Bảng thanh lý hợp đồng xây dựng

Thông thường, sau khi các bên trong hợp đồng thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng sẽ tự động thanh lý. Tuy nhiên đối với các loại hợp đồng phức tạp và có giá trị hợp đồng lớn như hợp đồng thi công xây dựng thì các bên thường ký biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng. Nhằm giúp khách hàng có những hiểu biết cơ bản về loại biên bản này, Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng trong bài viết sau:

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Cơ sở pháp lý điều chỉnh biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là các văn bản pháp lý sau đây:

  • Luật xây dựng năm 2014,
  • Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020
  • Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
  • Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

2. Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì?

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là thỏa thuận giữa các bên về việc hoàn thành công việc thi công theo hợp đồng [đã xác nhận lại khối lượng, chất lượng và nghiệm thu hạng mục công việc] hoặc chính thức xác nhận việc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng đã ký kết.

Các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng khi đã đạt được mục đích của hợp đồng xây dựng hoặc chấm dứt theo thỏa thuận để các bên ghi nhận việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã giao kết.

 Khi cả hai bên ký vào biên bản thanh lý thì quan hệ hợp đồng đó coi như đã chấm dứt trừ những quyền và nghĩa vụ đã được xác định vẫn có hiệu lực cho bên khi các bên hoàn thành [thường là nghĩa vụ bảo hành].

3. Trường hợp nào sẽ sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng?

Căn cứ Điều 147 Luật xây dựng năm 2014 quy định như sau:

Điều 147. Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng

1.Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

3. Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:

a] Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

b] Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.

4. Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận. Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn  nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật này. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.”

Theo đó, biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng sẽ được ký kết khi hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp: Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật. Thời hạn ký biên bản thanh lý hợp đồng do các bên thỏa thuận.

Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng sẽ được ký kết khi hợp đồng xây dựng được thanh lý – Nguồn ảnh minh họa: Internet

Lưu ý, đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật Xây dựng năm 2014. Đối với hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.

4. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng

Sau đây là mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng cơ bản, tùy trường hợp cụ thể mà khách hàng cần sửa đổi cho phù hợp hoặc liên hệ Luật sư để được hỗ trợ soạn thảo.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

———o0o———

Hà Nội, ngày   ….  tháng   …   năm 20…..

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Số:…………..

– Hợp đồng thi công xây dựng số ………….., ký ngày ………. giữa Công ty …………….. và  Công ty ………………………..

– Căn cứ vào hồ sơ nghiệp thu, quyết toán do Công ty ……………………….. lập đã được Công ty ………………………… chấp thuận.

Hôm nay ngày …..  tháng  ….  năm ….., tại trụ sở Công ty ………., chúng tôi gồm có :

BÊN GIAO THẦU: [sau đây gọi tắt là Bên A] : Công ty ……………..

Đại diện: …………………              Chức vụ: …………………..

Địa chỉ: ………………………………

Điện thoại : …………………………………….

Mã số thuế : ……………………………………………….

Tài khoản số : ……………….. tại Ngân hàng …………….., Chi nhánh …………………

BÊN NHẬN THẦU: [ sau đây gọi tắt là Bên B ] : Công ty …………………………..

Đại diện : …………………            Chức vụ : ……………………..

Địa chỉ : …………………………………….

Điện thoại : …………………………………….

Mã số thuế : ……………………………………………….

Tài khoản số : ……………….. tại Ngân hàng …………….., Chi nhánh …………………

ĐIỀU 1 : KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Bên B đã hoàn thành hạng mục công việc ghi trong hợp đồng thi công xây dựng số …………….. ký ngày ……….. và các Phụ lục đính kèm hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên.

Khối lượng thi công đã được hai bên tiến hành nghiệm thu và quyết toán hoàn công.

ĐIỀU 2 : THANH TOÁN

1 Tổng giá trị hợp đồng 2 bên đã ký.

Theo Hợp đồng số …………. và các Phụ lục hợp đồng số…………….

 

……………….

 

Đồng

2 Giá trị quyết toán: ……………… Đồng
3 Số tiền bên A đã thanh toán cho Bên B: ……………… Đồng
4 Số tiền giữ lại bảo hành: ………………. Đồng
5 Số tiền Bên A còn trả lại cho Bên B :    …………… Đồng

[Bằng chữ: ……………………………….. đồng./.]

ĐIỀU 3 : ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH

Bên B có trách nhiệm bảo hành phần hạng mục Bên A đã nghiệm thu hoàn thành cho Bên B theo biên bản “bàn giao tài sản để quản lý vận hành cho Chủ đầu tư” Hợp đồng thi công xây dựng số …………… ký ngày …………. giữa hai bên.

Thời gian bảo hành là …… tháng kể từ ngày ……………  đến   ……………..

ĐIỀU 4 : ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Hợp đồng thi công xây dựng số …………….. ký ngày …………….và các Phụ lục đính kèm hợp đồng sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Bên A thanh toán số tiền …………… đồng cho Bên B, ngoại trừ điều khoản bảo hành. Hai bên chuyển sang thực hiện theo bản thanh lý này.

Biên bản thanh lý này được lập thành ……….. bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ …… và có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

5. Một số lưu ý khi soạn Biên bản thanh lý hợp đồng

  • Thứ nhất, lưu ý về chủ thể ký Biên bản thanh lý hợp đồng: Người đại diện ký biên bản thanh lý hợp đồng thi công công trình xây dựng cần là người có thẩm quyền;

===>>> Xem thêm:Điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng

  • Thứ hai, về nội dung của Biên bản thanh lý hợp đồng: Khi thanh lý hợp đồng xây dựng cần dựa vào hợp đồng xây dựng đã kí trước đó để xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ của các bên. Thông thường, trước khi ký Biên bản thanh lý hợp đồng, các bên thường ký kết Biên bản nghiệm thu công trình/ Biên bản nghiệm thu quyết toán công trình để xác nhận khối lượng công việc thi công đã hoàn thành
  • Thứ ba, hai bên cần xem lại thỏa thuận đã ký kết tại hợp đồng xây dựng trước đó để thống nhất các điều khoản trong biên bản thanh lý

6. Dịch vụ soạn thảo của Công ty Luật Thái An

Ngoài dịch vụ soạn thảo Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng, Công ty Luật Thái An hiện đang cung cấp dịch vụ soạn thảo hợp đồng, biên bản sử dụng trong hoạt động xây dựng với ưu điểm nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro và tranh chấp từ giao dịch, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, chi phí thấp cho chất lượng cao.

Hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật để được tư vấn. Để yêu cầu dịch vụ, vui lòng nhắn tin qua zalo hoặc điền FORM. Chúng tôi phản hồi 24/7!

===>>> Xem thêm:Soạn thảo hợp đồng xây dựng

===>>> Xem thêm:Mẫu hợp đồng tư vấn giám sát

Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồng, tư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Lĩnh vực hành nghề chính:
* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình
* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Chủ Đề