Bảo hiểm y tế cho học sinh tiểu học

HSSV đang học tại các trường và cơ sở giáo dục và đào tạo [trừ trường hợp đã tham gia BHYT theo các nhóm khác theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT].

2. Mức đóng

Trong năm học này, mức đóng BHYT của HSSV không có sự thay đổi so với năm học trước: Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở [trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, HSSV tự đóng 70%].

Cụ thể:

Mức đóng = 4,5% x 1.490.000 đồng x 12 tháng = 804.600 đồng/năm.

Trong đó, số tiền HSSV thực đóng là: 563.220 đồng/năm [do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng].

Đặc biệt, ngoài việc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT HSSV, để đạt mục tiêu 100% HSSV tham gia BHYT trong năm học 2022-2023, một số tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV từ ngân sách địa phương, do đó số tiền thực đóng BHYT của mỗi HSSV tiếp tục được giảm.

3. Mức hưởng khi đi khám chữa bệnh [KCB]

HSSV khi đi KCB BHYT đúng quy định thì được thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng như sau:

3.1. Đối với trường hợp KCB BHYT đúng tuyến

- HSSV được hưởng 100% chi phí KCB BHYT nếu:

+ Tổng chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở [tương đương 223.500 đồng].

+ KCB tại tuyến xã [Trạm Y tế xã, phường, thị trấn].

+ Có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở [tương đương 8.940.000 đồng].

- HSSV được hưởng 80% chi phí KCB trong phạm vi được hưởng BHYT, phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

3.2. Đối với trường hợp KCB BHYT không đúng tuyến

- Tại bệnh viện tuyến Trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú.

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú.

- Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí KCB ngoại trú, nội trú.

4. Thời hạn sử dụng thẻ BHYT

4.1. Thẻ BHYT được cấp mới hoặc gia hạn hằng năm cho HS của cơ sở giáo dục phổ thông

- Đối với HS lớp 1: Giá trị sử dụng thẻ BHYT bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học.

- Đối với HS lớp 12: Thẻ có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm học.

4.2. Thẻ BHYT được cấp mới hoặc gia hạn hằng năm cho HSSV của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục dạy nghề.

- Đối với SV năm thứ nhất của khóa học: Thẻ có giá trị sử dụng từ khi nhập học, trừ trường hợp thẻ của HS lớp 12 đang còn giá trị sử dụng.

- SV năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.

4.3. Giá trị sử dụng của thẻ BHYT tương ứng với số tiền đóng BHYT theo số tháng đã tham gia của HSSV.

5. Tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT

HSSV và phụ huynh có thể tự tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT theo các cách sau:

- Truy cập vào Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam tại địa chỉ sau: //baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/pages/tra-cuu-thoi-han-su-dung-the- bhyt.aspx

- Nhắn tin theo cú pháp: BH THE “Mã thẻ BHYT” gửi 8079.

- Gọi điện đến Tổng đài 1900.9068 của BHXH Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.

- Cài đặt và sử dụng ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” để theo dõi quá trình đóng - hưởng BHYT của bản thân; cập nhật các thông tin về chính sách BHYT; thực hiện một số dịch vụ công của ngành BHXH Việt Nam liên quan tới lĩnh vực BHYT.

Bảo đảm quyền lợi tham gia và KCB BHYT cho HSSV

Với trách nhiệm tổ chức, thực hiện chính sách BHYT, thời gian qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lợi tham gia và KCB BHYT cho HSSV. 

Một trong những giải pháp được ngành BHXH Việt Nam chú trọng là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT tạo thuận lợi cho HSSV như: sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” hoặc thẻ căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ BHYT giấy để đi KCB BHYT tại các cơ sở KCB. Qua đó, giúp HSSV tiết kiệm thời gian khi đi KCB, không còn lo thủ tục KCB gặp khó khăn khi mất, hay hỏng thẻ BHYT giấy.

Trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, nhóm đối tượng học sinh, sinh viên [HSSV] được đặc biệt quan tâm và tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT.

Theo Khoản 4, Điều 12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT và Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định HSSV thuộc nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Chính sách BHYT HSSV đã thực sự đi vào cuộc sống với sự chủ động, tích cực tham gia từ phía HSSV và phụ huynh.

Năm học 2021-2022, cả nước có khoảng 18,8 triệu em tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 96% 

Trong những năm qua, việc triển khai công tác BHYT HSSV đã có nhiều kết quả tích cực. Riêng trong năm học 2021-2022, cả nước có khoảng 18,8 triệu em tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 96% tổng số HSSV. HSSV tham gia BHYT không chỉ được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, chi phí lớn khi không may ốm đau, bệnh tật, giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng về chi phí KCB, mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của các em và gia đình trong việc chia sẻ rủi ro với cộng đồng. 

Chính vì những lợi ích và giá trị nhân văn này, chính sách BHYT HSSV đã thực sự đi vào cuộc sống với sự chủ động, tích cực tham gia từ phía HSSV và phụ huynh.

Nhiều tỉnh, thành phố còn có chính sách hỗ trợ thêm mức đóng cho HSSV trên địa bàn

Ngoài phần ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng BHYT HSSV theo quy định, năm học 2022-2023, nhiều tỉnh, thành phố còn có chính sách hỗ trợ thêm mức đóng cho HSSV trên địa bàn như: Hà Giang [hỗ trợ thêm 70%]; Hưng Yên [30%]; Điện Biên, Sơn La, Bà Rịa - Vũng Tàu [20%]; Kon Tum, Trà Vinh, Đồng Tháp [10%]; Đắk Lắk, Tiền Giang [5%]…

Bên cạnh đó, một số tỉnh có chính sách hỗ trợ khác như: An Giang hỗ trợ thêm 70% mức đóng BHYT cho HSSV dân tộc thiểu số [DTTS] trên địa bàn; Lâm Đồng: 70% cho HSSV DTTS không sống ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn trên địa bàn; Gia Lai: 20% cho HSSV DTTS, HSSV thuộc gia đình đông con, gặp khó khăn về kinh tế; Kiên Giang: 10% cho HSSV có hộ khẩu tại địa phương. Tại tỉnh Quảng Bình, học sinh tại các xã vừa ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ được tỉnh hỗ trợ thêm 15% mức đóng BHYT…

Có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ cho HSSV trong việc tham gia BHYT. Việc tham gia BHYT có mức phí nhỏ song đem lại rất nhiều lợi ích lớn, qua đó góp phần khẳng định sâu sắc hơn ý nghĩa nhân văn, tính ưu việt, hấp dẫn của chính sách BHYT trong việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho thế hệ trẻ./.

Các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến sáng 9-11: bà Trịnh Thị Thêu [thứ hai từ trái sang], ông Trịnh Duy Trọng [giữa] và bà Phan Thị Mai [thứ hai từ phải sang] - Ảnh: DUYÊN PHAN

Học sinh - sinh viên hiện thuộc nhóm bắt buộc bảo hiểm y tế, tùy theo nhóm hiện Chính phủ đã có hỗ trợ chi phí mua thẻ theo các mức hỗ trợ khác nhau.

Tuy nhiên với các gia đình nghèo, có nhiều con đang đi học, dù đã được hỗ trợ thì khoản tiền mua bảo hiểm y tế cho các con vẫn là một khoản tiền lớn, dù lợi ích khi có bảo hiểm để được đảm bảo về sức khỏe là rất lớn và rất rõ.

Bên cạnh đó, việc nhà trường hỗ trợ "thu hộ" phí bảo hiểm như thế nào là hợp lý; nếu trẻ đã có bảo hiểm thương mại có cần thêm bảo hiểm y tế... cũng được người dân quan tâm.

Để trả lời các vấn đề người dân băn khoăn, báo Tuổi Trẻ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Học sinh - sinh viên tham gia bảo hiểm y tế: Trách nhiệm của nhà trường, phụ huynh và học sinh" trên tuoitre.vn, từ 9-11h ngày 9-11.

Chương trình có sự tham gia của các khách mời:

- Bà Phan Thị Mai - trưởng phòng quản lý thu, Bảo hiểm xã hội TP.HCM.

- Bà Trịnh Thị Thêu - phó trưởng phòng giám định Bảo hiểm y tế 1, Bảo hiểm xã hội TP.HCM.

- Ông Trịnh Duy Trọng - đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM.

MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

HỒNG HÀ

Bảo hiểm y tế đóng một vai trò cần thiết và đặc biệt có lợi đối với những người tham gia. Bảo hiểm sẽ giúp mọi người giảm bớt gánh nặng khi đi thăm khám, chữa bệnh tại các cơ ở y tế. Vậy bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không?

Tham gia bảo hiểm y tế học sinh sinh viên sẽ nhận được những quyền lợi và mức hưởng như thế nào? Mức đóng của bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên là bao nhiêu? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận được những giải đáp chi tiết nhất nhé!

Tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên

Hiện nay, Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế học sinh sinh viên đã và đang phát triển một cách ổn định, luôn có dấu hiệu tăng qua các năm. Tính trong năm 2019 – 2020, số học sinh và sinh viên tham gia trên cả nước lên đến 18,16 triệu người. Chiếm tỷ lệ 95,2% so với tổng số học sinh, sinh viên trên cả nước. 

Bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên đều nằm trong những chính sách mang tính xã hội và không vì một mục đích lợi nhuận nào. Những đối tượng là học sinh sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế đều sẽ được nhà nước hỗ trợ mức đóng. Vậy liệu bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không? Cùng theo dõi tiếp nội dung dưới đây nhé!

Học sinh có bắt buộc mua bảo hiểm y tế ở trường không?

Theo luật pháp quy định, những người nằm trong các nhóm đối tượng dưới đây sẽ phải tham gia bảo hiểm y tế:

  • Những người do người lao động và được người quản lý, sử dụng lao động mua bảo hiểm
  • Do tổ chức bảo hiểm xã hội đứng ra mua
  • Nhóm do ngân hàng Nhà nước đứng ra mua
  • Nhóm được Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm 
  • Nhóm tham gia theo hộ gia đình

Bạn đã biết cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện chưa. Truy cập bài viết để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Theo khoản 4 điều 12 luật bảo hiểm y tế sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định: học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng [mức hỗ trợ từ 30% đến 100% tùy thuộc nhóm đối tượng ưu tiên].

Như vậy học sinh, sinh viên sẽ phải bắt buộc mua bảo hiểm y tế tại trường, cơ sở giáo dục đang theo học. Ngoại trừ những người mua theo hộ gia đình hoặc nhận được trợ giúp của Nhà nước trong hoàn cảnh thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số, người đặc biệt khó khăn, người sinh sống tại biển đảo,…

Quyền lợi bhyt học sinh, sinh viên

Theo Điều 14 NGhị định 146/2018/NĐ-CP, học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ nhận được những quyền lợi sau:

Xem thêm: Nhổ răng khôn có được bảo hiểm y tế không?

  • Được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. 
  • Được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
  • Được tự do lựa chọn bệnh viện muốn đăng ký và được thay đổi bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đăng ký lần đầu vào tháng đầu tiên của mỗi quý.

  • Học sinh, sinh viên được chăm sóc, thăm khám sức khỏe ban đầu tại chính trường, cơ sở giáo dục đang học tập. 
  • Được quỹ bảo hiểm y tế chi trả tiền khi khám chữa bệnh [trong phạm vi và mức hưởng đã được quy định]. Cụ thể như khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú, sử dụng dịch vụ kỹ thuật, hoá chất, dịch truyền, vật tư y tế,…
  • Những trường hợp cấp cứu sẽ nhận được những quyền lợi đặc biệt tại nơi đăng ký bảo hiểm y tế.
  • Được giải thích và cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan tới bảo hiểm y tế. 
  • Được quyền khiếu nại và tố cáo những trường hợp, hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh

Hiện nay, những đối tượng là học sinh, sinh viên được Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế đó là: 

  • Học sinh cấp mầm non.
  • Học sinh sinh viên thuộc diện hộ nghèo.
  • Học sinh sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo, hộ cận nghèo tại các vùng, huyện nghèo khó trên cả nước.
  • Học sinh sinh viên là người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn.
  • Học sinh sinh viên đang sinh sống và theo học tại vùng đảo.
  • Học sinh sinh viên có người thân là người có công với cách mạng, những người có trợ cấp bảo trợ xã hội.

Đối với trường hợp thuộc hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ ít nhất 70%. Những đối tượng học sinh sinh viên không nằm trong những nhóm trên sẽ được hỗ trợ ít nhất 70%. 

Xem thêm: Cách tra cứu bhyt nếu bạn chưa biết cách nhé.

Mức hưởng bhyt học sinh

Khám chữa bệnh đúng tuyến cơ sở y tế đăng ký ban đầu, đúng thủ tục sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán như sau:

1. Hưởng toàn bộ chi phí khám chữa bệnh trong điều kiện:

  • Khám chữa bệnh tại những tuyến xã.
  • Tổng chi phí trên một lần khám nhỏ hơn 15% so với mức lương cơ sở.
  • Học sinh sinh viên có phụ huynh là liệt sỹ; thuộc hộ gia đình nghèo; dân tộc thiểu số tại những vùng khó khăn; sinh sống tại vùng biển đảo.
  • Những người tham gia bảo hiểm y tế liên tục trong vòng 5 năm. Cùng với đó là có chi trả phí khám chữa bệnh trong vòng hơn 6 tháng [ngoại trừ trường hợp khám chữa bệnh trái tuyến].

2. Hưởng 95% trên tổng chi phí khám chữa bệnh đối với học sinh sinh viên thuộc hộ cận nghèo.

3. Hưởng 80% trên tổng chi phí khám chữa bệnh đối với những trường hợp còn lại.

Đối với khám chữa bệnh vượt tuyến hoặc trái tuyến nếu xuất trình đầy đủ giấy tờ, thủ tục sẽ được hưởng:

  • 100% trên tổng chi phí khi khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế tuyến huyện.
  • 60% trên tổng chi phí chi điều trị nội trú ở những cơ sở y tế tuyến tỉnh [từ 1/1/2021 sẽ được thay đổi thành hưởng 100%].
  • 40% trên tổng chi phí điều trị nội khu ở những cơ sở y tế khám chữa bệnh tuyến trung ương. 

Thời hạn sử dụng thẻ bhyt học sinh, sinh viên

Hàng năm, thẻ bảo hiểm y tế sẽ đều được cấp cho học sinh, sinh viên. Đối với học sinh, sinh viên, thẻ bảo hiểm y tế được giới hạn thời gian sử dụng như sau:

Trường hợp mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên thì phải làm sao? Hãy truy cập bài viết để tìm hiểu thêm nhé.

  • Học sinh lớp 1: Thời hạn sử dụng sẽ bắt đầu từ 1/10 năm đầu tiên tại trường tiểu học.
  • Học sinh lớp 12: Thời hạn sử dụng sẽ kết thúc vào 30/9 năm lớp 12.
  • Sinh viên năm nhất: Thời hạn sử dụng thẻ sẽ bắt đầu từ ngày nhập học [ngoại trừ trường hợp thẻ vẫn còn giá trị từ lớp 12].
  • Sinh viên năm cuối: Thời hạn sử dụng sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng kết thúc kỳ học. 

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp: Bảo hiểm y tế học sinh có bắt buộc không? Bên cạnh đó là những thắc mắc liên quan đến bảo hiểm y tế của học sinh sinh viên. Mong rằng bài viết này đã đem lại những kiến thức hữu ích dành cho bạn.

Video liên quan

Chủ Đề