Bản quyền ngoại hạng anh bao nhiêu tiền năm 2024

Bất chấp khó khăn về tài chính bị gây ra bởi dịch Covid-19, thì doanh thu từ bản quyền truyền hình và tài trợ của giải đấu hấp dẫn nhất thế giới Premier League vẫn tiếp tục tăng cao trong hợp đồng mới từ mùa giải 2022-2023 đến 2024-2025.

Sức hút của Premier League quá lớn trên toàn cầu

Trong một cuộc họp giữa đại diện các CLB và ban tổ chức Premier League, một thông báo quan trọng đã được đưa ra. Theo đó, tổng doanh thu phát sóng và tài trợ của giải đấu sẽ đạt 10,5 tỷ bảng, tăng hơn so với con số 9,2 tỷ bảng trong hợp đồng 3 năm cũ sẽ hết hạn vào cuối mùa giải này. Trong đó, điểm đáng chú ý là lần đầu tiên kể từ khi Premier League được khai sinh cách đây 30 năm, doanh thu từ bản quyền truyền hình nước ngoài trong 3 mùa tới sẽ nhiều hơn so với bản quyền trong nước.

Cụ thể, tổng doanh thu từ nước ngoài dự kiến tổng cộng 5,3 tỷ bảng [7,2 tỷ USD] qua các thỏa thuận đã được ký kết, tăng hơn nhiều so với mức 4,1 tỷ bảng của hợp đồng 3 mùa mùa giải hiện tại. Điều đó chứng kiến nó vượt qua con số 5,1 tỷ bảng của bản quyền truyền hình trong nước vốn đạt được với Sky, BT Sport và Amazon Prime Video đến năm 2025. Ngoài ra, Premier League cũng sẽ kiếm được hơn 120 triệu bảng từ doanh thu tài trợ trong ba mùa giải tới.

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về tài chính này, đồng nghĩa các đội bóng sẽ còn nhận được nhiều hơn trong 3 mùa giải sắp tới. Cụ thể, nhà vô địch của mùa giải 2022-2023 sẽ kiếm được 176 triệu bảng, tăng hơn so với con số 153 triệu bảng của nhà vô địch mùa này. Trong khi, đội xuống hạng ở vị trí cuối cùng trong 20 đội cũng sẽ kiếm được 106 triệu bảng so với mức 96 triệu bảng hiện tại.

Premier League cũng sẽ phân phối 1,6 tỷ bảng cho phần còn lại của bóng đá Anh, chủ yếu để củng cố tài chính cho các CLB ở những giải hạng thấp hơn.

Sự kiện này đánh dấu chính thức 15 năm liên tiếp K+ mang giải bóng đá hấp dẫn hàng đầu thế giới đến với hàng triệu người yêu bóng đá tại Việt Nam.

Trong ba mùa giải tiếp từ 2022 - 2025, K+ hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến cho khán giả những trải nghiệm đỉnh cao, trọn vẹn nhất của Ngoại hạng Anh với 38 vòng cùng sự góp mặt của 20 CLB tên tuổi để tranh tài khốc liệt trong 380 trận bóng mỗi mùa giải. Đặc biệt, các trận bóng đều diễn ra trong các khung giờ đẹp vào mỗi tối Thứ 7, Chủ nhật hàng tuần.

Ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc Truyền hình K+ tại buổi lễ công bố bản quyền.

Tất cả các trận đấu và các chương trình đồng hành đặc sắc của K+ sẽ được phát sóng trọn vẹn trên toàn bộ các nền tảng của K+ bao gồm: Truyền hình vệ tinh, IP TV, Truyền hình Internet [OTT], Truyền hình Cáp, Ứng dụng trên các thiết bị di động và sắp tới là cả trên Smart TV. Highlight của các trận đấu cũng sẽ được cập nhật liên tục trên các kênh mạng xã hội.

Với việc tiếp tục nắm giữ bản quyền phát sóng trọn vẹn giải thể thao có lượng người xem đông đảo nhất hành tinh - Ngoại hạng Anh, K+ còn mang tới các chương trình đồng hành hấp dẫn do chính K+ sản xuất như Đội tuyển tôi yêu, Tạp chí EPL - CLB của tôi, Góc nhìn huyền thoại, Sa bàn, Thứ 7 Ngoại hạng, Super Sunday…

Phó Tổng Giám đốc Đài THVN Đinh Đắc Vĩnh dự lễ công bố bản quyền phát sóng Ngoại hạng Anh của Truyền hình K+

Ngoài việc nắm giữ bản quyền phát sóng trọn vẹn ba mùa giải Ngoại hạng Anh 2022 - 2025 cùng nhiều giải thể thao đỉnh cao khác, Truyền hình K+ cũng đang sản xuất các nội dung giải trí K+ORIGINAL, kênh chuyên biệt dành cho khán giả nhí và các bộ phim điện ảnh, phim truyền hình, show truyền hình đặc biệt...

Không chỉ độc quyền trọn vẹn Ngoại hạng Anh, phát sóng các giải đấu của đội tuyển bóng đá Quốc gia cùng nhiều giải bóng đá châu Âu khác, Truyền hình K+ hiện đang mang đến cho khán giả nhiều giải thể thao khác như:

Tennis với Grand Slam đầu tiên - Úc mở rộng [2022 - 2025], ATP Tour - Masters 1000, 500, 250;

Đua xe tốc độ với Formula 1TM [2021 - 2022], World Rally Championship [2019 - 2022], Indycar Series [2019 - 2021], W Series [2021 - 2022];

Golf với PGA Tour [2021 - 2022], Champions Tour [2021 - 2022], Korn Ferry tour;

Võ thuật với UFC [2021 - 2025].

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Tuyệt đại đa số các đội ở giải Ngoại hạng mùa tới đều đã đối thoại trực tiếp với cổ động viên của họ về vấn đề kinh tế. Nội dung chủ yếu không phải là đàm phán hoặc lắng nghe ý kiến của cổ động viên về giá vé, mà là các giám đốc kinh doanh trình bày lý do vì sao cần tăng giá vé, trong đó nguyên nhân chủ yếu là chi phí tổ chức trận đấu ngày càng tăng. Giới hâm mộ đành chịu, vì chi phí tổ chức trận đấu tăng lên chủ yếu vì các vấn đề liên quan tới… cổ động viên!

![Khán giả đến sân xem Ngoại hạng Anh tốn bao nhiêu tiền ?

  • Ảnh 1.][//i0.wp.com/images2.thanhnien.vn/thumb_w/640/528068263637045248/2023/6/26/21a2-16878011072942046158016.jpg]

Các đội tại giải Ngoại hạng Anh sống khỏe nhờ khán giả đến sân đông

AFP

Chi tiết đáng ngạc nhiên: giá vé nguyên mùa cao nhất ở Ngoại hạng Anh mùa tới thuộc về đội bóng tầm trung Fulham. Giá vé [hạng phổ thông] là 3.000 bảng [khoảng gần 90 triệu đồng] cho người lớn và 2.500 bảng cho trẻ em [dưới 18 tuổi]. Sáu đội bóng khác có giá vé phổ thông nguyên mùa cho người lớn vượt qua mốc 1.000 bảng là Arsenal, Tottenham, Man.City, M.U, Newcastle và West Ham. Ba đội có giá vé nguyên mùa rẻ nhất là Burnley [500 bảng], Luton Town [510 bảng] và Sheffield United [528,5 bảng]. Không có gì lạ, vì đó là 3 đội vừa thăng hạng.

Brentford, Chelsea và Tottenham là 3 đội không tăng giá vé. Còn lại, đội tăng giá vé mạnh nhất [20%] là Nottingham Forest, kế đến là Fulham và Aston Villa. Tuy không có danh hiệu nhưng họ là 3 trong số những đội thành công ở mùa bóng trước [thoát được nguy cơ rớt hạng, trong đó Villa thậm chí còn giành vé dự Europa Conference League].

"ĐẮT XẮT RA MIẾNG"

Câu chuyện tăng giá vé một lần nữa nói lên sự hùng mạnh của bóng đá Anh. Trong số 20 đội Ngoại hạng, có đến 15 đội phải lập danh sách cổ động viên chờ mua vé nguyên mùa, nghĩa là vé đã được bán hết, chỉ dự phòng những trường hợp trả vé sau này. Mặt khác, bóng đá Anh ưu việt hơn các nền bóng đá xung quanh ở chỗ ngay cả giải hạng nhì cũng rất đáng xem. Vé nguyên mùa của đội Sheffield Wednesday - vừa được thăng từ hạng ba lên hạng nhì - cũng đã có giá 795 bảng, cao hơn giá vé của không ít đội Ngoại hạng. Một chút so sánh: chỉ với 249 euro [gần 6,4 triệu đồng], bạn đã có thể mua được chiếc vé nguyên mùa của CLB AC Milan tại giải Serie A!

Nhìn chung, vé xem bóng đá tại giải Ngoại hạng Anh đắt hơn vé của các giải lớn xung quanh như La Liga, Serie A, Bundesliga, Ligue 1 khoảng 3 lần. Vé lẻ dĩ nhiên là đắt hơn vé nguyên mùa, và rất khó mua. Mỗi đội có mỗi chính sách khác nhau về cách bán vé. Ví dụ Brentford sẽ "phạt thẻ vàng" khán giả nào giữ vé nguyên mùa nhưng vắng mặt 1 trận. Lãnh đủ 4 thẻ vàng, khán giả ấy sẽ mất quyền tự động mua vé nguyên mùa ở mùa tiếp theo. Tương tự là Arsenal: phải xem ít nhất 17 trận thì mới được ưu tiên mua vé nguyên mùa năm sau [Arsenal khuyến mãi 3 trận vòng bảng Champions League vào 19 trận sân nhà của họ ở giải Ngoại hạng].

Tóm lại, tình hình chung là "khán giả cần vé", hơn "vé cần khán giả". Giá sinh hoạt thường ngày cũng đã tăng rồi, nhưng theo thăm dò, các khán giả ở giải Ngoại hạng cho biết họ sẽ tiết kiệm chi phí ăn uống tại sân, bớt mua sản phẩm mang hình ảnh CLB, tìm cách di chuyển đến sân rẻ hơn, nói chung là mọi biện pháp tương tự, thay vì quay lưng với sân bóng. Cũng không phải tự nhiên mà quy định "Saturday black-out" - cấm truyền hình bóng đá vào chiều thứ bảy [2 giờ 45 đến 5 giờ 15] - vẫn đang đứng vững trên quê hương bóng đá từ thập niên 1960 đến nay. Vào giờ cao điểm ấy, ai muốn xem bóng đá, xin mời đến sân!

Chủ Đề