Báo cáo công tác bán trú trường Tiểu học

CÔNG TÁC BÁN TRÚ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG THANH

Thực hiện kế hoạch năm học của BGH nhà trường về việc tổ chức cho học sinh ăn ở bán trú tại trường. Song song với công tác dạy và học thì công tác bán trú cũng là một trong những tiêu chí được Nhà trường đặc biệt quan tâm và đánh giá cao.

Công tác bán trú góp phần hỗ trợ cho các bậc phụ huynh về mặt chăm lo, quản lý con em sau giờ học chính khóa. Thực hiện vai trò chăm lo sức khỏe, tâm lý, phát triển toàn diện cho học sinh, tạo nên sự giáo dục đồng bộ trong nhà trường. Thời gian học sinh ở trường được sống trong môi trường khép kín từ ăn, ngủ đến nghỉ ngơi, vui chơi. Góp phần tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết bạn bè, tình cảm cô – trò.

Học sinh tiểu học là đối tượng đặc biệt đối với những người làm công tác dinh dưỡng. Đây là lứa tuổi mà cơ thể và tâm lý bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới rất quan trọng cho việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên. Cơ thể trẻ tuy phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao, không còn phát triển một cách vượt bậc như trong những năm đầu đời, nhưng đây lại là giai đoạn mà cơ thể trẻ tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng thứ hai trong cuộc đời là lứa tuổi dậy thì, nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ luôn được nhà trường lưu ý cẩn thận.

Nhận biết được tầm quan trọng của công tác bán trú, nhà trường đã có những đầu tư nhất định về cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ cho bếp ăn hàng ngày. Cụ thể: Nhà trường đã trang bị 1 phòng bếp rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát. Phòng bếp thường xuyên được tổng vệ sinh, lau dọn sàn nhà, cửa sổ sau mỗi bữa ăn. Có đủ ánh sáng , có điều hòa, quạt trần để học sinh đủ thoáng mát khi ăn cơm. Bếp ăn của nhà trường có tủ cơm ga, bếp ga công nghiệp, tủ lạnh công suất lớn để bảo quản thực phẩm. -> Khu vực tập kết thực phẩm tươi sống, nguyên liệu

Có đủ nguồn nước sạch và bảo quản tốt về vệ sinh và an toàn. Có bàn i-nox để chế biến thức ăn. Có thớt thái thịt sống, thịt chín riêng. Có xe đẩy đưa cơm, thức ăn đến các khu vực ăn. Có các tủ úp bát, úp khay. Có tủ đựng thìa, đũa và xoong nồi. Nhà trường có chế độ vệ sinh định kỳ diệt ruồi, muỗi, gián, chuột là những vật trung gian truyền bệnh và gây ô nhiễm thực phẩm.

Vào đầu năm học, nhà trường tìm mua các nguồn thực phẩm như: thịt, cá, rau, sữa, đậu… tại các cơ sở đáng tin cậy. Biết rõ nguồn gốc, địa chỉ nơi cung cấp thực phẩm. Nhà trường tuyệt đối không dùng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp  vào chế biến nấu nướng mà không có trong danh mục Bộ y tế cho phép.

Hàng ngày, nhà trường thường xuyên lưu nghiệm thức ăn: Sau khi chế biến, trước khi ăn mỗi món đều phải để lại một lượng nhất định [từ 50 – 100 gam tuỳ từng loại] cho vào hộp ghi rõ ngày giờ, người lưu thức ăn, ký tên và đưa vào lưu giữ để xét nghiệm khi cần thiết. Thời gian lưu nghiệm 24 giờ đối với mỗi loại thức ăn và mỗi bữa ăn.

Đội ngũ các nhân viên nấu ăn có kinh  nghiệm, thường xuyên thay đổi thực đơn, món ăn theo mùa để các học sinh ăn ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nhân viên trong tổ phục vụ nấu ăn có trình độ hiểu biết và đều tận tâm, đó là những điều kiện rất thuận lợi cho công tác bán trú của nhà trường. Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, thuận tiện cho làm việc. Vệ sinh cá nhân của nhân viên phục vụ: Đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn, rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến.

Nhà trường thường xuyên vệ sinh, giặt sạch và bổ sung thêm chăn, chiếu, gối phục vụ cho học sinh bán trú ngủ nghỉ trưa tại trường. Cuối tháng Giáo viên phụ trách bán trú nhắc nhở các em học sinh tự giác thu dọn chăn chiếu, tháo vỏ gối đưa vào nơi quy định để nhân viên Nhà trường đem đi giặt và vệ sinh  sạch sẽ. Khăn mặt, cốc uống nước của  học sinh đánh rửa và giặt sạch hàng ngày.

Có nội quy quy định việc thực hiện bán trú rõ ràng, thường xuyên nhắc nhở và rèn luyện cho các em học sinh về nề nếp, thói quen, tính kỉ luật, tăng khả năng tự lập. Đội ngũ phụ trách bán trú chăm sóc chu đáo từng học sinh từ bữa ăn đến giấc ngủ, đảm bảo cho các con được ăn đủ chất và ngon miệng, ngủ ngon giấc để đảm bảo sức khoẻ học buổi thứ hai được tốt, giữ uy tín với phụ huynh học sinh.

Một số hình ảnh hoạt động bán trú tại nhà trường:

- Trường tiểu học Đông Khê đã thực hiện tổ chức nấu ăn cho học sinh có nhu cầu ăn trưa từ năm học 2013 – 2014 cho đến nay;

- Công tác bán trú do Hội phụ huynh bàn và quyết định 100% các vấn đề, các hạng mục. Nhà trường chỉ là cơ quan quản lý và giám sát giúp phụ huynh;

- Đầu năm học 2018 – 2019, đã trường đã tổ chức họp phụ huynh và bàn các biện pháp, phương án thống nhất để tiếp tục nấu ăn cho những học sinh có nhu cầu;

- Qua cuộc họp tất cả phụ huynh đã thống nhất, yêu cầu nhà trường tổ chức nấu ăn trưa cho học sinh. Kinh phí đóng góp 100% do phụ huynh tự nguyện;

- Số lượng học sinh đăng kí ăn, nghỉ trưa tại trường năm học 2018 – 2019: 258 học sinh;

* Về quản lý công tác bán trú nhà trường đã thực hiện như sau:

- Xây dựng đầy đủ nội quy nhà bếp, thành lập tổ quản lý, phân công tổ trực trưa đối với công tác bán trú.

- Cử cán bộ kiểm tra, giám sát công tác bán trú hàng ngày, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Lập sổ ghi chép, thanh quyết toán, theo dõi bán trú, thực hiện lưu mẫu thức ăn..

* Năm học 2017 – 2018, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Thạch An đến kiểm tra công tác nấu ăn trưa của nhà trường và yêu cầu nhân viên nấu bếp cần có các loại giấy tờ:

+ Chứng chỉ nghiệp vụ cấp dưỡng;

+ Chứng chỉ bồi dưỡng qua lớp VSATTP;

+ Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế.

Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên, hiện nay trên địa bàn huyện Thạch An, có rất ít người đáp ứng được yêu cầu. Những người có đủ các yêu cầu trên, không đến làm, do mức lương thấp [2.000.000 [Hai triệu đồng]/tháng]

* Trong tuần 6 [Tuần đầu của việc học 2 buổi/ngày] nhà trường chưa tổ chức nấu ăn cho học sinh được. Lý do: Chưa tuyển được nhân viên nấu bếp theo yêu cầu.

- Do nhu cầu cấp thiết của các bậc phụ huynh, nếu không tổ chức ăn trưa được, phụ huynh sẽ phải đưa đón con 4 lần/ngày; [Hội phụ huynh đã đã kiến nghị nhà trường phải tổ chức nấu ăn trưa ngay];

- Việc nấu ăn trưa là nguyện vọng, là sự tự nguyện đóng góp kinh phí của cha, mẹ học sinh;

- Nhà trường chỉ là cơ quan giúp việc, quản lý việc nấu ăn, không phải nhà hàng kinh doanh;

- Việc tuyển nhân viên nấu bếp đã được sự đồng tình của cha mẹ học sinh, nhân viên nấu bếp đảm bảo sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, có kinh nghiệm nấu ăn, có đạo đức tốt, chăm chỉ, nhanh nhẹn và tháo vát.

Nếu thực hiện đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra liên ngành Thạch An, thì nhà trường sẽ không tổ chức nấu ăn được cho học sinh.

Vì vậy nhà trường làm tờ trình báo cáo với lãnh đạo UBND huyện Thạch An, tạm thời chấp nhận việc nhà trường tuyển chọn nhân viên nấu bếp chưa đáp ứng đủ các yêu cầu trên để nấu ăn cho học sinh trong năm học 2018 – 2019. Việc phê duyệt tờ trình này cũng là để làm căn cứ cho nhà trường giải trình với Đoàn kiểm tra liên ngành [nếu có đến kiểm tra].

[1]

PHÒNG GD&ĐT SAPA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


THCS TẢ GIÀNG PHÌNH


Số: /BCTL-BTTHCS Tả Giàng Phình, ngày 06 tháng 05 năm 2015


BÁO CÁO THAM LUẬN


Về công tác giáo dục học sinh trường bán trú trung học cơ sởNăm học 2014 - 2015


Căn cứ tình hình nhiệm vụ và kết quả đạt được trong HKI năm học 2014 - 2015 củanhà trường. Trường PTDT Bán Trú THCS Tả Giàng Phình báo cáo tham luận về công tácgiáo dục học sinh trường bán trú trung học cơ sở như sau.


I.TÌNH HÌNH CHUNG


Tả Giàng Phìn là một xã khó khăn với đặc điểm dân cư 100% là người dân tộcMơng các xóm bản trong xã đều rất khó khăn, địa bàn của xã tương đối rộng, địa hìnhhiểm trở, giao thơng chưa phát triển rất khó khăn trong việc đi lại, kinh tế của người dâncòn nghèo, trình độ dân trí cịn nhiều hạn chế do vậy vai trò giáo dục của xã hết sức quantrọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và đặc biệt là duytrì hoc sinh bán trú.


1. Thuận lợi


- Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND-UBND xã, đặc biệt được sự chỉ đạo trựctiếp và quan tâm của Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa, tạo điều kiện về cơ sở vật chất đượctrang bị tương đối đầy đủ đáp ứng đủ nhu cầu dạy học, đặc biệt cơ sở vật chất phục vụhọc sinh ở lại bán trú. Nên cơng tác duy trì sĩ số đạt kết quả tương đối cao trong năm học2014 - 2015.


- Mơ hình bán trú giúp các em học sinh đến trường có điều kiện ăn ở và học tậpthuận lợi hơn.


- Đội ngũ giáo viên trẻ, khẻo hăng say với nghề, tâm huyết với học sinh, được họcsinh tin yêu và quý mến.


- Mọi chế độ chính sách của nhà nước đối với học sinh ln được đảm bảo.2. Khó khăn


- Tất cả các thơn đều khó khăn, xa xơi hiểm trở, giao thơng đi lại khó khăn thường,đối tượng học sinh 100% là người dân tộc thiểu số, nhận thức của các em chưa cao, điềukiện kinh tế gia đình cịn khó khăn...bên cạnh đó phụ huynh chưa thực sự quan tâm đếnviệc học tập của con em mình.

[2]

- Trong những năm học vùa qua, tuy HS đã được hưởng các chế độ theo quy địnhnhà nước, tuy nhiên chế độ nhà nước chi trả cho học sinh còn chậm dẫn đến ảnh hưởngđến chất lượng cuộc sống của HS


II. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRONG TRƯỜNGBÁN TRÚ.


Năm học 2014-2015 là năm đầu tiên trường thực hiện các hoạt động giáo dục củamột trường bán trú. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao, học sinh được làmquen với môi trường học tập, sinh hoạt, lao động tập thể. Nhà trường duy trì sĩ số họcsinh ngày càng cao, hạn chế tối đa học sinh bỏ học giữa chừng, xây dựng được một môitrường nề nếp bán trú được tốt hơn, các em được học tập sinh hoạt tập thể, vui chơi, thamgia các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ.


1. Xây dựng đội ngũ:


Cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường luôn biết thông cảm, yêu thươnghọc sinh như con em ruột của mình, biết hy sinh lợi ích cá nhân, coi trọng cơng việcchung của trường, hết lịng vì học sinh. Đồng thời mỗi cán bộ, cơng nhân viên phải thấuhiểu nhiệm vụ của mình trong trường PTDT Bán trú vừa mang tính phổ thơng, vừa mangtính đặc thù riêng biệt. Đó khơng chỉ là người dạy kiến thức văn hoá cho học sinh mà cịnlà người thay mặt cha mẹ các em chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, uốn nắn dạy bảo từnhững nét nhỏ nhất để giúp các em thích ứng với môi trường


Mỗi đồng chí giáo viên, cán bộ cơng nhân viên trong trường gương mẫu thực hiệncuộc vận động: “Kỉ cương, tình thương và trách nhiệm” với khẩu hiệu: “Tất cả vì họcsinh con em các dân tộc vùng khó khăn thân yêu” cụ thể: phải gương mẫu từ lời ăn tiếngnói đến việc làm, tôn trọng nhân cách của học sinh, nghiêm túc thực hiện nội quy vànhững quy định của nhà trường, thực sự là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Xây dựng mối quan hệ thầy trò đầm ấm như một gia đình


2. Tổ chức tốt đời sống bán trú cho các em:


Ban quản lí bán trú đã xây dựng nội quy, quy chế, thời gian biểu một cách khoa học và hợp lí để có cơ sở hoạt động


Đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường luôn ân cần nhẹ nhàng,hướng dẫn chỉ bảo cách ăn, ở bán trú theo những nội quy, quy định đã xây dựng: Đó làmỗi học sinh phải ăn, ngủ, học và thể dục lao động, vui chơi giải trí đúng giờ quy định,đồ dùng, chăn, màn, giường, chiếu sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, giữ vệ sinh cá nhân, vệsinh công cộng luôn xanh - sạch - đẹp. Trong sinh hoạt bán trú ban quản lý hướng dẫn vàdạy bảo các em thực hiện tốt nếp sống văn hố, đồn kết u thương nhau, xây dựng mốiquan hệ bạn bè đúng mực, trong sáng lành mạnh. Nhà trường luôn đảm bảo cho các emđược sống trong tình u thương, được chăm sóc về mọi mặt như khi ở nhà, đồng thờikhông ngừng giáo dục các em tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, biết quan tâm chămsóc bạn bè khi ốm đau, đồn kết chia sẻ khó khăn với bạn, biết kính trên, nhường dưới vàquan hệ tốt với nhân dân nơi trường đóng, giáo dục các em có ý thức bảo vệ của cơng, cóý thức giữ gìn, sử dụng tốt tư trang vật dụng mượn của nhà trường. Quan tâm cơng tácgiáo dục giữ gìn trật tự an ninh trong và ngồi nhà trường, nghiêm cấm học sinh uốngrượu, nói tục, chửi bậy và các tệ nạn xã hội.

[3]

Nhà trường thường xuyên phối, kết hợp với các tổ chức trong trường: Cơng đồn,Đồn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức tốt các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thểthao thường xuyên luyện tập và tham gia thi đấu và biểu diễn nhân các ngày lễ, hội thicủa huyện, của ngành và của trường.


Giáo dục các em tinh thần lao động: tham gia trồng rau xanh, chăn ni lợn góp phầncải thiện đời sống, nâng cao chất lượng bữa ăn.


III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC


- Duy trì tốt số lượng học sinh ở bán trú cho đến cuối năm học.- Góp phần tăng cao tỷ lệ chuyên cần của nhà trường.


- Các hoạt động giáo dục của nhà trường được đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao hơn.- Học sinh ngày càng mạnh dạn, tự tin, có ý thức, tinh thần và trách nhiệm cao hơnkhi tham gia vào các hoạt động tập thể chung của nhà trường.


IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM


1. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ cơng nhân viên có trình độ chun mơn vữngvàng đồn kết, tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm với cơng việc, luôn tự chaudồi kiến thức cho bản thân .


2. Tổ chức các hoạt động của nhà trường một cách toàn diện sáng tạo, đặc biệt giáodục nhân cách cho học sinh. Phương pháp giáo dục phải cập nhật với xu thế hiện đạixong vẫn giữ được bản sắc dân tộc truyền thống của mình, đảm bảo được phương châmhọc đi đơi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội. Chăm loxây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh, văn minh. 3. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện cho nhà trường phát triểntoàn diện.


V. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ


- Đề nghị cấp trên tiếp tục đầu tư cho các trường PTDT bán trú


- Đề nghị câp trên cấp tiền chế độ cho HS bán trú theo quy định của nhà nước theotừng tháng


- Đảng uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo chặt chẽ các xóm bản về các vấn đề liênquan đến học sinh bán trú.


- Các cấp quản lý giáo dục quan tâm nhiều hơn nũa đến công tác giáo dục học sinhbán trú .


Trên đây là báo cáo tham luận về công tác giáo dục học sinh trường PTDT bán trúTHCS Tả Giàng Phình.


. Kính mong sự thảo luận, đóng góp ý kiến của các đơn vị để bản tham luận đượchoàn thiện hơn và kết quả thực hiện tốt hơn nữa./.

[4]

Video liên quan

Chủ Đề