Đền bạch mã xây dựng vào thế kỷ nào

Là một trong những địa danh lịch sử nổi tiếng và linh thiêng tại Hà Nội, đền Bạch Mã được mệnh danh là “trấn Đông thành Thăng Long”, điểm đến của rất nhiều du khách tham quan, tìm hiểu và chụp ảnh check-in với dấu ấn lịch sử nơi đây.

Đền Bạch Mã – Ngôi đền cổ kính vượt dòng thời gian giữa lòng Hà Nội

Ảnh: kinhtedothi

Di tích lịch sử quốc gia đền Bạch Mã có địa chỉ tại số nhà 76 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ – vị thần gốc của Hà Nội cổ. Từ trung tâm thành phố Hà Nội, du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy mất khoảng 30 phút đi từ Nguyễn Thái Học đến cửa Nam rồi rẽ vào phố Phùng Hưng, phố hàng Vải, khoảng 2km nữa sẽ thấy đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm.

Ảnh: kinhtedothi

Ảnh: @genesis_wj

Ngựa trắng được thờ trong đền Bạch Mã. Ảnh: kinhtedothi.

Hiện tại, đền Bạch Mã đón khách từ 9h00 đến 17h30 tất cả các ngày trong tuần. Riêng vào đêm Giao thừa, đền sẽ mở cửa suốt đêm để tiện cho khách tham quan ghé thăm, cùng tận hưởng không gian hoài cổ trong âm hưởng hân hoan của ngày đầu năm mới.

Hàng năm, lễ hội đền Bạch Mã diễn ra ngày 12 – 13/2 âm lịch để tưởng nhớ đến công ơn của thần Long Đỗ, du khách có thể chọn thời điểm du lịch.

Nghi thức rước kiệu đi khắp các con phố lớn, hẻm nhỏ

Lễ hội đền Bạch Mã. Ảnh: Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Kiến trúc đền Bạch Mã mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Bao gồm các công trình: tam quan, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng. Giữa những rêu phong của cảnh vật xung quanh thì đền Bạch Mã mang một vẻ đẹp hoài cổ giữa những bức tranh cổ kính.

Ảnh: @vittorericcardo

Ảnh: @vittorericcardo

Tam quan được chia thành năm gian. Phương đình được xây theo lối hai tầng tám mái đao cong. Nối giữa phương đình và đại bái là mái vòm hình mai cua. Trên các cột gỗ, xà lách, xà nang,… đều có nhiều mảng trang trí phong phú bởi sự khéo léo, tinh xảo của những người nghệ nhân điêu khắc.

Ảnh: @hongyen171079

Thiêu hương và cung cấm có kiến trúc gần giống nhau, mái vuốt góc đao cong hai tầng. Trong cung cấm là nơi đặt tượng thần Bạch Mã.

Ảnh: @sidney_vtnl

Hiện nay, đền Bạch Mã còn lưu giữ 15 văn bia cổ. Ngoài ra, đền Bạch Mã còn lưu giữ được nhiều di vật cổ có giá trị như bức hoành phi “Đông trấn linh từ”, “Cỗ Long ngai”, đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ xưa như xích, đao, câu liêm,… được chạm khắc tinh xảo.

Ảnh: @juliepetitphoto

Đặc biệt, gần như không còn đền chùa nào giữ được huyệt thông âm như đền Bạch Mã. Đó là một cái giếng ở phía bên phải đền, một thứ quan trọng theo quan điểm tả dương hữu âm, và giếng huyệt chính là âm.

Lấy nước giếng để làm lễ ở đền Bạch Mã. Ảnh: kinhtedothi.

Ảnh: kinhtedothi

Với hơn một nghìn năm lịch sử, đền Bạch Mã là một trong những di sản tiêu biểu của thủ đô Hà Nội. Đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào ngày 12-12-1986.

IVIVU.COM GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN HÀ NỘI GIÁ TỐT:

Fraser Residence Hà Nội

Khách sạn Lotte Hà Nội

Khách sạn Apricot Hà Nội

Nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội, 66 năm Ngày giải phóng Thủ Đô [10/10/1954 – 10/10/2020], sáng 2/10/2020, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức Tọa đàm Khoa học “Giá trị di sản văn hóa Đền Bạch Mã”.

Tọa đàm nhằm làm rõ hơn lịch sử và giá trị nổi bật về di tích và di sản văn hóa đền Bạch Mã, một ngôi đền cổ vô cùng quan trọng gắn với quá trình xây dựng kinh đô Thăng Long và công cuộc bảo vệ, phát triển đất nước của cha ông ta; đồng thời đánh giá các kết quả đã đạt được trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích đền Bạch Mã. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tiếp theo trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di tích để phục vụ cho công tác nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và trở thành điểm đến du lịch đặc thù đối với du khách trong và ngoài nước.

Toàn cảnh buổi Hội thảo.

Giáo sư Đinh Khắc Thuân, Viện nghiên cứu Hán Nôm cho biết, tài liệu lịch sử ghi chép lại cho thấy, đền Bạch Mã được khởi dựng dưới thời nhà Đường khi Cao Biền xây La thành vào năm 866. Sau đó khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra xây thành Thăng Long vào năm 1010 nên được xây dựng lại. Đền Bạch Mã thuộc Đông trấn. Trong quá trình tồn tại, ngôi đền đã được sửa chữa nhiều lần phản ánh khá rõ qua tư liệu văn bia và hoành phi câu đối tại đền. Dáng dấp kiến trúc đền Bạch Mã hiện nay là dấu ấn đặc trưng của phong cách kiến trúc thế kỷ 19 thời Nguyễn. Đền được xây theo hình chữ Tam, bên ngoài là phương đình 8 mái. Điểm đặc sắc của công trình kiến trúc này chính là hệ thống mái hình vỏ cua [hình mai con cua] liên kết giữa các hạng mục kiến trúc. Điều này tạo sự khép kín, liên hoàn, tăng thêm không gian cho di tích, tạo điểm nhấn khác biệt, hiếm thấy của di tích so với nhiều di tích vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đền hiện còn giữ được nhiều hiện vật có giá trị mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 17, có lẽ được bổ sung trong việc tu bổ và năm chính hòa thứ 8 [1687]. Ngôi đền còn lưu giữ được 18 bia đá cổ ghi lại việc sửa đền, 17 đạo sắc phong do triều đình nhà Nguyễn ban tặng, cùng nhiều đồ thờ tự quý khác. Nhiều tài liệu Hán Nôm của đền cũng được sao chép lưu giữ tại kho sách cổ Hán Nôm của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp sưu tập trước đây. Đó là tục lệ 3 giáp phường Hà Khẩu phụng sự thần đền Bạch Mã, cùng nhiều bài văn tế các tuần viết trong năm, câu đối, sắc Phong và khảo cứu về lịch sử đền Bạch Mã Việc đền Bạch Mã trở thành một trong Thăng Long Tứ trấn cũng chỉ xuất hiện từ thời Lê Trung Hưng trở đi, sau khi cải cách hành chính có tên gọi là Kinh Bắc Sơn Tây, Sơn Nam và Hải Đông chỉ bốn Thừa tuyên quan trọng ở bốn phía của kinh thành Thăng Long.

Đền Bạch Mã là ngôi đền sớm nhất mà thần chủ được thờ ở đây trở thành Đông Thành hoàng. Chính vì vậy ngài được phong mỹ tự là Quốc đô định banh Thành Hoàng Đại Vương nghĩa là thành hoàng của kinh thành Thăng Long đứng đầu đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề