Bản tự khai là gì

Do nhu cầu thuê luật sư giải quyết ly hôn nhanh, hỗ trợ giành quyền nuôi con, bảo vệ quyền lợi khi chia tài sản ly hôn tăng cao, công ty Luật Quang Huy chúng tôi đã bổ sung thêm dịch vụ "Luật sư hỗ trợ ly hôn nhanh trọn gói" với chi phí chỉ từ 10Tr VNĐ. Nếu bạn cần thuê luật sư giỏi về ly hôn, liên hệ ngay hotline 19006816 để được tư vấn miễn phí 24/7!

Khi tiến hành thủ tục ly hôn, Tòa án cần nắm bắt rõ sự việc để đưa ra những quyết định chính xác, hợp lý.

Chính vì vậy bản tự khai ly hôn là một trong những giấy tờ không thể thiếu khi tiến hành thủ tục ly hôn. Bài viết dưới đây của Luật Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn cách viết một mẫu bản tự khai ly hôn chính xác nhất.



Bản tự khai ly hôn là gì?

Bản tự khai ly hôn lấy ở đâu?

Trong quá trình giải quyết thủ tục ly hôn, lấy lời khai của đương sự là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự giúp Thẩm phán nắm bắt được nội dung vụ việc đồng thời làm rõ những nội dung chưa đầy đủ, rõ ràng.

Do vậy, bản tự khai ly hôn là mẫu giấy được Tòa án nhân dân nơi đang giải quyết thủ tục ly hôn cung cấp cho vợ, chồng.

Bạn có thể tải mẫu bản tự khai ly hôn tại đây:

TẢI MẪU BẢN TỰ KHAI LY HÔN

TẢI MẪU BẢN TỰ KHAI LY HÔN

4. Cách viết bản tự khai ly hôn

Cách viết bản tự khai ly hôn

4.1 Về thông tin cơ bản

Phần này cần điền đầy đủ, chính xác về các thông tin của mình bao gồm: Họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân và hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại của cả hai vợ chồng.

Mẫu bản tự khai ly hôn chính xác nhất

4.2 Về nhân thân/tình cảm

  • Phần này trình bày rõ diễn biến quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.
  • Có đăng ký kết hôn không? Thời điểm và nơi đăng ký kết hôn;
  • Nguyên nhân mâu thuẫn của vợ chồng và tình trạng mẫu thuận hiện tại;
  • Hiện nay vẫn sống cùng nhau hay đã ly thân [ghi rõ thời gian ly thân trong bao lâu nếu có];
  • Mong muốn của cá nhân về hướng giải quyết trong quan hệ hôn nhân.
  • Để đi đến quyết định ly hôn thì mâu thuẫn của hai vợ chồng là thông tin rất quan trọng để Tòa án dựa vào đó xác định căn cứ làm căn cứ ly hôn. Chính vì vậy khi trình bày về nguyên nhân và lý do ly hôn trong bản tự khai đơn xin ly hôn cần rõ ràng, thuyết phục và phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Trường hợp không đồng ý ly hôn cũng cần nêu rõ lý do không đồng ý để Tòa án xem xét.

4.3 Về con chung

Nếu chưa có con chung thì ghi “chưa có”.

Nếu có con thì ghi đầy đủ họ tên, năm sinh của con vào đơn.

Phần này cũng cần nêu rõ quan điểm trong mẫu bản tự khai ly hôn về nguyện vọng trực tiếp nuôi con sau ly hôn và mức cấp dưỡng hàng tháng.

Nếu hai vợ chồng đã thống nhất việc nuôi con thì ghi rõ là đã thỏa thuận để Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó và phải đảm bảo được các quyền lợi chính đáng của con.

4.4 Về tài sản chung

Nếu không có tài sản chung thì ghi “không có”.

Nếu có tài sản chung thì liệt kê cụ thể các loại tài sản.

Trường hợp nếu có tài sản chung và hai bên vợ chồng tự thỏa thuận được vấn đề này thì không yêu cầu tòa án giải quyết.

Trường hợp vợ chồng không thống nhất được về vấn đề tài sản thì liệt kê đầy đủ thông tin tài sản trong bản tự khai đơn ly hôn kèm theo các giấy tờ chứng minh cùng với ý kiến cá nhân của mình về việc chia tài sản đó để Tòa án xem xét, đưa ra quyết định.

4.5 Về nợ chung

Nếu không có nợ, ghi “không có”.

Nếu có nợ chung cần thống kê đầy đủ các khoản nợ, tên tài sản vay, tên người cho vay, thời gian trả, người trả,…và thỏa thuận về người có nghĩa vụ trả khoản nợ đó.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, không giải quyết được khoản nợ đó trước khi ly hôn thì ghi cụ thể khoản nợ và thông tin của chủ nợ, Tòa án sẽ xem xét và quyết định về nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn.

Về nội dung ở mẫu bản tự khai trong ly hôn tương tự như nội dung trình bày trong đơn ly hôn.

Tuy nhiên bản tự khai là lời khai, ý kiến, quan điểm hay nguyện vọng của một bên để qua đó Tòa án xem xét xác minh và hòa giải để đưa ra quyết định giải quyết ly hôn cho hai vợ chồng.


  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
  • Nghị quyết 326/2016/UBTVQH

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề mẫu bản tự khai ly hôn chính xác nhất.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn ly hôn trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Nộp bản tự khai về việc đồng ý ly hôn là một động thái đơn giản nhưng hết sức cần thiết của bị đơn trong vụ án ly hôn. Lúc này, một bên vợ [chồng] đã nộp đơn khởi kiện ra Tòa án, bên còn lại cũng thống nhất việc ly hôn. Nhưng vì lý do nào đó [như khoảng cách địa lý, vấn đề tình cảm, v.v.] mà hai bên không thể lựa chọn con đường công nhận thuận tình ly hôn.

Việc này giúp cho Tòa án xác định được ý chí của bị đơn đối với các nội dung yêu cầu cụ thể của nguyên đơn. Từ đó, việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đều được đảm bảo.

Tải về file mẫu bản tự khai dưới đây và làm theo hướng dẫn.

Mẫu bản tự khai đồng ý ly hôn.doc

Đồng ý ly hôn nên thể hiện bằng 1 bản tự khai.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–

 

BẢN TỰ KHAI   

 

Hôm nay, vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm 20…

Tại: [1] ………………

Tôi tên: [2]…………… Sinh năm: ………………

Địa chỉ: [3] ………………………….

Là: Bị đơn. Trong vụ án “Ly hôn” giữa:

– Nguyên đơn: [4] …………

– Bị đơn: [5] ………………..

Tự khai như sau:

Vào ngày …./…./20.., tôi đã nhận được Thông báo thụ lý số[6] …/TB-TLVA ngày …./…./20.. của Tòa án nhân dân ………… và biết được yêu cầu khởi kiện xin ly hôn của nguyên đơn [7] ………

Ý kiến của tôi đối với việc giải quyết vụ án này như sau:

– Về hôn nhân: Tôi đồng ý ly hôn theo yêu cầu của nguyên đơn [8]…….

– Tài sản chung, nợ chung: Không có, tôi không yêu cầu giải quyết.

– Con chung và cấp dưỡng nuôi con: Không có, tôi không yêu cầu giải quyết.

– Trợ cấp khó khăn sau khi ly hôn: Không có, tôi không yêu cầu giải quyết.

– [Ý kiến khác, nếu có thì bổ sung].

Tôi xin cam đoan những gì tự khai nêu trên là sự thật, nếu khai không đúng sự thật tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

…………, ngày …. tháng …. năm 20…

Người khai

[Ký,  ghi rõ họ tên]

……………………

[1] Ghi rõ địa điểm nơi làm bản tự khai này. Bạn có thể làm tại nhà, tại UBND cấp xã, Văn phòng công chứng hoặc tại trụ sở Tòa án.

[2] [5] Ghi họ tên của bị đơn.

[3] Địa chỉ nơi cư trú của bạn và có thể bổ sung địa chỉ liên lạc, số điện thoại, thông tin liên lạc, v.v.

[4] [7] [8] Họ và tên nguyên đơn.

[6] Số Thông báo thụ lý vụ án mà Tòa án đã gửi cho bạn. Nếu không có, tại mục này có thể trình bày ngắn gọn về lý do mà bạn biết được nguyên đơn đã khởi kiện yêu cầu ly hôn.

Có thể bỏ qua nội dung này cũng được. Tuy nhiên, việc ghi đầy đủ nội dung này trong bản tự khai giúp Tòa án xác định được rằng phía bị đơn đã nhận được Thông báo thụ lý vụ án. Nói cách khác, thủ tục tố tụng đã đảm bảo, Tòa án có thể đưa vụ án ra xét xử sớm hơn.

>> Mẫu Bản tự khai này dành cho bị đơn trong trường hợp bị đơn đồng ý ly hôn với nguyên đơn và không có yêu cầu nào khác.

>> Trường hợp có nội dung khác cần trình bày, bạn có thể tự khai bổ sung hoặc thêm vào trong phần ý kiến khác. Nội dung trình bày xoay quanh các vấn đề cụ thể như:

– Về mối quan hệ hôn nhân, tình cảm vợ chồng:

Ví dụ:

Trình bày về nội dung tình cảm giữa hai vợ chồng có đăng ký kết hôn hay không?

Nếu có thì thời điểm và nơi đăng ký kết hôn. Nếu không thì thời điểm bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng. Thời điểm phát sinh mâu thuẫn là khi nào? Nguyên nhân mâu thuẫn là gì?

Bạn có thể tham khảo cách viết phổ biến sau đây:

Tôi và anh/ chị …………. kết hôn trên cơ sở tự nguyện, được UBND xã ………… cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn vào ngày… tháng… năm …. Sau khi kết hôn, thời gian đầu hai vợ chồng chung sống hạnh phúc đến tháng….. năm …… thì phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân mâu thuẫn là do bất đồng quan điểm sống, cãi vã kéo dài, tính cách vợ chồng không hòa hợp.

Nay nhận thấy mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài nên tôi yêu cầu Tòa án nhân dân …… giải quyết cho chúng tôi ly hôn.

– Về con chung và cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn:

Trình bày rõ ràng đã có con chung chưa, nếu có thì có bao nhiêu con chung, ngày tháng năm sinh.

Thỏa thuận về việc ai là người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con sau ly hôn. Và bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng hay không?

Ví dụ:

Trong thời kỳ hôn nhân, chúng tôi có 01 con chung là : Cháu Nguyễn Văn A, sinh ngày …. tháng…. năm …

Trường hợp không cấp dưỡng thì viết rõ: Chúng tôi thỏa thuận không yêu cầu cấp dưỡng đối với………

Trường hợp có cấp dưỡng thì phải viết rõ số tiền cấp dưỡng: Anh/chị …………. có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là 5.000.000 đồng/tháng.

– Về tài sản chung [tiền tiết kiệm, vàng bạc, nhà ở chung, quyền sử dụng đất chung, v.v.]:

Trường hợp không có tài sản chung: Ghi như hướng dẫn trên.

Trường hợp hai vợ chồng tự thỏa thuận về tài sản chung thì ghi: Chúng tôi tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợp vợ chồng không thống nhất được về vấn đề tài sản thì liệt kê đầy đủ thông tin tài sản trong bản tự khai đơn ly hôn kèm theo các giấy tờ chứng minh cùng với ý kiến cá nhân của mình về việc chia tài sản đó để Tòa án xem xét, đưa ra quyết định.

– Về nợ chung hoặc các yêu cầu khác có liên quan đến vụ việc ly hôn:

Nếu không có nợ chung thì ghi như hướng dẫn trên.

Nếu có nợ chung cần thống kê đầy đủ các khoản nợ, tên tài sản vay, tên người cho vay, thời gian trả, người trả,…và thỏa thuận về người có nghĩa vụ trả khoản nợ đó.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, không giải quyết được khoản nợ đó trước khi ly hôn thì ghi cụ thể khoản nợ và thông tin của chủ nợ, Tòa án sẽ xem xét và quyết định về nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi ly hôn.

– Về việc công nhận tài sản riêng:

Ví dụ:

Căn nhà gắn liền với đất tọa lạc tại số X, đường Y, …. là tài sản do ông nội của tôi là cụ Nguyễn Văn Z tặng cho riêng tôi vào năm 2008, trước khi kết hôn với chị A, đã được UBND huyện H cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở số ABCD, ngày 01/01/2009. Vì vậy, đề nghị Tòa án công nhận đây là tài sản riêng của tôi.

>> Trong trường hợp người khai nộp bản tự khai này qua bưu điện hoặc nhờ người khác nộp thay thì phải được UBND cấp xã hoặc Văn phòng công chứng chứng thực chữ ký phía dưới bản khai.

Trường hợp không thể tự viết bản tự khai, đương sự có thể yêu cầu Thẩm phán trực tiếp xử lý vụ việc ghi lời khai của mình.  Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản để làm căn cứ xử lý vụ việc.

Bản tự khai trong vụ án ly hôn là văn bản trình bày ý kiến độc lập của mỗi bên vợ hoặc chồng đối với việc giải quyết vụ án. Do đó, chỉ cần người viết ký và ghi rõ họ tên của mình mà không cần chữ ký của phía đối phương.

Pháp luật hiện hành không bắt buộc hình thức bản tự khải phải có công chứng, chứng thực. Do vậy, chỉ khi người khai nộp bản tự khai gián tiếp qua bưu điện hoặc người khác nộp thay thì phải công chứng hoặc chứng thực chữ ký phía dưới bản khai để đảm bảo xác thực ý chí của người khai trước Tòa án.

By 123luat.com

Video liên quan

Chủ Đề