Bản chất và chức năng của nhà nước CHXHCNVN

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, thực hiện chức năng quản lý. Nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. Vậy bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Cùng Luận Văn Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bản chất của nhà nước là gì?

Bản chất của bất kỳ nhà nước nào trong xã hội có giai cấp đều mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Đó là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trước đây nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là nhà nước kiểu mới về bản chất, khác hẳn với các kiểu nhà nước từng có trong lịch sử. Bản chất bao trùm chi phối mọi lĩnh vực tổ chức và hoạt động của đời sống nhà nước là tính nhân dân của nhà nước.

Điều 2 Hiếu pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.1 Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước

Đây là bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh cách mạng. Trải qua bao hy sinh gian khổ làm nên cách mạng Tháng Tám năm 1945,. Nhân dân tự mình lập nên nhà nước. Nhà nước CHXHCN Việt Nam ngày nay là sự tiếp nối sự nghiệp của Nhà nước Việt Nam DCCH. Là nhà nước do Nhân dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức. Tự mình định đoạt quyền lực nhà nước.

Nhân dân với tính cách là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức cơ bản nhất là Nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định:

  • “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.

Xem thêm: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.2 Tính dân tộc

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam là vấn đề có truyền thống lâu dài. Nó là nguồn gốc sức mạnh của nhà nước. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại được tăng cường và nâng cao nhờ khả năng kết hợp giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính thời đại. Điều 5 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

“ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc. Phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện. Tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”.

2.3 Hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân

Trong các kiểu nhà nước cũ, quan hệ giữa nhà nước và công dân là mối quan hệ lệ thuộc. Người dân bị lệ thuộc vào nhà nước, các quyền tự do dân chủ bị hạn chế.

Ngày nay, khi quyền lực thuộc về nhân dân thì quan hệ giữa nhà nước và công dân thay đổi. Công dân có quyền tự do dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời làm tròn nghĩa vụ trước nhà nước. Pháp luật bảo đảm thực hiện trách nhiệm hai chiều giữa nhà nước và công dân; Quyền của công dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước; Nghĩa vụ của công dân là quyền của nhà nước.

2.4 Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền

Dân chủ hóa đời sống nhà nước và xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiết của thời đại. Nó đòi hỏi tính nguyên tắc, nảy sinh từ bản chất dân chủ của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Thực chất của dân chủ XHCN là thu hút người lao động tham gia một cách bình đẳng. Ngày càng rộng rãi vào quản lý công việc của nhà nước và của xã hội. Vì vậy, quá trình xây dựng nhà nước phải là quá trình dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời phải cụ thể hóa tư tưởng dân chủ thành các quyền của công dân; quyền dân sự; chính trị cũng như quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Phát huy được quyền dân chủ của nhân dân ngày càng rộng rãi là nguồn sức mạnh vô hạn của nhà nước.

Xem thêm:

Dân chủ bao giờ cũng gắn với pháp luật. Đó là bản chất của nhà nước pháp quyền. Vì vậy, toàn bộ cơ quan nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tất cả đều phải được tổ chức và hoạt động theo pháp luật, bằng pháp luật. Nhà nước ban hành pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhưng nhà nước và cơ quan nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật. Cơ quan nhà nước “chỉ được làm những điều pháp luật cho phép”; Bảo đảm và phát triển quyền tự do dân chủ của nhân dân, còn nhân dân“. Được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”.

Những đặc điểm mang tính bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và pháp luật chế định một cách chặt chẽ. Tóm lại, Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân. Quán triệt tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến tổ chức hoạt động của mình. Đồng thời, Nhà nước ta cũng mang tính dân tộc, tính nhân dân sâu sắc. Đó là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Bài viết trên Luận Văn Việt đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về bản chất của nhà nước nói chung và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ 0915 686 999 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

1.1. Bản chất nhà nước CHXHCNVN1.1 Bản chất nhà nước .Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là mộttrong những mô hình đã được tìm tòi, sáng tạo dựatrên cơ sở của lý luận khoa học Theo quan điểm củachủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh .Nhưng đồng thời, bên cạnh những "cái chung", bảnchất nhà nước Việt Nam còn thế hiện những nét riêngcần được làm sáng tỏ.Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam được xác định trong Hiến pháp năm 1992 là “Nhànước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyềnXHCN của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhànước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giaicấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tríthức". 1.2. Đặc trưng của nhà nước CHXHCN Việt Nam[1] Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước[2] Là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ VN[3] Nhà nước ta tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên[4][5][6][7]tắc bình đẳngTính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước đặc biệt làtrong lĩnh vực kinh tế [Đ15, 16 LHP]Nhà nước quan tâm giải quyết các vấn đề xã hộiNhà nước áp dụng các biện pháp kiên quyết, mạnhmẽ dối với các tổ chức, cá nhân VPPLNhà nước thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị 1.3. Chức năng Nhà nướcA. Chức năng đối nội[1] Chức năng tổ chức quản lý kinh tế[2] Chức năng xã hội[3] Chức năng đảm bảo sự ổn định an ninh – chính trị, bảo vệcác quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ trật tự antoàn xã hội.A. Chức năng đối ngoại[1] Bảo vệ tổ quốc Việt Nam .[2] Thiết lập cũng cố và phát triễn các mối quan hệ và hợp tácvới tất cả các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhautrên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền củanhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,bình đẳng cà cùng có lợi[3] Ủng hộ và tham gia vào các cuộc đấu tranh vì trật tự thếgiới mới, vì sự hợp tác bình đẳng và dân chủ, vì hoà bìnhvà tiến bộ xã hội trên toàn thế giới . Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền VN Nguyên Tắc của NNPQ[1] Chủ quyền nhân dân[2] Vai trò tối cao của HP và các đạo luật với một hệ[3][4][5][6][7]thống pháp luật hoàn chỉnhNN Phải tổ chức theo nguyên tắc phân quyền đểtránh lạm quyền, đảm bảo dân chủ.Quan hệ giữa nhà nước và công dân là quan hệ bìnhđẳng qua lại về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm.Tôn trọng quyền con người.Tư pháp độc lậpTôn trọng pháp luật và tập quán quốc tế 2. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt NamKhái niệm Cơ quan Nhà nước: bộ phận cấu thành củaBMNN, có tính độc lập tương đối, có thẩm quyền và đượcthành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh nhànước thực hiện chức năng của nhà nước bằng nhữnghình thức và PP đặc thù.Cơ quan nhà nước có các dấu hiệu chủ yếu sau đây: Cơ quan nhà nước được thành lập và hoạt động theo mộttrình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định; Cơ quan nhà nước có tính độc lập về cơ cấu tổ chức; Điều kiện vật chất đảm bảo sự tồn tại của cơ quan nhà nướcdo ngân sách nhà nước đài thọ; Cán bộ, công chức nhà nước phải là công dân Việt Nam; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền [nhiệm vụ, quyền hạn]mang tính quyền lực nhà nước. 2.1 Khái niệm bộ máy nhà nướcBộmáyNhànướcHệ Thống CQNN từ trungương đến địa phươngĐược tổ chức và hoạt độngtheo những nguyên tắcchung, thống nhấtTrở lạiThànhcơ chếđồng bộnhằmthực hiệnchức năngnhiệm vụ

Video liên quan

Chủ Đề