Bằng so sánh Huấn Cao và Quản ngục

1.     Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm và hai cặp nhân vật


–         Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều là những nhà văn tài năng và có những sáng tác thành công trước 1945.


–         Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là hai tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, đánh dấu thành tựu chín muồi của hai thể loại truyện ngắn và kịch. Ở hai tác phẩm, các cặp nhân vật Huấn Cao – Quản ngục và Vũ Như Tô – Đan Thiềm gây được ấn tượng sâu đậm. Có thể xem đó là những cặp tri kỉ hiếm có giữa cuộc đời.


2.     Mối quan hệ giữa Huấn Cao và Quản ngục làm sáng tỏ các vấn đề:


a]    Trình bày ngắn gọn về Huấn Cao và Quản ngục [những vẻ đẹp tiêu biểu]


b]    Ý nghĩa của cặp nhân vật này:


–         Trong Chữ người tử tù, giữa Huấn Cao và Quản ngục tồn tại một mối quan hệ éo le: hai người thuộc hai phía đối lập nhau trong quan hệ xã hội, lại ở hai tình thế trái ngược, bỗng dưng gặp nhau nơi ngục thất, sau những nghi kị ban đầu đã trở thành những kẻ tâm giao.


–         Sức hấp dẫn và khả năng cảm hóa của cái đẹp [cũng là sự chiến thắng cái đẹp].


–         Thiên lương trong sáng và khí phách của Huấn Cao – người nghệ sĩ dũng cảm đương đầu với bạo quyền; tình yêu cái đẹp và ý chí phục thiện của Quản ngục – người từng trót đặt mình vào cỗ nhem nhuốc, xô bồ.


–         Trong các tiêu chuẩn đánh giá con người, tiêu chuẩn biết yêu cái đẹp, yêu cái khí phách có một ý nghĩa đặc biệt [một người đam mê chữ và biết tiếc kẻ có tài như Quản ngục không thể là người xấu].


3.     Mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm làm sáng tỏ các vấn đề:


a]    Trình bày ngắn gọn về Vũ Như Tô và Đan Thiềm [những vẻ đẹp tiêu biểu]


b]    Ý nghĩa của cặp nhân vật này:


–         Trong Vĩnh biệt Cửu Trùng đài, giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm cũng tồn tại một mối quan hệ khác thường: khác nhau về hoàn cảnh sống, về công việc nhưng họ đã gặp nhau ở mối quan tâm chung, liên quan đến việc xây dựng Cửu Trùng đài, lại cùng gặp một kết cục bi đát.


–         Tình thế bi kịch của một người nghệ sĩ không xử lý hài hòa mối quan hệ giữa khát vọng sáng tạo và việc quan tâm đến đời sống dân sinh


–         Niềm đam mê tự nhiên nhưng khó hiểu của người nghệ sĩ trước con mắt của người đời [Vũ Như Tô không biết gì đến xung quanh, tâm trí chỉ nghĩ về Cửu Trùng đài – sự giục giã, lo lắng của Đan Thiềm cho thấy điều đó].


–         Nhu cầu được chia sẻ và đồng cảm ở người nghệ sĩ chỉ biết dấn thân vì cái đẹp [một người như Vũ Như Tô rất cần được thấu hiểu và đánh giá đúng đắn, rất cần có một tấm lòng như của Đan Thiềm].


4.     Những nét tương đồng và khác biệt


–         Tương đồng: Không hẹn mà gặp, hai tác phẩm có chung những trăn trở về cái đẹp, về nghệ thuật, về tài năng và số phận của người nghệ sĩ, về mối quan hệ giữa những người nghệ sĩ có thiên chức sáng tạo ra cái đẹp [Vũ Như Tô và Huấn Cao] và người nghệ sĩ biết thường thức, quý trọng cái đẹp [Đan Thiềm và Quản ngục].


–         Khác biệt:


o   Các nhân vật được nói tới ở hai tác phẩm đều có những nét riêng về vị thế xã hội, về giới tính, về tính cách.


o   Mỗi tác phẩm hướng đến một suy ngẫm độc đáo về cái đẹp và người nghệ sĩ: Chữ người tử tù là khúc khải hoàn chiến thắng của cái đẹp, là lời ngợi ca sức mạnh cảm hóa của cái đẹp khi nó đi liền với cái thiện. Còn Vĩnh biệt Cửu Trùng đài là một bi kịch, cái đẹp bị hủy diệt, khiến người nghệ sĩ buộc phải giải quyết mối quan hệ giữa nghệ thuật [cái đẹp siêu phàm lý tưởng] và cuộc đời [lợi ích thiết thực của nhân dân].


o   Mặt khác, hai tác phẩm khắc họa hai nhân vật thuộc các thể loại khác nhau: Chữ người tử tù là truyện ngắn lãng mạn, Vũ Như Tô là kịch lịch sử. Hơn nữa, cặp nhân vật Huấn Cao – Quản ngục được thể hiện trọn vẹn trong chỉnh thể tác phẩm, ngược lại, cặp nhân vật Vũ Như Tô – Đan Thiềm ở đây chỉ được biết đến qua đoạn trích cuối tác phẩm. Nếu đọc toàn bộ vở kịch, ta sẽ nhận thấy nhiều vấn đề phong phú hơn.


5.     Đánh giá chung


a]    Lý giải điểm giống và khác


          Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn có sở trường trong thể loại truyện ngắn, còn Nguyễn Huy Tưởng là người có thiên hướng về đề tại lịch sử với thể loại kịch. Hơn thế, ý đồ sáng tạo của hai nhà văn khác nhau.


b]    Ý nghĩa của việc so sánh:


–         Qua 2 cặp hình tượng nhân vật, các tác giả cho người đọc nhận thức đầy đủ và sâu sắc về cái đẹp, số phận người tài, khơi dậy trong chúng ta cái đẹp và tinh thần dân tộc.


–         Tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của từng tác giả.

VĂN MẪU LỚP 11TỔNG HỢP CÁC BÀI SO SÁNH NHÂN VẬT QUẢN NGỤC VỚI ĐANTHIỀM, HUẤN CAO VÀ VŨ NHƯ TÔ TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ CỦANGUYỄN TUÂNVÀ VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI CỦA NGUYỄN HUYTƯỞNGĐề 1: So sánh nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân vớinhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy TưởngBÀI MẪU SỐ 1:1. Giới thiệu khái quát về hai tác giả Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy tưởng và haitác phẩm, hai nhân vật được yêu cầu cảm nhận.2 Cảm nhận về hai nhân vậta. Nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân– Là người nắm giữ quyền lực cao nhất trong nhà ngục nhưng lại có sở thích lạlung: Thích chơi chữ. Chính sở thích cao quý này cùng tính cách nhẹ nhàng, biết giángười, biết trọng người ngay đã khiến cho Quản ngục vượt qua sự chi phối của địa vị xãhội để thể hiện tấm lòng biệt nhỡn liên tài với Huấn Cao. Hành động suốt nửa tháng đemrượu thịt cho Huấn Cao và các bạn đồng chí của ông cho thấy Quản ngục sẵn sàng chấpnhận nguy hiểm để thể hiện tình yêu với cái đẹp, cái tài. Trong cảnh cho chữ, vẻ đẹp tâmhồn của Quản ngục một lần nữa được thể hiện rõ khi nhân vật này được cái đẹp từ nghệthuật và từ thiên lương của Huấn Cao hướng thiện, thanh lọc. Câu nói Kẻ mê muội nàyxin bái lĩnh cùng cái bái lạy và dòng nước mắt đã cho thấy sự trong sang, tốt đẹp trongnhân cách của Quản Ngục.– Quản ngục là một nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn, có sự đốilập giữa tính cách và hoàn cảnh. Nguyễn Tuân đi sâu làm rõ những phức tạp trong tâm lícủa Quản ngục bằng bút pháp độc thoại nội tâm.b. Nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài– Đan Thiềm là một cung nữ bị thất sủng có cái nhìn tỉnh táo, thức thời nhưngquan trọng hơn là có một tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp, cái tài. Bà chính là ngườiđã khuyên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài rồi đến hồi kết cũng chính bà là người đãkhuyên Vũ Như Tô đi trốn. Cả hai lời khuyên đều xuất phát từ tình yêu dành cho cái đẹp,cái tài. Trong đoạn trích Đan Thiềm khẩn thiết giục Vũ Như Tô đi trốn, bà tìm cách bảovệ Vũ Như Tô như bảo vệ chính tính mạng cho mình. Khi không thể trốn được nữa ĐanThiềm đã xin tha sau đó xin chết thay cho Vũ Như Tô. Đó chính là tinh thần dũng cảmsẵn sàn hi sinh vì cái đẹp, cái tài. Cuối cùng khi mọi nỗ lực đều không thành Đan Thiềmđã từ biệt Vũ Như Tô bằng tiếng kêu xé lòng.– Đan Thiềm thuộc kiểu nhân vật loại hình [nhân vật đặc trưng của thể loại kịch].Tính cách, tâm lí của nhân vật chủ yếu thể hiện qua ngôn ngữ và hành động3 So sánh:– Điểm tương đồng:+ Cả hai nhân vật đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhân vật chính [người nghệ sĩ]+ Cả hai nhân vật đều bị đặt trong thế tương phản, đối lập với hoàn cảnh.+ Đều có tình yêu mãnh liệt dành cho cái đẹp, cái tài, sẵn sàng hi sinh vì cái đẹp,cái tài– Điểm khác biệt+ Quản Ngục phải trải qua quá trình đấu tranh nội tâm gay gắt sau đó mới đưa raquyết định biệt đãi Huấn Cao còn Đan Thiềm ngay từ đầu đã có lựa chọn dứt khoát.+Trong quan hệ với nhân vật chính Quản ngục là người được tác động để đượcthanh lọc còn Đan Thiềm lại là người trực tiếp tác động vào Vũ Như Tô để nghệ thuậtđược khai sinh+ Về nghệ thuật: Ở Quản Ngục có tâm trạng phức tạp gắn với bút pháp độc thoạinội tâm còn ở Đan Thiềm tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động bên ngoài-Lí giải điểm tương đồng khác biệt:+ Có những điểm tương đồng là do cả hai nhà văn đều là những người nặng lòngvới cái đẹp. Cả hai tác phẩm đều ra đời trước cách mạng gắn với hiện thực đen tối, ngộtngạt mâu thuẫn gay gắt với cái đẹp, ước mơ, khát vọng của con người.+ Có điểm khác biệt là do yêu cầu bắt buộc của văn học [không cho phép sự lặplại] và do phong cách riêng của mỗi nhà văn3 Kết bài:-Khẳng định đây đều là hai nhân vật độc đáo thể hiện rõ thông điệp nghệ thuật củahai nhà văn.BÀI MẪU SỐ 2:1. Giống nhau- Yêu cái đẹp, trân trọng người tài, có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài"- Hoàn cảnh: đau khổ+ Viên quản ngục: sống trong đống cặn bã, nơi ngự trị của cái ác, cái xấu, là.mộtthanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ+ Đan Thiềm: cung nữ bị bỏ rơi, khổ sở đau đớn vì cái tài, cái đẹp.- Cả 2 nv được xây dựng với bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản- Đời sống nội tâm được miêu tả phong phú, thể hiện tài năng của tác giả- Xây dựng mâu thuẫn căng thẳng, giàu kịch tích, gắn với những hình tượng có ýnghĩa biểu tượng cao [ chữ, Cửu Trùng Đài]2. Khác nhau* Viên quản ngục- Là quản ngục chức cao- Yêu cái tài, cái đẹp, đạt được sở nguyện là xin chữ ông Huấn Cao- Trong mối quan hệ với HC, ông đối lập về vị thế xã hội nhưng sau đó trở thànhtri âm tri kỷ ở bình diện nghệ thuật- Được khắc họa ko chỉ qua đối thoại, hành động mà còn qua ngoại hình, ngôn.ngữđộc thoại.- Quản ngục được đặt trong mối xung đột và cuối cùng được triệt tiêu- Qua nhân vật quản ngục, nhà văn bày tỏ thái độ ngợi ca cái đẹp* Đan Thiềm- Cung nữ- Yêu cái đẹp mà chết, bi kịch, lụy vì tài- Trong quan hệ với Vũ Như Tô, ĐT là kẻ đồng bệnh tương liên, đều yêu cái đẹp,đều hứng chịu bi kịch trở thành tri âm tri kỷ nhưng nhận thức của 2 nhân vật khác nhau.Nếu ĐT tỉnh táo sáng suốt thì VNT mù quáng.- ĐT được khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoại, hành động và ngôn ngữ kịch- ĐT được đặt trong xung đột, chưa đc giải quyết- Qua ĐT, Nguyễn Huy Tưởng bày tỏ quan niêm giữa cái đẹp với cái thiện, giữanghệ thuật với cuộc sống3. Đánh giá* Lý giải: Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn có sở trường trong thể loại truyệnngắn còn Nguyễn Huy Tưởng là người có thiên hướng về đề tài lịch sử với thể loại kịch.Hơn thế, ý đồ sáng tạo của 2 nhà văn khác nhau cho nên chân dung của 2 nhân vật nàybên cạnh những điểm tương đồng thì có sự khác biệt.* Qua 2 hình tượng nhân vật, các tác giả cho người đọc nhận thức đầy đủ và sâusắc về cái đẹp, số phận người tài , khơi dậy trong chúng ta cái đẹp và tinh thần dân tộc.Đề 2: So sánh nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt cửu trùng đài của NguyễnHuy Tưởng và Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân* Điểm giống nhau giữa Huấn Cao và Vũ Như Tô:- Đều là người nghệ sĩ có tài năng, tâm huyết, tạo ra cái đẹp, khát vọng cống hiếncho đời, có khí phách, ngạo nghễ trước cường quyền.[chứng minh]- Đều có số phận bi kịch : tài năng ko được trọng dụng, nâng niu ,trong xã hội bấygiờ, cái đẹp bị vùi dập.1 xã hôi phong kiến thối nát , suy vi.* Điểm khác nhau giữa 2 nhân vật này :- Tài năng:+ Huấn Cao là người nghệ sĩ trong nghệ thuật viết thư pháp " nét chữ vuông tươitắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người ".[cm] Huấn Cao làngười có thiên lương trong sáng,1 anh hùng nghĩa hiệp, có khí phách hiên ngang. Vìquyền lợi của nhân dân mà ông bất chấp cả tính mạng cam chịu là kẻ " phản nghịch",lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình pk bất công.+ Vũ Như Tô là người nghệ sĩ với khát vọng xây được công trình lớn, tuyệt mĩ tôđiểm cho đất nước, tranh tinh xảo với hóa công, xây Cửu Trùng Đài.=> cả 2 đều mang trong mình hoài bão, khát vọng chính đáng của người nghệ sĩ.- Nhận thức:+ Huấn cao sáng tạo cái đẹp do cảm hóa trước tấm lòng" biệt nhỡn liên tài" củaquản ngục. Tài năng, khát vọng, hoài bão của ông gắn liền với lợi ích của nhân dân, vìcuộc sống ấm no của nhân dân. Huấn cao chiến đấu lật đổ triều đình phong kiến giúpnhân dân khỏi cảnh khổ đau, nghèo đói, chết chóc.+ Bẵng việc thực hiện khát vọng của mình mà Vũ Như Tô đã vô tình đẩy nhân dânvào cảnh cùng đường bế tắc, loạn lạc, khổ đau, khiến nhân dân oán hận.- Cái đẹp:+ Huấn Cao tạo ra cái đẹp ngay trong ngục tù tăm tối,nó trào đời, hạ sinh trong thếgiới của tội ác. cái đẹp nâng đỡ, cảm hóa, thanh lọc tâm hồn con người [ quảnngục].Cảnh cho chữ. Cái đẹp do Huấn cao tạo ra được nảy sinh và nâng niu trân trọng bởinhân dân.+ cái đẹp do Vũ Như Tô bi hủy diệt bởi nhân dân , Cửu Trùng Đài bị đốt cháy. Cáiđẹp do ông tạo ra bởi mồ hôi, nước mắt, xương máu của người dân vô tội, đi ngược vớilợi ích của nhân dân, bởi vậy dù nó xuất phát từ khát ọng chính đáng song nhân dân vẫnnhìn nhận đó là nguyên nhân của nỗi khổ.- Bi kịch cái chết:+ Huấn Cao chết là sự hi sinh của người anh hùng được nhân dân kính trọng,ngưỡng mộ, thương xót. Trước giây phút ra pháp trường ông vân sáng tạo cái đẹp. mộtcon người rất mực tài hoa, coi thường cái chết. Đối với nhân dân, ông là người anh hùng,vị cứu tinh của họ.+ Vũ Như Tô chết dưới lưỡi dao của nhân dân bởi họ cho rằng ông với ciệc xâyCửu trùng Đài là nguyên nhân dẫn đến cảnh cơ cực, lầm than trong thiên hạ. Họ tráchmóc, oán thán, căm ghét ông. Đối với nhân dân, ông là một tội nhân. Vũ Như Tô đắmmình trong niềm đam mê nghệ thuật hơi mù quáng, ảo vọng xa rời thực tế,cuộc sống củanhân dân.=> nguyên nhân của cái chết đều xuất phát từ xã hội phong kiến suy vi, sấm sétphong trào khởi nghĩa của nhân dân nổ ra nhiều nơi.* Qua 2 nhân vật, Nguyễn tuân và Nguyễn Huy Tưởng đều gửi gắm quanniệm nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc:- Nguyễn Tuân với quan niệm thẩm mĩ :cái đẹp luôn chiến thắng bất diệt, đi liềnvới cái thiện. Nó cảm hóa thanh lọc tâm hồn con người. Tác giả gửi gắm phương châmsáng tạo nghệ thuật phỉa là sự thăng hoa của cái tài và tâm.- Nguyễn Huy Tưởng đặt ra vấn đè giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa khát vọngcủa người nghệ sĩ và khát vọng của nhân dân từ đó khẳng định nghệ thuật chân chính lànghệ thuật vì cuộc sống vì con người. người nghệ sĩ phải đặt lòng mình giữa cuộc đời.

Video liên quan

Chủ Đề