu sống dựa vào người thân.

Cách đây mấy năm, mẹ con chị được ông bà xây cho ngôi nhà tạm lợp mái proximang để ra ở riêng. Nhưng gần đây căn nhà xuống cấp trầm trọng, cứ mưa to là dột tứ phía. Trước hoàn cảnh của người phụ nữ khiếm thị nghèo, UBND phường Nam Hòa đã huy động các nguồn xã hội hóa để giúp chị Dịu xây căn nhà mới rộng 70m2, tổng kinh phí gần 200 triệu đồng. Trong đó, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ 50 triệu đồng tiền mặt và tặng các vật dụng thiết yếu trị giá gần 20 triệu đồng. Ngôi nhà được khởi công xây dựng vào tháng 6/2022 và đưa vào sử dụng cuối tháng 8 vừa qua đã giúp mẹ con chị Dịu vơi bớt khó khăn, thiệt thòi.

Mẹ con chị Lê Thị Dịu được tặng quà, động viên trong ngày khánh thành nhà mới.

Bà Bùi Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, cho biết: Thời gian tới, phường sẽ hỗ trợ, tìm một công việc phù hợp với sức khỏe và tình trạng khuyết tật của chị Dịu để chị có điều kiện ổn định cuộc sống.

Cùng với sự chung tay, san sẻ của cộng đồng xã hội, nhiều năm qua, các cấp Hội Người mù từ tỉnh đến địa phương đã nỗ lực chăm lo, nâng cao đời sống cho hội viên. Đặc biệt, với việc khai thác hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, ngày càng có nhiều người khiếm thị trên địa bàn tỉnh chủ động, nỗ lực vươn lên trong lao động sản xuất, cải thiện thu nhập.

Tiêu biểu như Hội Người mù TX Quảng Yên hiện đang quản lý 373 triệu đồng nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Trung ương Hội Người mù Việt Nam, cho khoảng 20 hộ hội viên vay vốn. Các hội viên đều sử dụng vốn đúng mục đích để phát triển chăn nuôi, đánh bắt hải sản, đồng thời thực hiện nghĩa vụ trả gốc và lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội đầy đủ, đúng hạn.

Bên cạnh đó, 5 năm qua Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh cũng tổ chức được 2 lớp dạy nghề xoa bóp tẩm quất cho 16 người khiếm thị, đưa tổng số hội viên được đào tạo nghề này lên hơn 100 người. Trong đó hơn 90% đã được bố trí việc làm.

Người khiếm thị được dạy nghề xoa bóp, tẩm quất tại Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh.

Làm công việc này từ năm 2008 đến nay, ông Đỗ Văn Trường, Hội viên Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh, chia sẻ: So với các công việc khác thì nghề xoa bóp tẩm quất là phù hợp nhất với người khiếm thị vì đem lại thu nhập ổn định. Hiện tại trung bình mỗi tháng tôi để ra được từ 4- 4,5 triệu đồng nên có thể nuôi sống bản thân và phụ giúp một phần cho gia đình.

Ngoài các lớp dạy nghề, Hội Người mù Quảng Ninh còn tổ chức các lớp học vi tính và phục hồi chức năng để người khiếm thị có cơ hội được giao lưu, mở mang kiến thức, nâng cao kỹ năng sống, từ đó xóa đi mặc cảm và tự tin hơn trong cuộc sống.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ giúp người khiếm thị lạc quan, tự tin hơn.

Ngoài việc chăm lo đời sống vật chất cho hội viên, các cấp Hội Người mù trong tỉnh còn tích cực tổ chức các sinh hoạt văn hóa văn nghệ, bồi đắp tri thức, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho người khiếm thị.

Trao đổi với chúng tôi, bà Chu Lệ Thu, Ủy viên BCH Hội Người mù TP Cẩm Phả, cho biết: Chữ nổi rất quan trọng với người khiếm thị. Khi biết chữ, hội viên mới học được nghề và cập nhật thông tin, kiến thức. Hội Người mù TP Cẩm Phả duy trì việc sử dụng chữ nổi cho hội viên bằng cách yêu cầu các hội viên trong mỗi kỳ sinh hoạt phải nộp cho giáo viên 1 bài viết bằng chữ nổi dưới bất cứ hình thức nào như thơ, bài hát, những dòng tâm sự. Nhờ đó, hội viên không bị quên cách dùng chữ nổi, đồng thời cũng phấn khởi, tự tin hơn.

Hội viên Hội Người mù TP Cẩm Phả đọc báo bằng chữ nổi.

5 năm qua, tỷ lệ hội viên nghèo của Hội Người mù tỉnh Quảng Ninh đã giảm từ 11,2% xuống còn 5,3%. Hội cũng huy động các nguồn lực để thăm hỏi, tặng quà hội viên với tổng số tiền 3,2 tỷ đồng. Mặc dù vậy, cộng đồng người khiếm thị trên địa bàn tỉnh vẫn rất cần sự quan tâm, chăm lo thường xuyên, tích cực hơn nữa của xã hội để tự tin hòa nhập và vươn lên trong cuộc sống.

Chủ Đề