Banh mì đen mốc có nên ăn

Vừa qua, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt một cửa hàng bán bánh mì mốc meo, ôi thiu số tiền 27,5 triệu đồng. Trước đó ngày 6-7, một tài khoản mạng xã hội có tên L.T.K.D có đăng tải thông tin một chiếc bánh mì có phần nhân xúc xích bị mốc, bốc mùi thiu. Chiếc bánh mì này được mua tại một cửa hàng trên đường Hoàng Văn Thái [quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng].

Ổ bánh mì nhân xúc xích bị mốc xanh được bán tại một cửa hàng trên địa bàn TP Đà Nẵng. Ảnh: L.T.K.D.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng thông tin, cơ sở này sản xuất và bày bán bánh mì ổ đã không còn bánh mì nhân xúc xích như phản ánh của người dân. Tuy nhiên, qua kiểm tra, cửa hàng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nơi này cũng vi phạm các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, trang thiết bị, dụng cụ và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc sử dụng thực phẩm bị nấm mốc luôn đi kèm những mối nguy cho sức khỏe. Người tiêu dùng khi mua thực phẩm bị mốc hoặc bảo quản thực phẩm kém, thực phẩm sẽ dễ bị các loại nấm xanh, nấm có mũ… và sản sinh ra chất aflatoxin - đây là chất độc gây hại khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là gan.

Từng chia sẻ trên PLO, chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành cho biết ở một số loại bánh như bánh mì ổ, sandwich mới ra lò, nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh sẽ chết nhưng khi tiếp xúc với môi trường ẩm, nấm mốc sẽ nảy sinh.

Các độc tố nấm này khởi sinh từ bề mặt bánh rồi lan dần vào bên trong. Ông cũng cho biết sự lây lan này rất khó để biết điểm dừng bởi không phải chỗ nào bánh đổi mà thì chỗ đó mới có mốc, đồng thời các độc tố nấm này thường rất bền với nhiệt.

Cũng theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, nếu nhìn bằng mắt thường, chúng ta rất khó để nhận biết nấm mốc này có độc hay không. Bởi trên thực tế có rất nhiều loại nấm mốc, có loại sinh độc tố, có loại lại không, có loại gây ngộ độc nặng, có loại gây ngộ độc nhẹ. Tuy nhiên nhìn chung nấm mốc thường gây ngộ độc nặng, làm hại gan, gây độc thần kinh, xuất huyết, thậm chí gây ung thư.

Do đó, theo ông: "Đối với bánh mì, nếu bị nhiễm mốc ít, chỉ mới chớm ở khu vực nhỏ, có thể cắt bỏ cách xa chỗ nhiễm khoảng vài phân. Nhưng đối với bánh có nhân, có bơ, pho mát… dù nhiễm ít hay nhiều, tốt nhất nên bỏ luôn".

222 người ngộ độc vì bánh mì nhiễm trực khuẩn

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Bình cho biết từ ngày 15-10 đến ngày 19-10 có 222/244 người bị ngộ độc vì ăn bánh mì của hiệu bánh Vương Tiến Thành ở TP Đồng Hới, phải nhập viện điều trị.

HẠ QUYÊN

Hỏi nhỏ chút xíu, bạn sẽ xử trí thế nào khi phát hiện ra chiếc bánh sandwich ngon ơi là ngon để quên mấy ngày đã bị mốc một góc nhỏ?

Trong trường hợp này, bạn sẽ đem vứt sọt rác ngay chiếc bánh đó đi hay cắt bỏ phần mốc và măm măm bánh ngon lành như chưa hề có chỗ bị mốc? Phần lớn nhiều người hẳn sẽ không ngại ngần thẳng tay ném chúng vào sọt rác với lý do thực phẩm mốc rồi sao ăn được nữa.

Bạn sẽ thẳng tay vứt bỏ thực phẩm bị mốc vào sọt rác hay cố vớt vát để "tái sử dụng"?

Nhưng bạn có hay rằng, người dân trên thế giới đang lãng phí hàng tỉ tấn thực phẩm và đồ uống mỗi năm khi vứt bỏ những thứ còn dùng được, kể cả 1 số loại thực phẩm bị mốc. Câu hỏi đặt ra ở đây là những thực phẩm nào bị mốc chúng ta nên giữ lại và những loại nào thì không?

Nghe có vẻ phức tạp nhưng theo chuyên gia nấm mốc - tiến sĩ Patrick Hickey, một số chủng loại thực phẩm và đồ uống vẫn có thể sử dụng được nếu chúng ta biết cách xử lý. Dưới đây là một số thực phẩm bị mốc chúng ta nên giữ lại:

1. Bánh mì bị mốc xanh, trắng

Nếu những lát bánh mì hoặc cả ổ bánh bị mốc trắng, xanh bên ngoài, bạn đừng vội vã bỏ hết chúng vào thùng rác.

Theo các chuyên gia, bạn hoàn toàn có thể cắt bỏ lớp vỏ bánh bị mốc rồi nướng lại và sử dụng chúng một cách bình thường, do lớp mốc bên ngoài không sâu.

Tuy nhiên, khi bánh mì đã bắt đầu xuất hiện những đốm màu đen ở bên trong thì đó là thời điểm bạn cần phải vứt bỏ chúng đi để tránh bị ngộ độc thực phẩm.

2. Các loại pho mát

Theo các chuyên gia, nếu pho mát cheddar và parmesan bị mốc, bạn hoàn toàn có thể cắt bỏ lớp mốc ở trên tảng pho mát, tất nhiên bạn cần phải cẩn thận để dao không bị nhiễm nấm mốc, phần còn lại hoàn toàn ăn được.

Pho mát cheddar thuộc loại pho mát khô nên bạn hoàn toàn có thể cắt bỏ lớp mốc và thưởng thức tiếp.

Lý do là bởi, cheddar là loại pho mát khô, trong khi đó nấm mốc chỉ sinh sôi phát triển trong môi trường có độ ẩm. Vì thế, chúng sẽ không thể xâm nhập vào sâu xuống phía dưới bề mặt pho mát.

Tuy nhiên...

Các chuyên gia thuộc USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, thực phẩm như pho mát mềm như pho mát dê, phô mai cắt nhỏ với độ ẩm cao có thể bị nhiễm bẩn sâu.

Khi cắt bỏ lớp mốc ở trên tảng pho mát, bạn chú ý cần phải cẩn thận không để dao bị nhiễm nấm mốc

Do đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu bị mốc hoặc vi khuẩn độc hại như vi khuẩn hình que, bạn đừng ngần ngại vứt bỏ chúng đi càng nhanh càng tốt.

Đây là lý do vì sao việc làm lạnh cứng thực phẩm lại quan trọng. Nếu bạn sở hữu một tảng pho mát lớn, hãy chia nhỏ ra thành các túi và bảo quản lạnh thật tốt với túi chưa dùng đến. Nếu không, đó quả là một sự lãng phí lớn.

3. Các loại rau củ như ớt, cà rốt...

Nếu ớt, cà rốt, củ cải, củ dền, bí và rau khác với kết cấu cứng và dày có thể được chấp nhận với một chỗ mốc nhỏ miễn là bạn cắt bỏ hoàn toàn phần mốc đi. Lưu ý là chỗ cắt đó phải cách tối thiểu phần mốc khoảng 2cm sau đó rửa kỹ lại trước khi nấu.

Nếu cà rốt mốc và bị chảy nước thì đừng có cố quá, nếu không thành quá cố đấy!

Tuy nhiên, nếu ớt, bí xanh, cà rốt... đã có lớp nhớt bao phủ bên ngoài, bị đọng nước ở trong túi nilon, và có mùi lạ... hãy thẳng tay loại bỏ chúng.

Lý do là bởi, chất nhớt do các đám vi khuẩn phát triển trên bề mặt tạo thành. Chúng có thể khiến người dùng bị đau bụng dữ dội, gây ra bệnh tiêu chảy.

4. Các loại trái cây

Theo các chuyên gia thuộc USDA, những loại trái cây có ruột mềm, mọng nước cần loại bỏ nếu bị mốc. Bởi lẽ, độ ẩm trong các loại quả này cao nên nấm mốc rất dễ lây lan.

Những loại trái cây như dâu tây, nho, cherry... cần loại bỏ nếu bị mốc.

Ở các loại quả có vỏ khá dày như chanh, cam mà phần nấm mốc khá nhỏ và chỉ bị trên bề mặt thì bạn có thể xử lý được. Bạn hãy sử dụng miếng vải sạch nhúng vào nước nóng hoặc giấm để loại bỏ phần mốc. Sau đó lột bỏ hết lớp vỏ ngoài, nếu không có dấu hiệu mốc bên trong thì bạn có thể sử dụng được.

Tiếc làm chi khi táo đã mốc meo thế này! Ăn vào chỉ tổ tội bụng!

Tuy nhiên, bạn cần phải thật cẩn trọng với táo. Bởi chỉ cần một lỗ thủng nhỏ và mốc, nấm có thể xâm nhập ngay vào bên trong. Do đó, đừng tiếc mà bỏ chúng luôn nhé!

Nguồn: BusinessInsider

Chủ Đề